Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 104 đến 107 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hệ thống kiến thức về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản nghị luận

và các văn bản văn xuôi đã học trong trong học kì II.

2. Kĩ năng:

- Khái quát, hệ thống kiến thức.

3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác học tập theo hướng dẫn của GV

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự học, tự chủ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

Bảng hệ thống kiền thức

2. Học sinh:

Ôn lại kiến thức các câu tục ngữ đã học.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

pdf11 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 104 đến 107 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 8/6/2020 Tiết 104: ÔN TẬP VĂN HỌC (Tiếp) A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn bản nghị luận và các văn bản văn xuôi đã học trong trong học kì II. 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống kiến thức. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác học tập theo hướng dẫn của GV 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng hệ thống kiền thức 2. Học sinh: Ôn lại kiến thức các câu tục ngữ đã học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Để nắm vững hơn về các nội dugn , nghệ thuật và ý nghĩa của các văn abnr đó, hôm nay chúng ta cùng đi ôn tập tiếp về các văn bản văn học. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung HS: Đọc lại văn bản H’: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả trong văn bản? 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ chí Minh) a. Nghệ thuật: - Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: + Lứa tuổi. + Nghề nghiệp. 2 H’: Văn bản làm sáng tỏ điều gì? H’: Nêu ý nghĩa của bài văn? HS: Đọc lại văn bản H’: Trình bày những cảm nhận của em về nghệ thuật lập luận của tác giả? H’: Với cách lập luận đó tác giả cho ta thấy Bác Hồ là người như thế nào? H’: Văn bản có ý nghĩa gì trong đời sống? HS: Đọc lại văn bản H’: Nhận xét về luận điểm, luận chứng và lời văn của tác giả trong văn bản này? + Vùng miền... - Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...) - Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta. b. Nội dung: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Tinh thần yêu nước được biểu hiện ở mọi lúc, mọi nơi, bằng những việc làm cụ thể c. Ý nghĩa văn bản. Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng ) a. Nghệ thuật: - Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. - Lập luận theo trình tự hợp lí. b. Nội dung: Bác giản dị trong mọi phương diện: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết c. Ý nghĩa văn bản. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Bài tập về việc học tập, rèn luyện nói theo tấm gương của chủ tịch Hồ Chí Minh. 3. Ý nghĩa của văn chương -(Hoài Thanh) a. Nghệ thuật: - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn. - Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu 3 H’: Văn bản làm sáng tỏ điều gì? H’: Văn bản có ý nghĩa gì? H’: Nhận xét về tình huống, BPTT, ngôn ngữ của tác phẩm ‘‘Sống chết mặc bay”? H’: Những nội dung nào được tác giả phản ánh trong văn bản? H’: Viết ra tác phẩm. Tác giả nhằm thể hiện điều gì? hình ảnh cảm xúc. b. Nội dung: Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người, làm đẹp cho cuộc sống. b. Ý nghĩa văn bản: Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. 4. Vă bản: Sống chết mặc bay. a. Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống tương phản, tăng cấp và kết thúc bất ngờ - Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động - Lựa chọn ngôi kể khách quan - Ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động. b. Nội dung: - Giá trị hiện thực: + Tình cảnh nghìn sầu, muôn thảm của nhân dân trong nạn lũ lụt. + Sự lạnh lùng, bàng quan, vô trách nhiệm, vô lương tâm của bọn quan lại, đại diện là tên quan phụ mẫu. c. Ý nghĩa: - Giá trị nhân đạo: + Phê phán, tố cáo thói bàng quan, vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu - đại diện cho giới cầm quyền thời Pháp thuộc. + Thể hiện niềm thương cảm xót xa của tác giả trước cảnh lầm than, thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. * Hoạt động 3: Luyện tập - Thống kê các văn bản đã học trong HK II * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảnh người dân xưa * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vẽ chân dung Bác bên ngôi nhà sàn giản dị. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU 4 - Ôn tập toàn bộ kiến thức văn học đã học - Tiết sau trả bài số 6 tập làm văn - Xem lại phần Tiếng Việt đã học. Ngày giảng: 10/6/2020 Tiết 105 TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 A. MỤC TIÊU 1. Kiến Thức: HS nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này. 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt 3. Thái độ: Có ý thức khắc phục, sửa chữa những tồn tại và phát huy những ưu điểm. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bài KT đã chấm 2. Học sinh: III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV chép đề bài lên bảng Đề bài: ( tiết 99 ) I. Xác định yêu cầu của đề và lập dàn ý 1. Yêu cầu của đề 5 H’: Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết) H’: Hãy lập dàn ý cho đề văn GV cùng HS xây dựng dàn ý cho đề bài văn - GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của H/s - GV: Đưa ra các lỗi trong bài (Bảng phụ) -> H/s sửa - GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt - Trả bài cho HS - Lấy điểm vào sổ Kết quả - Thể loại: chứng minh - ND: - Phương pháp: chứng minh, Giải thích bằng cách nêu định nghĩa, chỉ ra mặt lợi, mặt hại. 2. Dàn ý: ( tiết 99) a. Mở bài: b. Thân bài: c. Kết bài: II. Trả bài, chữa lỗi 1. Trả bài: * Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - 1 số bài vận dụng phương pháp lập luận giả thích khá linh hoạt - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc. - Một số bài trình bày sạch đẹp. * Tồn tại: - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. - Sử dụng yếu tố lập luận giải thích còn yếu - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu: - Còn sai chính tả - Chữ viết ở nhiều bài còn cẩu thả, chưa khoa học. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao 2. Chữa lỗi: * Hoạt động 3: Luyện tập - Viết đề trong sgk vào vở bài tập * Hoạt động 4: Vận dụng - Lập dàn ý: Chứng minh rằng: việc học là cần thiết đối với mỗi chúng ta * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các bài văn chứng minh 6 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại phần Tiếng Việt đã học. Ngày giảng: 11/6/2020 Tiết 106: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS nắm lại kiến thức về tiếng Việt HKII 2. Kĩ năng: - Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: ôn lại phần TV kì II III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * Hoạt động 1: Khởi động Nêu mục tiêu bài học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung H’: Thế nào là rút gọn câu? Cho VD I. Lí thuyết 1. Các phép biến đổi câu: a. Thêm, bớt thành phần câu * Rút gọn câu: Khi nói viết, ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn bớt thành phần câu 7 H’: Trạng là gì? Cho VD? H’: Thêm trạng ngữ cho câu để làm gì. Lấy VD minh họa H’: Dạng thứ hai là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu. Vậy thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu câu? Cho VD? H’: Các thành phần nào của câu có thể được mở rộng bằng cụm C-V? Cho VD H’: Chuyển đổi kiểu câu có những cách chuyển đối nào? H’: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? choVD H’: Liệt kê là gì? Cho VD VD: Thương người như thể thương thân * Mở rộng câu - Thêm trạng ngữ cho câu: + Trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm VD: Trên dàn hoa lí , Dưới bầu trời trong xanh + Trạng ngữ chỉ thời gian VD: Đêm qua, trời mưa to. Sáng nay, trời đẹp + Chỉ nguyên nhân VD: Vì trời mưa ta, sông suối đầy nước + Chỉ mục đích VD: Để mẹ vui lòng, Lan cố gắng học giỏi + Chỉ phương tiện VD: Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi + Chỉ cách thức : VD: Với quyết tâm cao, Học lên đường - Dùng cụm C - V để mở rộng câu Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C - V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ. VD: Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp Các thành phần dùng để mở rộng câu + Chủ ngữ: Mẹ về khiến cả nhà vui + Vị ngữ: Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi + Bổ ngữ: Tôi cứ tưởng ghê gớm lắm + Định ngữ Người tôi gặp là một nhà thơ * Chuyển đổi kiểu câu Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động : + Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động. VD: Hùng vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu + Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động 4. Các phép tu từ cú pháp: 8 H’: Có mấy kiểu liệt kê xét về cấu tạo và ý nghĩa? cho VD? a. Liệt kê: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm - VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm, những xâu lạp xườn lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời * Các kiêu liệt kê : - Xét về cấu tạo: Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp VD: Tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải, tinh thần và lực lượng; tính mạng và của cải - Xét về ý nghĩa: Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến VD : Tre, nứa, mai, vầu . * Hoạt động 3: Luyện tập * Bài tập: Hãy xác định các loại trạng ngữ trong các câu sau: a. Trên giàn hoa lí, mấy con ong siêng năng đi lấy mật hoa. b. Để bố mẹ vui lòng, Lan cố gắng học thật giỏi. c. Bằng thuyền gỗ, họ vẫn ra khơi. d. Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy (trước 1945) cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá.. e. Với quyết tâm cao, họ lên đường. g. Vì bị bệnh, Phúc phải nghỉ học ở nhà. h. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự do, có sử dụng phép liệt kê. * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Mở rông vốn từ qua từ điển T. Việt V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Xem lại phần Tiếng Việt đã học. - Chuẩn bị ôn tập văn nghị luận chứng minh, giải thích. 9 Ngày giảng: 11/6/2020 Tiết 107: ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hệ thống kiến thức về văn nghị luận . 2. Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống các văn bản nghị luận đã học. - Làm bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Học bài, soạn bài theo yêu cầu của GV. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự học, tự chủ. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: ôn lại văn NL III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kể tên các văn bản nghị luận đã học trong chương trình học kì II - Lớp 7 * Hoạt động 1: Khởi động Nêu mục tiêu bài học. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung H’: Em hãy nhắc lại thế nào là văn nghị luận? H’: Hãy ghi lại tên các văn bản nghị luận đã được học và đọc trong chương trình Ngữ văn 7? - HS: Thảo luận trình bày miệng. - GV: Chốt ghi bảng I. Văn nghị luận 1. Khái niệm văn NL: Nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nào đó. - Các văn bản nghị luận đã học 2. Tên VB nghị luận 10 H’: Kể tên các văn bản nghị luận đã học? H’: Có những dạng nghị luận nào? Nêu đặc điểm của từng dạng? H’: Trong văn nghị luận có những yếu tố cơ bản nào? - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Sự giàu đẹp củaTV - Đức tình giản dị của Bác Hồ. - Ý nghĩa văn chương 3. Các dạng nghị luận: a. Nghị luận nói: ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết, ý kiến trao đổi, phỏng vấn, chương trình thời sự, thể thao b. Nghị luận viết: Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, nghiên cứu văn học, các luận văn, luận án 4. Các yếu tố cơ bản: - Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận - Trong đó lập luận là yếu tố chủ yếu H’: Luận điểm là gì? H’: Trong văn chứng minh chỉ cần luận điểm và dẫn chứng đã đủ chưa? Vì sao? H’: Yêu cầu về lí lẽ và lập luận trong bài văn nghị luận? Giải thích và chứng minh khác nhau ntn? * Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn. ... * Trong văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết lập luận - Dẫn chứng trong bài băn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc, chính xác phù hợp với luận điểm, .... - Lí lẽ và lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc * Sự khác nhau giữa văn giải thích và văn chứng minh: - Khác nhau: Giải thích Chứng minh - Thể loại (Kiểu VB) - Vấn đề ,giả thiết là chưa rõ - Lí lẽ là chủ yếu - Làm rõ bản chất vấn đề là ntn - Thể loại (Kiểu VB) - Vấn đề, giả thiết là đã rõ - Dẫn chứng là chủ yếu - Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn 11 * Hoạt động 3: Luyện tập - Làm các bài tập trong sgk * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn ngắn giải thích câu tục ngữ: ăn quả nhớ kẻ trồng cây * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các câu tục ngữ VN, các bài văn giải thích các câu TN đó V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Tập viết bài TLV đề sgk. - Chuẩn bị ôn tập văn nghị luận chứng minh, giải thích. - Về nhà làm các đề sau : + Chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim” - Chuẩn bị tiếp ôn tập TLV

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_104_den_107_nam_hoc_2019_2020_tru.pdf
Giáo án liên quan