Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Khái niệm giao tiếp, văn bản.

- Nắm được mục đích giao tiếp, sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa

chọn văn bản.

- Nắm được các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt.

2. Phẩm chất

- Tự giác, chăm chỉ,

3. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: nghiên cứu, đọc bài

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn,

- Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: tranh minh họa.

2. Học sinh: SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp:

- Đàm thoại, nêu vấn đề

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được

sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp

những thắc mắc đó.

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

pdf12 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 3 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày giảng: 21/9/2020 Tiết 9: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm giao tiếp, văn bản. - Nắm được mục đích giao tiếp, sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn văn bản. - Nắm được các kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt. 2. Phẩm chất - Tự giác, chăm chỉ, 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: nghiên cứu, đọc bài - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn, - Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: tranh minh họa. 2. Học sinh: SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Các em đã được tiếp xúc với một số văn bản ở tiết 1 và 2. Vậy văn bản là gì? Được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào? Tiết học này sẽ giúp các em giải đáp những thắc mắc đó. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm H. Đôi lúc rất nhớ bạn thân ở xa mà không thể trò chuyện trực tiếp thì em làm I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a. Ví dụ 1 2 thế nào? H. Trong lớp có 1 bạn rất nghịch và lười học muốn khuyên bạn ấy em phải làm gì? H. Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm cho người khác hiểu em phải làm như thế nào ? * GV: các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mọi người hiểu được điều em muốn nói. Đó chính là giao tiếp. H. Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp? H. Việc em đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao? Kĩ thuật nêu vấn đề - HS đọc câu ca dao trong SGK. H.Câu ca dao trên được sáng tác để làm gì? H. Chủ đề của bài ca dao đó? Gv giảng giải: Chí: chí hướng, hoài bão, lí tưởng. H. Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau như thế nào? - Nội dung: Câu ca dao thứ 2 có tác dụng nói rõ thêm ý cho câu trước. - Hình thức: vần ên yếu tố liên kết. H. Câu ca dao đã biểu hiện một ý trọn vẹn chưa và có thể coi là một văn bản không? - Gv hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi d, đ, e và đi đến kết luận. H. Vậy em hiểu thế nào là văn bản? - Viết thư hỏi thăm bạn. - Nói để khuyên răn bạn. - Muốn người khác hiểu tư tưởng, tình cảm của mình phải thông qua nói hoặc viết. => Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. b.Ví dụ 2 - Bài ca dao: khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định. - Chủ đề: giữ chí cho bền. + Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát, Có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. => Bài ca dao là một văn bản: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn c. Ví dụ 3: d. Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng là văn bản nói. đ. Bức thư là văn bản viết, có thể thức, có chủ đề xuyên suốt. e. Đơn xin học, thiếp mời đều là văn bản vì chúng có mục đích, yêu cầu, thông tin, thể thức nhất định. -> Văn bản là một chuỗi lời nói miệng 3 - GV treo bảng phụ. - GV giới thiệu 6 kiểu văn bản và phương thức biếu đạt. H. Lấy VD cho từng kiểu văn bản? Văn bản tự sự : Con Rồng, cháu Tiên Văn bản miêu tả: Tả đồng lúa chín. Văn bản biểu cảm: Phát biểu cảm nghĩ Văn bản thuyết minh: Giới thiệu về chiếc áo dài. Văn bản HC- CV: Đơn, thiệp mời... - GV: Giới thiệu các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt trong chương trình: Lớp 6: Văn bản tự sự, miêu tả. Lớp 7: Biểu cảm, nghị luận. Lớp 8: Tự sự, thuyết minh Lớp 9: Nghị luận. Riêng văn bản hành chính công vụ học cả 4 lớp 6-> 9 H. Qua bảng trên, chúng ta thấy theo mục đích giao tiếp có mấy kiểu văn bản và phương thức biểu đạt ? - GV HD học sinh làm phần bài tập SGK. H. Chọn các tình huống giao tiếp, lựa chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt phù hợp? - Hành chính công vụ - Tự sự - Miêu tả - Thuyết minh - Biểu cảm - Nghị luận. hay bài viết có chủ đề thống nhất, liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp. 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt a. Ví dụ TT KiểuVB, PTBĐ Mục đích giao tiếp VD 1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Truyện TT, cổ tích 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái.. Miêu tả loài vật, người,cảnh 3 Biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc Thơ trữ tình, ca dao 4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá bàn luận. Tục ngữ 5 Thuyết minh giới thiệu đ2, tính chất, p2 Đoạn văn thuyết minh... 6 HC- CV Trình bày ý muốn. Đơn từ, báo cáo... => Có 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính, công vụ. 4 - HS đọc ghi nhớ SGK/17 - GV nhấn mạnh nội dung ghi nhớ. b. Bài học (SGK) * Hoạt động 3: Luyện tập 1. Bài tập 1. Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn, thơ. Tự sự, Miêu tả,Nghị luận,Biểu cảm, Thuyết minh 2. Bài tập 2. - Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản tự sự vì: các sự việc trong truyện được kể kế tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia nhằm nêu bật nội dung, ý nghĩa. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn miêu tả với chủ đề tự chọn * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm các đoạn văn tương ứng với 6 kiểu văn bản V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3,4,5 (SBT) - Chuẩn bị: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt Yêu cầu: Đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập. Ngày giảng: 22.9.2020 Tiết 10, 11: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm chắc định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Nắm được đơn vị cấu tạo của từ tiếng Việt. 2. Phẩm chất - Tự giác, chăm chỉ, trung thực 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: nghiên cứu, đọc bài - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn, - Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: 5 - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV lấy ví dụ và yêu cầu HS xác định từ và tiếng trong câu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV treo bảng phụ đã viết VD. - HS quan sát ví dụ H. Câu trên có mấy từ, mấy tiếng? H. Em có nhận xét gì về cấu tạo của các từ trong câu văn trên? H. Vậy tiếng là gì? H. Chín từ trong ví dụ trên khi kết hợp với nhau có tác dụng gì? (tạo ra câu có ý nghĩa) H. Từ dùng để làm gì? H. Khi nào một tiếng có thể coi là một từ? - Khi một tiếng có thể tạo câu, tiếng ấy trở thành một từ. H. Qua phân tích ví dụ trên, em hiểu từ là gì? - HS trả lời, GV chốt. - HS đọc ghi nhớ SGK H. Lấy ví dụ về tiếng và từ? Ví dụ: nhà, làng, phố, phong cảnh, tươi đẹp, thời khóa biểu... - GV treo bảng phụ - HS đọc ví dụ H. Hãy tìm các từ một tiếng và từ hai tiếng trong ví dụ trên ? I. Từ là gì? 1. Ví dụ Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/, chăn nuôi/ và / cách/ ăn ở/. - 9 từ, có 12 tiếng. - Cấu tạo: + Có từ chỉ có một tiếng + Có từ 2 tiếng. - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. - Từ dùng để tạo câu. 2. Bài học. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. II. Từ đơn và từ phức 1.Ví dụ: - Từ /đấy / nước/ ta / chăm/ nghề / trồng trọt /, chăn nuôi /và / có/ tục / ngày/ Tết 6 H. Ở Tiểu học các em đã được học về từ đơn, từ phức, em hãy nhắc lại khái niệm về các từ trên? - HS nhắc lại, Gv chốt. H. Lấy ví dụ về từ đơn, từ phức? - Từ đơn : mưa, nắng... - Từ phức: Bàn ghế, sách vở... H. Hai từ phức trồng trọt, chăn nuôi có gì giống và khác nhau? - Giống: đều là từ phức (gồm hai tiếng) - Khác: + Chăn nuôi: gồm hai tiếng có quan hệ về nghĩa ->Từ ghép + Trồng trọt: gồm hai tiếng có quan hệ láy âm (tr- tr)-> Từ láy sẽ học kĩ hơn ở lớp 7. H. Điền các từ trên vào bảng phân loại? - Học sinh lên bảng điền - Nhận xét, bổ sung, GV kết luận. H. Vậy từ được phân thành mấy loại? Phân biệt từng loại? - HS trả lời, nhận xét, bổ sung. - GV yêu cầu HS lên bảng tóm tắt cấu tạo từ tiếng Việt bằng sơ đồ - HS đọc ghi nhớ SGK. - GV nhấn mạnh và mở rộng: Có những từ 2 tiếng nhưng không phải là từ phức (Bồ hòn, mặc cả, đu đủ...). Trường hợp này ít. H. Lấy VD về từ đơn và từ phức? Tiết 11: Khởi động : - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - GV HD học sinh cách làm - HS làm, trình bày, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. / làm /bánh chưng/, bánh giầy/. - Từ một tiếng: Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm -> Từ đơn - Từ hai tiếng: trồng trọt, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy->Từ phức Kiểu cấu tạo từ Ví dụ Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm Từ phức Từ ghép Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. Từ láy Trồng trọt 2. Bài học. III. Luyện tập 1. Bài tập 1 Từ Từ phức Từ láy Từ ghép Từ đơn 7 - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - GV HD học sinh cách làm - HS làm, trình bày, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - GV chia lớp làm 3 nhóm, giao bài tập. + N1- BT 3 + N2- BT 4 + N3- BT 5 - Các nhóm thảo luận, đại diện báo cáo kết quả. - Các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép. b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, nòi giống, gốc gác... c. Từ ghép chỉ qua hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú bác, anh em. 2. Bài tập 2: Các khả năng sắp xếp - Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ... - Bác cháu, chị em, dì cháu, cha anh... 3. Bài tập 3 - Nêu cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng... - Nêu tên chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh... - Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp... - Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh quấn thừng... 4. Bài tập 4 - Miêu tả tiếng khóc của người - Những từ có tác dụng miêu tả tiếng khóc: nức nở, sụt sịt, rưng rức... 5. Bài tập 5 - Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch... - Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, sang sảng... - Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, ngông nghênh, thướt tha... * Hoạt động 3: Luyện tập - Tìm 5 từ ghép, 5 từ láy và đặt câu * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ ghép và từ láy * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm từ điển tiếng Việt V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk - Chuẩn bị: Từ mượn Yêu cầu: Đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập. 8 Ngày giảng: 26.9.2020 Tiết 12: TỪ MƯỢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm từ mượn. - Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng việt. - Nguyên tắc mượn từ trong tiếng việt. - Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Phẩm chất - Tự giác, chăm chỉ 3. Năng lực: a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: nghiên cứu, đọc bài - Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi nhóm cặp, nhóm lớn - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: suy luận, sáng kiến, viết tự luận, vẽ b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : đọc diễn cảm, phát âm chuẩn, - Năng lực văn học : diễn đạt ngôn ngữ đúng, chuẩn II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: bảng phụ 2. Học sinh: SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, nêu vấn đề 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Tiếng Việt của chúng ta vô cùng phong phú. Ngoài những từ thuần Việt, ông cha ta còn mượn một số từ của nước ngoài để làm giàu thêm ngôn ngữ của ta. Vậy từ mượn 9 là những từ như thế nào? Khi mượn ta phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Bài Từ mượn hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV treo bảng phụ đã viết ví dụ - Gọi học sinh đọc ví dụ. H. Ví dụ trên thuộc văn bản nào? Nói về điều gì? H. Dựa vào chú thích sau văn bản Thánh Gióng, em hãy giải thích nghĩa của các từ trượng, tráng sĩ? H. Theo em, từ trượng, tráng sĩ dùng để biểu thị điều gì? - Dùng để biểu thị sự vật, đặc điểm. H. Tác dụng của hai từ này trong câu văn ? H. Theo em, từ trượng, tráng sĩ có nguồn gốc từ đâu? * GV: Chính xác là mượn từ tiếng Trung Quốc cổ, được đọc theo cách phát âm của người Việt nên gọi là từ Hán Việt. * Bài tập nhanh: Hãy tìm từ ghép Hán Việt có yếu tố sĩ đứng sau? - Bác sĩ, thi sĩ, hiệp sĩ, chiến sĩ... - HS đọc các từ trong mục 3 SGK H. Trong số các từ trên, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ ngôn ngữ khác? H. Em có nhận xét gì về cách viết các từ mượn không phải tiếng Hán? - Từ mượn được Việt hóa cao, viết như từ thuần Việt. - Từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn khi viết nên dùng gạch ngang để nối các tiếng. I. Từ thuần Việt và từ mượn 1. Ví dụ a. Ví dụ 1 Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. - Trượng: đơn vị đo độ dài = 10 thước TQ cổ tức 3,33m. Ở đây hiểu là rất cao. - Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. -> Tạo sắc thái trang trọng. => Trượng, tráng sĩ mượn tiếng Trung Quốc (Hán Việt) b. Ví dụ 2 - Từ mượn tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan. - Từ mượn ngôn ngữ khác: + Ti vi, xà phòng, mít tinh, ga, bơm, buồm, điện, xô viết. -> Từ được Việt hóa cao + Ra-đi-ô, in-tơ-nét. -> Từ chưa được Việt hóa hoàn toàn. -> Từ các nước Anh, Pháp, Nga -> Ngôn ngữ Ấn Âu. 10 H. Những từ mượn trên có nguồn gốc từ những thứ tiếng nước ngoài nào? H. Các từ: Chú bé/ vùng /dậy/, vươn vai/ một /cái/ bỗng/ biến thành/ một/ người/ cao/ lớn ... có nguồn gốc từ đâu? Do ai sáng tạo ra? H. Vì sao chúng ta phải mượn từ của các nước khác? H. Qua ví dụ trên em hãy cho biết thế nào là từ thuần Việt, từ mượn? H. Bộ phân từ mượn nào là quan trọng nhất? Tại sao? - HS trả lời, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. - GV tích hợp môn lịch sử: nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ hơn một nghìn năm -> Ngôn ngữ của ta ảnh hưởng rất nhiều của tiếng Hán. - HS đọc toàn bộ ghi nhớ SGK. * BT nhanh: Các từ: Phụ mẫu, phụ tử, huynh đệ, không phận, hải phận là mượn của tiếng nước nào? - Mượn tiếng Hán. - HS đọc phần trích ý kiến của Bác Hồ trong SGK. H. Theo em, Chủ tịch Hồ Chí Minh khyên chúng ta sử dụng từ mượn như thế nào? H. Hãy tìm một số từ mượn ở văn bản Thánh Gióng? - Lẫm liệt, Phù Đổng Thiên Vương. H. Tại sao khi tạo lập văn bản tác giả dân gian thường sử dụng ngôn ngữ Hán? - Tạo sắc thái trang trọng. - GV: người ta dùng: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng phu nhân sang thăm Trung Quốc. Chứ không dùng vợ. H. Em hãy rút ra kết luận về nguyên tắc mượn từ? - HS trả lời, GV chốt. - HS đọc ghi nhớ SGK. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - Là từ thuần Việt, do ông cha ta sáng tạo ra. -> Mượn từ để ngôn ngữ thêm phong phú. 2. Bài học: (SGK) II. Nguyên tắc mượn từ 1. Ví dụ - Mượn từ để làm giàu ngôn ngữ dân tộc, nhưng không mượn một cách tùy tiện, dùng đúng hoàn cảnh giao tiếp 11 - HS tìm, trả lời miệng, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cặp đôi 3 phút Kĩ thuật chia sẻ - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS suy nghĩ, trả lời miệng, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc, xác định yêu cầu bài tập. - HS thảo luận cặp đôi 2 phút Kĩ thuật chia sẻ - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - GV: cách dùng trên là ngắn gọn nhưng không trang trọng, không phù hợp với người lớn tuổi. - GV đọc cho cả lớp viết chính tả 2. Bài học (SGK) III. Luyện tập 1. Bài tập 1. Ghi lại các từ mượn, xác định nguồn gốc. a. Mượn từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ b. Mượn từ Hán Việt: Gia nhân c. Mượn từ Anh: pốp, Mai-cơn Giắc- xơn, in-tơ-nét. 2. Bài tập 2: Xác định nghĩa của từng tiếng tạo thành từ Hán Việt - Khán giả: người xem + Khán: xem + Giả: người - Thính giả: người nghe + Thính: nghe + giả: người - Độc giả: người đọc + Độc: đọc + Giả: người - Yếu điểm: điểm quan trọng + yếu: quan trọng + điểm: điểm - Yếu lược: tóm tắt những điều quan trọng + Yếu: quan trọng + Lược: tóm tắt - Yếu nhân: người quan trọng + Yếu: quan trọng + Nhân: người 3. Bài tập 3: Hãy kể tên một số từ mượn - Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, km, kg... - Là tên các bộ phận của chiếc xe đạp: ghi-đông, pê-đan, gác đờ-bu... - Là tên một số đồ vật: ra-đi-ô, vi-ô- lông... 4. Bài tập 4: 12 - GV quan sát sửa lỗi chính tả cho học sinh. - Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao. - Có thể sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, với bạn bè, người thân hoặc viết trong những tin trên báo. 5. Bài tập 5 - Chính tả: (nghe -viết): Thánh Gióng * Hoạt động 3: Luyện tập - Làm bài tập trong phần Luyện tập sgk * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn có sử dụng từ Hán Việt * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Sưu tầm từ điển Hán Việt V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc ghi nhớ sgk, làm lại các bài tập trong sgk - Chuẩn bị: Chủ đề và dàn bài văn tự sự Yêu cầu: Đọc kĩ các câu hỏi trong SGK, trả lời câu hỏi..

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tuan_3_nam_hoc_2020_2021_truong_thcs_m.pdf
Giáo án liên quan