I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hs nắm được phẩm chất cao đẹp của vị thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gần với kí ghi chép các sự việc.
- Nêu cao gương sáng của một lương y chân chính.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu truyện trung đại.
- Phân tích được các sự siệc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện
3. Thái độ:
- GD học sinh ý thức học tập và nêu gương những bác lương y chân chính.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng
tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo nội dung giáo viên hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật trình bày
một phút
12 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 17 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/12/2019
Ngày dạy: 3/12 (6A6); 4/12 (6A5)
Tiết 69- Văn bản:
THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
( Hồ Nguyên Trừng)
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức:
- Hs nắm được phẩm chất cao đẹp của vị thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gần với kí ghi chép các sự việc.
- Nêu cao gương sáng của một lương y chân chính.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu truyện trung đại.
- Phân tích được các sự siệc thể hiện y đức của vị thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện
3. Thái độ:
- GD học sinh ý thức học tập và nêu gương những bác lương y chân chính.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng
tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Bảng phụ.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo nội dung giáo viên hướng dẫn.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật trình bày
một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể các sự việc chính trong truyện “Mẹ hiện dạy con”.
- Nhận xét về cách dạy con của bà mẹ.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Bác Hồ có một lời khuyên dành cho người thầy thuốc: “Lương y như từ mẫu”. Trong
đời thường chúng ta cũng có thể gặp những tấm gương sáng về y đức. Câu chuyện về thái y
lệnh họ Phạm sau đây cũng là một tấm gương như thế.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, chia sẻ
nhóm đôi, suy nghĩ một phút
HS suy nghĩ 1P
H’: Nêu 1 vài nét về tác giả Hồ Nguyên
Trừng ?
- Là con trai của Hồ Quý Ly, làm quan dưới
triều vua cha, từng hăng hái chống giặc
Minh, bị giặc Minh bắt đem về trung Quốc.
Nhờ có tài chế tạo vũ khí ông được làm quan
trong triều nhà Minh tới chức thượng thư,
qua đời trên đất Trung Quốc.
H’: Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản?
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, rõ
ràng, rõ lời đối thoại của các nhân vật, giọng
điềm tĩnh nhưng cương quyết của Phạm Bân
và giọng thay đổi viên trung xứ từ lạnh lùng
đến tức giận, giọng mừng rỡ của Trần Anh
Vương.
GV đọc một đoạn , gọi 2 học sinh đọc tiếp.
HS kể tóm tắt.
Gọi học sinh đọc các chú thích 1,2,3,6,16,17.
H’: Theo em văn bản có thể chia làm mấy
phần? Nội dung chính trong mỗi phần ?
GV: Sử dụng bảng phụ ghi bố cục văn bản.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Hồ Nguyên Trừng(1374-1446) Là
con trưởng của Hồ Quý Ly
b. Văn bản: Trích trong tập truyện
ký viết bằng chữ Hán “Nam Ông
mộng lục” viết trong thời gian tác
giả sống lưu vong ở TQ.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích:
a. Đọc, kể tóm tắt:
b. Chú thích:
3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến "Đương thời
trọng vọng" : Công đức của thái y họ
Phạm.
HĐN bàn: 5P.
Hết giờ học sinh trả lời, nhận xét lẫn nhau.
H’: Tìm những chi tiết nói về nhân vật Thái
y họ Phạm?
- Có nghề y gia truyền
- Là thầy thuốc trông coi việc chữa bệnh
trong cung vua
- Có địa vị xã hội.
- Là thầy thuốc giỏi.
H’: Người đương thời kính trọng thầy thuốc
họ Phạm bởi lý do gì ?
- Thương người nghèo.
- Chữa bệnh cứu sống nhiều dân thường...
- Đem hết của cải mua thuốc tốt, tích trữ thóc
gạo để cứu người.
- Không né tránh dù bệnh tình hiểm nghèo.
- Dựng nhà để chữa trị cho những kẻ khốn
cùng, đói khát
H’: Qua những việc làm trên đã nói lên phẩm
chất gì của thầy thuốc họ Phạm ?
GV bình: Chỉ bằng vài lời giới thiệu hết sức
ngắn gọn, tác giả đã cho người đọc hiểu hết
công đức của bậc lương y. Không một chút nề
hà, không nảy may vụ lợi, người thầy thuốc
đã dốc toàn tâm, toàn ý, toàn lực đi cứu
người. Cũng bởi công đức ấy mà thầy được
muôn người trọng vọng, muôn đời nhớ ơn.
Lời giới thiệu khái quát đó cũng là lời dẫn
đưa người đọc vào câu chuyện loé sáng nhất
về y đức của ông.
H’: Tấm lòng của người thầy thuốc bộc lộ rõ
nhất trong tình huống nào ?
- Cùng một lúc phải lựa chọn một trong hai
việc: vào cung khám bệnh theo lệnh vua hay
đi chữa bệnh cho người dân nghèo bị bệnh
nặng.
- Phần 2 tiếp đến " mong mỏi":Thái
y kháng lệnh vua để cứu người
nghèo.
- Phần 3 (còn lại): Hạnh phúc của
thái y họ phạm.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Công đức của thái y họ Phạm.
=> Có lòng nhân hậu, có đức, hết
lòng thương yêu giúp đỡ người
nghèo.
2. Hành động của bậc lương y.
Một lần ông phải lựa chọn cùng lúc
H’: Trong tình huống ấy ông đã lựa chọn
ntn? Vì sao ?
- Vì ông biết mạng sống của người bệnh
trông cậy vào mình.
H’: Làm như vậy người thầy thuốc họ Phạm
đã mắc tội gì với vua ?
- Tội chết
H’: Em hiểu gì về người thầy thuốc họ
Phạm qua câu nói "Tôi có mắc tội cũng
không biết làm thế nào. Nếu người kia không
được cứu sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng
biết trông vào đâu. Tính mạng của tiểu thần
còn trông cậy vào chúa thượng, may ra
thoát. Tội tôi xin chịu".
- Trị bệnh cứu người trước, vào cung khám
bệnh sau, cách cư sử đó của thầy thuốc họ
Phạm đã dẫn đến kết quả gì ?
- Người bệnh được cứu sống
- Vua mừng rỡ gọi là bậc lương y chân chính
H’: Qua hành động và việc làm trên em có
nhận xét gì về nhân đức của Thái y họ Phạm?
H’: Trước cách sử sự của vị Thái y lệnh,
Trần Anh Vương có thái độ như thế nào?
H’: Qua đó em có nhận xét gì về nhân cách
của Trần Anh Vương?
H’: Truyện kể về sau con cháu họ Phạm đều
thành lương y, được người đời khen"Không
để xa sút nghiệp nhà". Em hiểu điều đó ntn?
GV bình: Cách kết thúc này không chỉ đề cao
y đức của thái y họ Phạm mà còn khẳng định
quan niệm truyền thống của nhân dân về
thuyết nhân quả: ở hiền gặp lành.
HS suy nghĩ 1P
H’: Nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện?
2 người bệnh:
+ người dân nghèo bị bệnh nguy
kịch
+ Người nhà của vua
-> ông quyết định đi cứu người dân
nghèo trước.
=> Vị Thái y lệnh không chỉ giỏi về
chuyên môn mà còn là người có tấm
lòng nhân đức, thương xót người
bệnh, không phân biệt sang hèn.
3. Hạnh phúc của thái y họ Phạm
- Tài đức thái y họ Phạm sống mãi vì
được con cháu kế tục xứng đáng.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Tạo tình huống gây cấn.
H’: Qua truyện em hiểu gì về y đức của
người thầy thuốc chân chính ?
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
- Xây dựng đối thoại sắc sảo.
- Các sự việc có ý nghĩa so sánh.
2. Nội dung – Ý nghĩa
- Ca ngợi Thái y lệnh không những
giỏi về chuyên môn mà còn có tấm
lòng nhân đức.
- Câu chuyện là bài học về y đức cho
những người làm nghề y hôm nay và
mai sau
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho HSHĐ cá nhân – 3P
? Theo em một lương y chân chính phải ntn?
- Lương y chân chính phải vừa có tài năng, phải vừa có y đức.
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk
- GV cho HSHĐ cá nhân – 3P
? Viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng nêu cảm nhận của em về thái y họ Phạm
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- GV: HD học sinh về nhà làm.
? Vẽ bức tranh về thái y họ Phạm theo trí tưởng tượng của em.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà đọc thêm văn bản "Con hổ có nghĩa"
+ Qua truyện, rút ra nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
- Đọc lại truyện, nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Kể lại truyện.
- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.
- Soạn bài: Hoạt động ngữ văn (thi kể chuyện).
Yêu cầu : Mỗi HS tự kể lại một câu chuyện mình thích nhất trong chương trình.
+ Về nhà chuẩn bị theo nội dung câu hỏi 2 – sgk - 168
+ Lưu ý thực hiện đúng câu 3 -> câu 7 – sgk - 168
.................................................................................................................................
Ngày soạn: 1/12/2019
Ngày dạy: 3/12 (6A6); 4/12 (6A5)
Tiết 70
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về văn tự sự.
- Hiểu được ý nghĩa của hoạt động thi kể chuyện là như thế nào? HS nắm sâu hơn
nội dung, ý nghĩa của truyện đã học.
- Lôi cuốn HS tham gia các hoạt động về ngữ văn.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng nói của học sinh: to, rõ ràng, tự nhiên, diễn cảm, phù hợp với
nội dung câu chuyện.
- Biết kể diễn cảm, sáng tạo các câu chuyện đã học hoặc được đọc.
- Rèn cho HS thói quen yêu văn, yêu tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện,...
3. Thái độ:
- Yêu mến môn học.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng
tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Có thể chuẩn bị bộ tranh ảnh để học sinh thi kể theo tranh.
- Chọn một số đoạn hay yêu cầu học sinh các tổ thi diễn.
2. Học sinh:
+ Chọn một chuyện mà mình tâm đắc nhất để thi kể (thể loại nào cũng được)
+ Tập kể trước ở nhà cho lưu loát, diễn cảm.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Nguyên Trừng. Nêu ý nghĩa của văn bản:
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên giới thiệu vai trò của tiết hoạt động ngữ văn: Giúp học sinh tự tin, thoải mái
khi đứng trước đám đông.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi
GV phân công hs dẫn chương trình
Phân công ban giám khảo
HS nêu yêu cầu kể chuyện
GV bổ sung
GV: Chia lớp thành 3 nhóm:
Mỗi nhóm 1 câu chuyện.
Hoat động: 6P- Yêu cầu kể trong
nhóm.
- GV cho thi giữa 3 nhóm.
- Mỗi nhóm 5p trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương tổ kể diễn
cảm, hay.
GV đánh giá chung tiết hoạt động thi
kể chuyện: Khái quat những ưu, nhược
điểm chính, rút kinh nghiệm cho tiết
sau
I. Tiến trình hoạt động
1. Dẫn chương trình.
2. Chuẩn bị ban giám khảo: GV+ HS
3. Yêu cầu, thể lệ cuộc thi:
- Tất cả hs trong lớp đều phải tham gia.
- Chuẩn bị các bộ tranh để học sinh có thể thi
kể theo tranh.
- Mỗi hs phải chuẩn bị một câu chuyện, bât cứ
thể loại nào (truyền thuyết, cổ tích, truyện
cười, ngụ ngôn, truyện đời thường, truyện
tưởng tượng)
- Kể chứ không phải học thuộc lòng. Lời kể
rõ ràng mạch lạc, ngắt nghỉ đúng chỗ, diễn
cảm, có ngữ điệu...
- Tư thế đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng
vào mọi người, âm lượng đủ nghe...
- Biết mở đầu trước khi kể, kết thúc cảm ơn
người nghe.
II. Thi kể chuyện.
1. Kể trong nhóm
2. Thi kể các nhóm.
III. Đánh giá hoạt động
1. Ưu điểm
2. Tồn tại
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho HS HĐCN -5P
? Kể 1 truyện truyền thuyết hay cổ tích mà em thích
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk
- GV cho HS HĐCN -5P
? Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 dòng cảm nhận về 1 nhân vật trong truyện truyền thuyết hay
cổ tích mà em yêu quý.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- GV giao về nhà:
? Vẽ một bức tranh về nhân vật mà em yêu quý nhất
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương ( phần tiếng việt)
- Yêu cầu : Tìm một số lỗi chính tả thường mắc ở địa phương.
- Bản thân em (bạn của em) thường mắc lỗi chính tả nào?
- Trao đổi tìm cách sửa.
........................................................................................................................
Ngày soạn: 1/12/2019
Ngày dạy: 4/12 96A6); 6/12 (6A5)
Tiết 71
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Biết được một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương .
2. Kĩ năng:
- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương .
3. Thái độ:
- Hứng thú với môn học.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng
tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Từ điển Tiếng Việt.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV đưa ra một số lỗi sai chính tả trong bài viết của học sinh rồi dẫn dắt vào bài.
- Thánh Dóng, Lao sao, làm duộng.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi.
GV: Lần lượt chỉ định 2 HS:
HS1: lên bảng viết
HS2: đọc cho bạn viết
HS cả lớp: nhận xét phần đọc của bạn
Nhận xét phần viết
GV: Nhận xét – chốt
HS thực hiện 3 lượt = 6 HS
GV: Đặt 4 bảng phụ - Gọi 4 em lên
bảng điền.
HS lên bảng.
Gọi 4 HS trung bình lên bảng điền.
HĐ cá nhân.
HS đứng tại chỗ làm cá nhân.
GV nhận xét.
HS làm cá nhân
HĐ: Nhóm đôi: 2P.
HS làm- các nhóm nhận xét lẫn nhau
GV chốt.
HS làm cá nhân
1. Thi viết chính tả đúng
- tr / ch
- s / x
- r/ d / gi
- l / n
2. Điền từ
Bài 1: Điền tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ
trống.
- trái cây, chờ đợi, chuyển chỗ, trải qua.
- sấp ngửa, sản xuất, sơ sài, bổ sung...
- rũ rượi. rắc rối. giảm giá, giáo dục..
- lạc hậu, nói liều, gian nan, nết na...
Bài 2
a. vây cá, sợi dây
b. giết giặc, da diết
c. hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang
Bài 3
Xám xịt, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ
xác, sầm sập, xoảng.
Bài 4
Thắt lưng buộc bụng
Buột miệng nói ra
Cùng một duộc
Con bạch tuộc
Bài 5
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai
dẳng
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- GV cho HS HĐCN -5P -> GV đọc, HS chép
HS giở GSK theo dõi đoạn văn vừa chép.
HS: Trao đổi bài cho nhau
GV: Hướng dẫn HS cách chấm
- Thang điểm 10, mỗi lỗi trừ 0,5 điểm
GV nhận xét – tuyên dương những bạn nghe – viết tốt (điểm cao)
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk
- GV: Cho học sinh chép đoạn văn mình thuộc. Các bàn tráo nhau sửa chính tả.
? Học sinh chép thuộc một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
- GV giao về nhà:
? Tìm một số lỗi mà địa phương em hay mắc phải.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- GV nhấn mạnh tầm trọng của việc nói đúng, viết đúng.
- Về nhà hoàn thiện các bài tập.
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I.
....................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_17_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf