I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến về tính từ, cụm tính từ.
- Thực hiện các bài tập phần luyện tập.
- Ôn lại khái niệm động từ:
+ Ý nghĩa khái quát của động từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của ĐT
- Các loại động từ.
- Cụm động từ: Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản .
- Chỉ rõ tác dụng của tính từ, cụm tính từ trong các câu văn cụ thể.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng tính từ đúng trong nói và viết.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo nội dung giáo viên hướng dẫn.
- Lấy ví dụ về tính từ
15 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/11/2019
Ngày giảng: 19/11 ( 6A6); 23/11 (6A5)
Tiết 60: Tiếng Việt
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ( mục IV)
Ôn tập về động từ và cụm động từ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến về tính từ, cụm tính từ.
- Thực hiện các bài tập phần luyện tập.
- Ôn lại khái niệm động từ:
+ Ý nghĩa khái quát của động từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của ĐT
- Các loại động từ.
- Cụm động từ: Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết tính từ trong văn bản .
- Chỉ rõ tác dụng của tính từ, cụm tính từ trong các câu văn cụ thể.
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng tính từ đúng trong nói và viết.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo nội dung giáo viên hướng dẫn.
- Lấy ví dụ về tính từ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật trình
bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tính từ? Có mấy loại tính từ?
? Cho ví dụ về tính từ? Phát triển thành CTT? Đặt câu với CTT đó?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: Cho học sinh hát 1 bài hát có sử dụng tính từ ( Mái trường mến yêu).
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV&HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật
động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm,
GV cho HS thảo luận nhóm 3
Nhóm 1: thực hiện bài tập 2
Nhóm 2: thực hiện bài tập 3
Nhóm 3: thực hiện bài tập4
(T/gian 5P)
HS: Đại diện nhóm trình bày ý
kiến, xin ý kiến các nhóm khác.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, đánh giá – chốt
k.thức
trên bảng phụ.
IV. Luyện tập
Bài 2:
- Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình
1 cách cụ thể, sinh động.
- Hình ảnh mà các TT gợi ra đều là các sự
vật tầm thường, nhỏ bé (con đỉa, cái đòn
càn, cái quạt thóc...) trong khi voi là loài
vật to lớn, mạnh mẽ.
- Năm ông thầy bói bảo thủ, ngu dốt.
Bài tập 3:
- gợn sóng êm ả
ĐT TT
- nổi sóng
ĐT
- nổi sóng dữ dội
ĐT TT
- nổi sóng mù mịt
ĐT TT
- cơn dông tố kinh khủng kéo đến, biển
nổi sóng ầm ầm
=> Cách dùng ĐT và TT trong những lần
sau so với lần trước thể hiện sự tăng dần về
mức độ.
- Thái độ của biển cả: từ sự cảm thông, vui
vẻ giúp đỡ (biển gợn sóng êm ả) -> khó
chịu -> tức giận và nổi cơn thịnh nộ trước
những đòi hỏi quá quắt của mụ vợ.
So sánh cách dùng ĐT, TT
Bài tập 4
a. Cái máng lợn đã sứt mẻ -> một cái máng
HĐN 4 – 3P.
- Dãy 1 (tổ 1)
- Dãy 2 (tổ 2)
- Dãy 3 (tổ 3)
GV: Phát phiếu học tập
Tổ 1:
A B Điểm
trắng trắng như trứng gà
bóc
1,0
hiền
ác
đẹp
xấu
nhanh
chậm
đen
đỏ
trắng
xinh
Tổng điểm
GV: Đặt 3 bảng phụ, yêu cầu mỗi
dãy lần lượt em thứ nhất (đầu bàn)
-> 10 em lên điền nhanh (2’)
HS: Các dãy thực hiện
HS dãy khác nhận xét
GV: Nhận xét, chấm điểm, tuyên
dương nhóm điểm cao
lợn mới -> cái máng lợn sứt mẻ.
b. Một túp lều nát -> một ngôi nhà đẹp ->
Một tòa lâu đài to lớn -> một cung điện
nguy nga -> túp lều nát ngày xưa.
=> Những TT được sử dụng lần đầu phán
ánh cuộc sống nghèo khổ. Mỗi lần thay đổi
TT là mỗi lần cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng cuối cùng TT dùng lần đầu được
dùng lặp lại thể hiện sự trở lại như cũ.
Bài tập 5: (trò chơi tiếp sức)
Thêm từ vào sau các tính từ ở cột A để tạo
thành CTT có ý nghĩa so sánh và điền các
CTT đó vào các dòng tương ứng ở cột B
Tổ 2:
A B Điểm
trắng trắng như trứng gà bóc 1,0
đen
đỏ
đẹp
xấu
nhanh
chậm
khỏe
tươi
ngọt
ác
Tổng điểm
Tổ 3:
A B Điểm
trắng trắng như trứng gà bóc 1,0
tươi
đẹp
xấu
nhát
nhanh
chậm
hiền
ngọt
Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật
động não, suy nghĩ một phút
GV: Cho học sinh hoạt động cá
nhân 3P.
GV đặt bảng phụ - HS lên bảng
điền các đặc điểm của ĐT
HS thực hiện.
H’: Động từ là gì?
H’: Động từ có khả năng kết hợp
được với những từ nào?
H’: Chức vụ điển hình của động từ
trong câu?
GV: Đặt bảng phụ: Bảng phân loại
ĐT
HS: Thực hiện cá nhân
HS: Lên bảng điền
H’: ĐT tình thái có đặc điểm gì?
Lấy ví dụ về ĐT tình thái?
H’: ĐT chỉ hoạt động trạng thái có
đặc điểm gì? ĐT này đc chia thành
mấy loại nhỏ? Mỗi loại cho ví dụ?
HS suy nghĩ 1P.
HS: Đứng lên trình bày bài.
H’: Cụm động từ là gì?
trắng
đỏ
Tổng điểm
V. Ôn tập động từ, cụm động từ
1. Đặc điểm của động từ
Khái
niệm
ĐT là những từ chỉ hành động,
trạng thái của sự vật
Khả
năng
kết
hợp
Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang,
cũng, vẫn, còn, hãy, đừng,
chớ... để tạo thành cụm động từ.
Chức
vụ cú
pháp
- Làm vị ngữ
- Khi làm chủ ngữ (mất khả
năng kết hợp với các từ: đã, sẽ,
đang, cũng, vẫn, hãy, đừng,
chớ...)
3. Các loại ĐT
ĐỘNG TỪ
Tình thái Hành động,
trạng thái
- Thường đòi hỏi - Không đòi hỏi
ĐT khác đi kèm ĐT khác đi kèm
Hành
động
Trạng thái
Trả lời cho câu hỏi: Trả lời cho câu hỏi:
Làm gì? Làm sao? Thế nào?
4. Cụm động từ
- Là loại tổ hợp từ do động từ kết hợp với
một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- CĐT có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo
phức tạp hơn so với ĐT, nhưng hoạt động
trong câu giống như ĐT.
H’: Hoạt động trong câu của cụm
động từ có gì khác với động từ?
H’: Nêu cấu tạo của cụm động từ?
cho biết ý nghĩa của phần phụ
trước, phụ sau?
HS: Trả lời miệng- giáo viên khái
quát lại.
5. Cấu tạo của cụm động từ
- Cấu tạo đầy đủ của ĐT gồm 3 phần: phần
phụ trước, phần trung tâm, phần phụ sau.
- Phần phụ trước: bổ sung cho động từ các
ý nghĩa sau:
+ Quan hệ về thời gian: đã, sẽ, đang, vừa,
mới...
+ Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, còn...
+ Sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành
động: hãy, đừng, chớ...
+ Sự khẳng định hoặc phủ định hành động:
có, hay, không, chưa, chẳng...
- Phần phụ sau: bổ sung về đối tượng,
hướng, địa điểm, thời gian, mục đích,
phương tiện, cách thức hành động...
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
GV cho HS chơi trò chơi tiếp sức:
? Cho các tính từ đẹp, tốt, xanh, oai... tạo thành cụm tính từ, đặt câu.
HOẠT ĐỘNG 4 : Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk
GV: giao cho HS về nhà làm:
? Viết đoạn văn sử dụng tính từ và cụm tính từ.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
GV: giao cho HS về nhà làm:
? Viết 1 đoạn văn hoặc sưu tầm những bài văn, bài thơ có sử dụng tính từ, cụm
tính từ hoặc động từ cụm động từ nói về bản làng em
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
? Lấy ví dụ về ĐT? Phát triển thành CĐT? Đặt câu với CĐT đó?
? Lấy ví dụ về TT? Phát triển thành CTT? Đặt câu với CTT đó?
- Về nhà học bài cũ.
- Tiết sau “Ôn tập Tiếng Việt”:
+ Chuẩn bị:
+ “Từ và cấu tạo của từ của TV”
+ Từ mượn, Nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
.............................................................................................................
Ngày soạn: 17/11/2019
Ngày dạy: 19/11 (6A6)
Tiết 61: Tiếng Việt
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HỌC KÌ 1
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi
dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: Chữa lỗi dùng từ, đặt câu,
viết đoạn văn.
3. Thái độ:
- HS có ý thức vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học vào văn nói, viết.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài theo nội dung giáo viên hướng dẫn.
- Lấy ví dụ về danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp:
- Đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật trình
bày một phút.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: cho HS chơi trò chơi tiếp sức:
Cho các từ sau: Con trâu, bức tranh, đọc, học, nhức, đẹp, tốt.
? Tạo thành cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV& HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não,
chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một
phút
H’: Nêu những kiến thức đã học
của phần tiếng việt?
- HS: Trả lời
- GV: Hệ thống = bảng phụ
- GV vẽ sơ đồ câm và yêu cầu
HS điền vào sơ đồ câm đó (Bảng
phụ).
Học sinh trình bày 1P.
Học sinh trình bày 1P.
GV: Cho học sinh hoạt động cá
nhân- học sinh trả lời- giáo viên
chốt lại.
I. Nội dung ôn tập
+ Cấu tạo từ TV
+ Nghĩa của từ
+ Từ mượn
+ Chữa lỗi dùng từ
+ Từ loại, cụm từ
1. Vẽ sơ đồ từng phần kiến thức
a. Cấu tạo từ TV.
b. Từ mượn
c. Nghĩa của từ
Từ
Đơn Phức
Ghép Láy
Phân loại từ theo nguồn gốc
Mượn Thuần Việt
Ngôn ngữ
khác
Tiếng Hán
Gốc Hán Hán-Việt
Nghĩa của từ
Sơ đồ nghĩa của từ
HĐ bàn đôi – 2P
H’: Điền nội dung sơ đồ lỗi
dùng từ?
- GV yêu cầu HS vẽ lại sơ đồ sự
phân loại DT - ĐT
HĐ nhóm 4 (5 phút)
- GV đưa kết quả, HS tráo bài
chấm điểm cho nhau
GV: Phát phiếu học tập cho học
sinh:
HĐN4 - 5P.
Dãy 1: Bài 1
Dãy 2: Bài 2
Dãy 3: Bài 3.
H’: Nhận diện từ ghép, từ láy, từ
đơn.
Hết giờ- học sinh lên bảng làm-
học sinh nhận xét nhận xét lẫn
nhau- GV chốt lại.
H’: Xếp các từ sau vào dòng cho
phù hợp.
H’: Xác định các cụm DT, cụm
d. Lỗi dùng từ
e. Từ loại
II. Bài tập
Bài 1:
- Từ đơn: những, con, sông, hồ, thầy
- Từ ghép: công nhân, trong trắng, nhân dân
- Từ láy: xanh xao, đúng đắn
Bài 2:
- Danh từ: Thủy tinh, gia nhân, chiếu
- Động từ: Triệu, ngả, sinh phúc
- Tính từ: Lỗi lạc, chỉnh tề, oái oăm
- Từ mượn: Thuỷ tinh, gia nhân, chiếu, sinh
phúc
- Từ láy: oái oăm, lóc cóc, lỗi lạc
- Từ ghép: Thuỷ tinh, gia nhân, sinh phúc, chỉnh
tề
Lỗi dùng từ
Lặp từ
Lẫn lộn từ
gần âm
Dùng từ không
đúng nghĩa
Từ loại và cụm từ
DT ĐT TT ST LT CT
Cụm
DT
Cụm
ĐT
Cụm
TT
Nghĩa gốc Nghĩa chuyển
ĐT, cụm TT cho các cụm từ sau.
HS: Hoạt động cá nhân: 5p.
HS: Lên đặt câu- giáo viên chữa
cho các em học sinh.
Bài 3:
- những bàn chân ấy
- trận mưa rào (Cụm danh từ)
- cười như nắc nẻ
- nói năng nhỏ nhẹ (Cụm ĐT)
- chậm như rùa
- đồng không mông quạnh (Cụm TT)
- xanh vỏ đỏ lòng
- xanh xanh thắm
Bài tập 4: Đặt câu với mỗi động từ sau:
Đứng, ngủ, ngồi, xây, phá, xem, cho, biếu,
tặng.
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức ( 3 dãy – 3p )
Cho các từ sau: Học sinh, hàng cây, đọc, đi, chăm chỉ, đẹp. Hãy:
a. Tạo thành cụm DT,ĐT,TT.
b. Đặt vào mô hình.
c. Đặt câu hoàn chỉnh với mỗi cụm trên
* Hoạt động 4: Vận dụng trên lớp hay ở nhà.
GV giao về nhà:
? Viết đoạn ngắn ngắn chủ đề tự chọn có sử dụng động từ và gạch chân ĐT
đó trong đoạn văn.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo.
Em hãy sưu tầm các hoạt động trong đời sống hàng ngày ở bản làng em và
viết thành 1 đoạn văn có sử dụng các kiến thức TV đã học.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Nhắc lại nội dung đã ôn tập
- Vận dụng những đơn vị kiến thức Tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong
bài tập làm văn gần nhất.
- Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I
...................................................................................................
Ngày soạn: 17/11/2019
Ngày giảng: 23/11 (6A6)
Tiết 62
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
ĐỌC THÊM: MẸ HIỀN DẠY CON
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố nội dung kiến thức về văn tự sự, cách làm
bài văn tự sự
- Những sự việc chính trong truyện. Ý nghĩa của truyện.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý , lập dàn ý, viết văn bản tự sự.
- Biết sử dụng câu từ đúng chuẩn mực
- Đọc - Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con.
3. Thái độ:
- GD học sinh ý thức viết bài nghiên túc, ý thức nghiên cứu, viết bài có sáng
tạo.
- GD HS về vai trò của người mẹ trong sự hình thành nhân cách của con.
4. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, nhận xét và làm bài kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết.
.2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại; Nêu và giải quyết vấn đề; Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút; kĩ thuật chia nhóm
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Hoạt động 1: Khởi động:
GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài và bài đọc thêm: Mẹ hiền dạy
con (Trích: Liệt nữ truyện Trung Quốc)
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV &HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1
phút. Kĩ thuật nhóm đôi.
A. Trả bài tập làm văn số 3
I. Đề: Kể về thầy (cô giáo) của em (người
quan tâm, lo lắng và động viên em học
- HS: Gọi HS nhắc lại đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng.
H: Đề yêu cầu kể việc gì?
H: Phạm vi kể? Cần kể những gì?
- GV: treo bảng phụ ghi dàn bài.
- GV: Trả bài HS đối chiếu bài làm
của mình với yêu cầu của đề và
nhận xét.
- GV nhận xét cụ thể
* Ưu điểm:
- Đa số HS nắm được yêu cầu của
đề bài.
- Viết bài đủ bố cục 3 phần, đủ các
ý cơ bản.
- Một số bài viết đạt điểm khá.
* Tồn tại:
+ Một số bài chữ viết còn chưa cẩn
thận, gạch xóa nhiều;
- Một số em làm bài còn sơ sài. Bố
cục lộn xộn khó theo dõi, chưa chọn
được cách kể phù hợp.
- Một số bài kể còn thiếu tính liên
kết, dùng từ ngữ miêu tả hoặc hình
ảnh so sánh chưa phù hợp.
- GV gọi điểm và thống kê KQ
+ 6A5: Trên TB:
+ 6A6: Trên TB:
Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não,
chia sẻ nhóm đôi, suy nghĩ một
phút
- GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
- HS: Đọc (3 - 4 HS) - nhận xét đọc.
- GV: Giải thích một số từ khó sgk.
GV: Cho học sinh HĐ cá nhân 1P-
chia sẻ nhóm đôi. 3P
tập).
* Yêu cầu chung:
- Thể loại: Tự sự
- Nội dung: Kể về thầy (cô giáo) của em
* Dàn ý: theo tiết 51 +52
II. Trả bài
B. Đọc thêm: Mẹ hiền dạy con
I. Đọc - Hiểu văn bản:
H: Quá trình dạy con của bà mẹ
diễn ra qua mấy sự việc, là những sự việc
nào?
HS: Các nhóm trinh bày- giáo viên
khái quát lại.
- GV: Bà Mẹ dạy con những gì từ
các sự việc trên? bằng cách nào?
H: Tại sao bà mẹ quyết định chuyển
nhà nhiều lần như vậy?
- Muốn con thành người tốt.
H: Ba sự việc đầu có ý nghĩa giáo
dục gì và cách giáo dục ntn?
H: Lần thứ 4 và 5 bà mẹ đã làm gì
đối với con. Bà nghĩ về việc đó
ntn?
H: Nhận xét chung về bà mẹ?
- GV liên hệ thực tế?
H: Từ chuyện này em có suy nghĩ
gì về đạo làm con?
H: Em có nhận xét gì về kết cấu và
các chi tiết của truyện?
H: Nội dung chính của truyện là gì?
- HS đọc ghi nhớ (SGK)
* 5 sự việc chính:
- Dời nhà khỏi khu vực nghĩa địa
- Dọn nhà đến gần chợ
- Dọn đến gần trường học
- Mua thịt lợn cho con ăn
- Cắt đứt tấm vải đang dệt
1. Ba sự việc đầu:
- Dạy con học tập tốt bằng cách tạo môi
trường tốt.
2. Hai sự việc cuối:
- Dạy con không nói dối, giữ chữ tín bằng
cách nêu gương.
- Bà mẹ chọn một biện pháp dạy con quyết
liệt và bất ngờ. Một lời phê bình nghiêm
khắc. -> Cách dạy này kiên quyết, khéo
léo thâm thuý.
* Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ tuyệt vời,
thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết
trong việc dạy dỗ con cái.
II. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Kết cấu truyện đơn giản.
- Chi tiết giàu ý nghĩa.
2. Nội dung, ý nghĩa:
- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường
sống đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách của trẻ.
- Vai trò của người mẹ trong việc dạy dỗ
con nên người.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: GV sử dụng phiếu học tập ghi một số lỗi sai của HS
HĐN 5 (5p): Phát hiện và sửa lỗi
Bài 2: TC trò chơi đoán chữ: Đây là nơi không chỉ mẹ Mạnh Tử mà tất cả các bà
mẹ đều muốn con mình đến đó? -> Trường học
Bài 3: Nhận xét nào đúng với ý nghĩa truyện “Mẹ”?
a. Truyện đề cao thầy Mạnh Tử.
b. Truyện đề cao phương pháp dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử.
c. Truyện đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách
con người.
d. Truyện khuyên các bà mẹ thương con nhưng không nuông chiều con mà phải
nghiêm khắc.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (trên lớp/ở nhà) làm bài tập ngoài sgk
- Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về người mẹ của thầy Mạnh Tử
- HS hoạt động cá nhân 5p: Hoàn thành đoạn văn
5. Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm những văn bản, câu chuyện, tục ngữ đề cập tới sự ảnh hưởng của môi
trường đối với nhân cách của con người.
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
Ôn tập: Văn Tự sự
+ Sự việc, nhân vật, chủ đề của bài văn tự sự
+ Đề, cách làm bài, ngôi kể, thứ tự kể...)
+ Dàn ý chung của bài văn tự sự
--------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf