I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần Tiếng Việt: Loại
từ, từ loại, cụm danh từ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách dùng từ, sử dụng từ để học tập
tốt hơn.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm bài, điểm, sửa chữa lỗi cho HS
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức tiếng Việt đã học và kiểm tra.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
C. Tổ chức hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV nêu yêu cầu của tiết trả bài
11 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 13 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 13/11/2019 (6A)
12/11/2019 (6D)
Tiết 56. Bài 14.
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần Tiếng Việt: Loại
từ, từ loại, cụm danh từ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ:
- HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm về cách dùng từ, sử dụng từ để học tập
tốt hơn.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Chấm bài, điểm, sửa chữa lỗi cho HS
2. Học sinh: Ôn tập kiến thức tiếng Việt đã học và kiểm tra.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:
- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, thảo luận nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
C. Tổ chức hoạt động lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV nêu yêu cầu của tiết trả bài.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc lại đề
- GV treo bảng phụ
- Gv: Yêu cầu học sinh dựa vào những
kiến thức đã học để chữa từng câu hỏi.
- Chữa bài lần lượt theo đáp án tiết 46.
- Căn cứ vào đáp án, HS chữa lại bài làm
của mình vào vở.
- Gv: Tổng hợp và đưa ra nhận xét chung
về ưu và nhược điểm bài làm của HS.
Bài làm đảm bảo được yêu cầu: Hoa,
Trang, Duy, Thanh....
I. Đề bài, hướng dẫn chấm. (tiết 47)
II. Trả bài và chữa lỗi:
1. Trả bài:
* Ưu điểm:
- Đa số học sinh nắm được lý thuyết
và bước đầu áp dụng vào giải quyết
các bài tập.
Bài làm chưa đảm bảo: Hạnh, Thành,
Trang, Phát, Hòa....
GV dùng bảng phụ liệt kê lỗi cơ bản.
HS sửa lỗi.
Thống kê điểm:
Lớp G K TB Y
6A
6D
- Kiến thức về danh từ áp dụng vào
viết đoạn văn tương đối tốt.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ không
mắc lỗi chính tả.
* Nhược điểm:
- Một số bài kiến thức chưa chắc chắn,
thể hiện sự ôn tập chưa tốt. Xác định
danh từ còn nhầm lẫn sang độngtừ,
tính từ, điền không đúng thành phần.
- Một số bài làm còn quá yếu, sai
nhiều lỗi chính tả, chưa biết dùng dấu
câu.
- Một số học sinh chưa biết viết đoạn
văn hoặc còn nhầm lẫn chủ đề,
- Khả năng diễn đạt còn hạn chế câu
văn chưa lưu loát trôi chảy, cách dùng
từ diễn đạt yếu.
2. Chữa lỗi:
3. Trả bài.
* HOẠT ĐỘNG 3
GV chỉ ra một số lỗi cơ bản về hình thức, gọi HS lên sửa lại.
- Thảo luận nhóm (nhóm 6), chia nhóm
- GV chia nhóm, yêu cầu HS mỗi nhóm tập hợp bài làm của thành viên, sửa lỗi cho
các bài.
- HS thảo luận nhóm, viết lỗi và sửa lỗi ra giấy.
- HS các nhóm báo cáo. Nhận xét. Bổ sung.
- GV chữa lỗi điển hình.
- GV cho HS trao đổi bài, đọc bài của bạn, rút kinh nghiệm
* HOẠT ĐỘNG 4
- Tiếp tục sửa lỗi sai trong bài viết của mình, của bạn.
* HOẠT ĐỘNG 5
- Tiếp tục ôn tập, tìm thêm kiến thức nâng về danh từ, cụm danh từ
- Về nhà làm lại bài (câu 3, 4)
- Tự sửa những lỗi sai.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
Chuẩn bị bài: Động từ.
Yêu cầu: - Tìm hiểu khái niệm, lấy được ví dụ.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
Ngày dạy: 13/11/2019 (6A)
13/11/2019 (6D)
Tiết 57. Bài 14.
ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức: Nắm được:
- Đặc điểm của động từ (Khái niệm; chức vụ, khả năng kết hợp, các loại động từ)
- Nhận diện và phân loại động từ trong ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng nhận biết phân loại động từ, sử dụng đúng động từ trong khi nói và viết.
- Vận dụng động từ để tạo lập đoạn văn, văn bản.
3.Thái độ: Nắm và sử dụng được động từ vào trong nói và viết.
- Phẩm chất: yêu mến tiếng việt
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ để giúp HS nắm vững khái niệm về động từ ; ý
nghĩa khái quát của động từ ; đặc điểm ngữ pháp của động từ
b. Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, viết, tạo lập văn bản
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Chỉ từ là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hàng ngày chúng ta thường sử dung các động từ như: đi, chạy, nhảy, ...vậy
các động từ đó có đặc điểm ntn ? Sử dụng như thế nào cho đúng...
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV treo bảng phụ đã viết VD
HS đọc VD:
Bằng hiểu biết của em về ĐT đã học ở
bậc Tiểu học, em hãy tìm động từ có
trong các câu văn đó ?
Những ĐT chúng ta vừa tìm được có ý
nghĩa gì ?
HS đọc VD d
d. Vui sao một sáng tháng năm
I. Đặc điểm của động từ:
1. Ví dụ: (SGK - tr 145)
* Ý nghĩa:
a. đi, đến, ra, hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.
- Chỉ hành động.
d. Vui:
Đường về Việt Bắc lên thăm Bác Hồ
Động từ vui có ý nghĩa gì?
Động từ là gì?
HS quan sát VD 1- SGK
Tìm những từ đi kèm với ĐT trong ví dụ?
Những ĐT chúng ta vừa tìm được có khả
năng kết hợp được với những từ nào
đứng trước nó?
Qua VD vừa tìm hiểu , em hãy rút ra kết
luận về khả năng kết hợp của ĐT ?
VD: a. Em đang lao động
b. Lao động là vinh quang
Phân tích thành phần câu?
ĐT giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
* HĐ cặp đôi (2p)
? So sánh DT với ĐT
GV sử dụng bảng phụ
?Cho biết ý nghĩa, khả năng kết hợp,
chức vụ của động từ trong câu?
HS đọc ghi nhớ-GV khái quát.
GV nêu yêu cầu bài tập:
Tìm ĐT và đặt câu
- Chỉ trạng thái của sự vật.
Chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
* Khả năng kết hợp.
- Kết hợp với các từ : đã, hãy, đang, sẽ,
đừng, chớ......để tạo thành cụm động từ
* Chức vụ ngữ pháp
- Thường làm vị ngữ trong câu
- Khi làm chủ ngữ ĐT mất khả năng kết
hợp các từ hãy, đừng, chớ....
2. Bài học: (SGk - tr 146)
* HOẠT ĐỘNG 3
1. Bài tập 1: HĐ cặp đôi (5p)
-> HS báo cáo kết quả
- Các động từ:
ĐT
tình
thái
ĐT chỉ hành động,
trạng thái
ĐT
chỉ h/đ
ĐT chỉ
trạng thái
may... tức, tất tưởi
2. Bài tập 2: HĐ cá nhân
? Câu chuyện cười viết về nhân vật nào?
? Tính keo kiệt thể hiện qua những sự việc nào? Đọc truyện em buồn cười ở chỗ nào?
+ Anh chàng keo kiệt.
+ Buồn cười vì anh chàng chỉ muốn cầm của người khác chứ ko muốn đưa cho người
khác cái gì
* HOẠT ĐỘNG 4: (trên lớp/ở nhà)
? Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 -10 dòng) chủ đề gia đình trong đó có sử dụng các
loại ĐT chính
* HOẠT ĐỘNG 5
? Tìm và phân loại những động từ có trong một văn bản văn học cụt hể đã được học
từ đầu năm tới giờ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Soạn bài: Cụm ĐT. Thực hiện theo yêu cầu SGK.
? Tìm và xác định từ đứng trước và đứng sau động từ
--------------------------------------------------------------------------
Ngày dạy: 15/11/2019 (6A)
13/11/2019 (6D)
Tiết 58. Bài 14. Tiếng Việt
CỤM ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nghĩa của cụm động từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ.
2. Kĩ năng: Nhận diện cụm động từ và chức năng ngữ pháp của cụm động từ trong ví
dụ cụ thể.
3. Thái độ: GD HS có ý thức khi sử dụng Tiếng Việt.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
a. Năng lực chung: Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và
sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù: Bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Nắm vững kiến thức, bảng phụ, phiếu học tập.
.2. Học sinh: Soạn bài theo HD.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
- Kĩ thuật tia chớp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
GV Đưa VD: Tôi đang ăn cơm.
? Xác định ĐT trong câu? Trước nó và sau nó có từ nào?
Vậy cụm từ “đang ăn cơm” được gọi là gì?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
I. Cụm động từ là gì?
- HS: Đọc ví dụ trên bảng phụ.
? Hãy tìm các ĐT có trong câu.
? Các từ, cụm từ in đậm bổ sung ý
nghĩa cho những từ nào?
? Lược bỏ những từ in đậm và nhận
xét về nghĩa của câu?
? Từ in đậm có vai trò gì?
? Cụm ĐT được tạo thành ntn?
? Tìm một cụm ĐT và đặt câu với
cụm ĐT ấy?
? Nhận xét về cấu tạo của ĐT và HĐ
của cụm ĐT trong câu?
GV chốt: Cụm ĐT là loại tổ hợp từ
do ĐT và 1 số từ ngữ phụ thuộc tạo
thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy
đủ hơn ĐT nhưng cấu tạo phức tạp
hơn ĐT, có chức năng như ĐT.
- HS: Đọc ghi nhớ.
- HS đọc và tìm CĐT ở VD phần I.
- HS vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT
và điền vào mô hình.
GV: Chốt trên bảng phụ.
? Cụm ĐT gồm mấy bộ phận, là
những bộ phận nào?
? Tìm các từ ngữ có thể làm phụ ngữ
ở phần trước, phần sau của ĐT
-> cũng, đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,
phải, không
-> trường, lớp, lên trên, hôm qua,
chơi, xe đạp, ...
? Các phần phụ trước bổ sung ý nghĩa
gì cho ĐT?
1. Ví dụ: (SGK)
- Động từ: đi, ra, hỏi
đã -> đi <- nhiều nơi,
cũng -> ra <- những câu đố....
-> Nếu lược bỏ các từ in đậm thì từ được
bổ nghĩa trở nên trơ vơ, nghĩa trở nên tối nghĩa.
-> Làm phụ ngữ, bổ sung cho động từ
tạo nên cụm ĐT chọn nghĩa, nhiều khi
chúng không thể thiếu.
- Cụm ĐT: do ĐT và một số từ ngữ phụ
thuộc nó tạo thành.
- Cụm ĐT hoạt động trong câu như ĐT
2. Bài học: (SGK)
II. Cấu tạo của cụm động từ
1. Ví dụ:
Phần trước TT Phần sau
đã
cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu đố
oái oăm để
hỏi mọi người
Cụm ĐT gồm 3 phần (phần trước, TT,
phần sau)
- Phần trước bổ sung ý nghĩa :
+ Quan hệ thời gian (đã, sẽ, đang, mới...)
+ Tiếp diễn tương tự (cũng, còn...)
+ Khuyến khích hoặc ngăn cản (hãy,
đừng, chớ...)
+ Khẳng định hoặc phủ định (phải,
? Phần phụ sau bổ sung ý nghĩa gì?
- GV: chốt KT lí thuyết.
- HS: Đọc ghi nhớ
không, chưa,...)
- Phần sau bổ sung ý:
+ Đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian,
mục đích, nguyên nhân...
2. Bài học: (SGK)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
1. Bài 1:
- HS đọc bài 1, 2.
? Tìm các cụm động từ trong câu sau:
- HĐN 4 (3p):
+ Nhóm 1, 2: Tìm cụm động từ ý a.
+ Nhóm 3, 4: Tìm cụm động từ ý b.
+ Nhóm 5, 6: Tìm cụm động từ ý c.
- HS: Các nhóm trả lời -> Nhóm khác bổ sung.
- GV: Kết luận, chốt.
a. còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b. yêu thương Mị Nương hết mực,
- muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
c. đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán - đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
2. Bài 2:
HĐ cá nhân (3p): Điền các cụm động từ đã tìm được vào mô hình
Phần
trước
ĐT Phần sau
còn, đang
muốn
đành
đùa nghịch
yêu thương
kén
tìm cách
có
đi
ở sau nhà
Mị Nương hết
mực...
cho con một
người chồng...
giữ sứ thần...
nọ
thì giờ đi hỏi.
hỏi ý kiến
Bài 3:
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập 3.
? Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm.
- GV: Chốt kiến thức.
- Hai phụ ngữ in đậm chưa, không đều có ý nghĩa phủ định
+ Chưa: phủ định tương đối.
+ Không: phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa không có.
-> Điều này nói lên sự thông minh nhanh trí của em bé. Cha chưa kịp nghĩ ra thì con
đã đáp lại bằng một câu mà viên quan không thể trả lời được.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp: HS thi đặt câu nhanh có dùng CĐT
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Chép vào vở bài tập 1 đoạn văn có sử dụng CĐT, gạch chân các cụm ĐT (Hoàn thiện
ở nhà)
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về động từ.
- Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu tạo cụm động từ.
- Đọc và soạn bài: Tính từ và cụm tính từ.
- Tìm hiểu VD SGK
- Tìm hiểu đặc điểm của tính từ, các loại tính từ, cụm tính từ.
- So sánh Tính từ với động từ.
- Viết đoạn văn có tính từ.
Ngày giảng: 6A: 16/11/2019
6D: 16/11/2019
Tiết 59. Bài 14
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản.
- Nắm được đặc điểm của cụm tính từ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh biết cách phân biệt các từ loại.
3. Tư tưởng:
- Sử dụng tính từ đúng hoàn cảnh giao tiếp
4. Định hướng năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ để giúp HS nắm vững khái niệm về động từ ; ý
nghĩa khái quát của động từ ; đặc điểm ngữ pháp của động từ
b. Năng lực đặc thù: Năng lực nghe, nói, viết, tạo lập văn bản
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: soạn giảng
2. Học sinh: Học bài cũ - Chuẩn bị bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi
IV. Tổ chức hoạt động lên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ:
a. Bài cũ
? Nêu đặc điểm của cụm động từ ? Lấy ví dụ?
b. Bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3. Bài mới:
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Cùng với động từ, danh từ và chỉ từ, hôm nay thầy cùng các em sẽ được tìm hiểu
thêm một từ loại nữa đó là tính từ. Để giúp các em hiểu rõ hơn về từ loại này thầy
cùng các em đi tìm hiểu.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức- kĩ năng mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức trọng tâm
Gọi học sinh đọc ví dụ sgk.
? Nhắc lại khái niệm tính từ đã học ở tiểu
học?
- Học sinh nhắc lại.
? Dựa vào sự hiểu biết đó em hãy tìm các
tính từ trong các ví dụ trên?
I. Đặc điểm của tính từ:
1. Ví dụ: (sgk)
a. Tính từ: Bé, oai.
b. Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng
? Tìm thêm một số tính từ khác trong cuộc
sống hàng ngày mà em hay dùng?
- Chỉ màu sắc: xanh, đỏ, trắng, vàng, tím,
đen, xám, lục...
- Chỉ mùi vị: Chua, cay, mặn, ngọt, thơm,
đắng .....
- Chỉ hình dáng: Gầy gò, phốp pháp, liêu
xiêu, lừ đừ, thoăn thoắt...
? Nêu ý nghĩa khái quát của các tính từ?
? Tính từ và động từ giống nhau ở điểm
nào?
Ta không thể nói: hãy bùi, chớ chua, đừng
thoăn thoắt .....
? Hãy phân tích kết cấu C - V trong các ví
dụ trên?
- Hs phân tích - Gv nhận xét.
? Từ ví dụ trên hãy cho biết tính từ giữ
chức vụ gì trong câu?
Đưa ra ví dụ. Sạch sẽ là đức tính tốt.
Phân tích kết cấu C-V trong câu trên ?
? Trong câu trên tính từ giữ chức vụ gì
trong câu ?
? Từ các ví dụ trên thấy tính từ có đặc
điểm gì?
Khái quát đặc điểm của tính từ.
? Trong các tính từ vừa tìm được ở mục I
tính từ nào có khả năng kết hợp với: rất,
hơi, khá, lắm, quá. Tính từ nào không có
khả năng kết hợp với những từ trên?
- Tính từ: vàng hoe, vàng tươi, vàng lịm,
vàng ối... không có khả năng kết hợp với
những từ chỉ mức độ.
? Hãy giải thích hiện tượng trên?
- Bé, oai: Tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
- Vàng hoe, vàng ối... tính từ chỉ đặc điểm
tuyệt đối.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
Gọi học sinh đọc ví dụ trong sgk.
tươi.
- Chỉ đặc điểm của sự vật (Bé, oai) tính
chất của sự vật, hành động, trạng thái.
* So sánh động từ với tính từ.
- Tính từ và động từ đều có khả năng
kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cùng,
vẫn.
- Tính từ ít có khả năng kết hợp với
(hãy, đừng, chớ) còn động từ thì kết
hợp mạnh.
* Chức vụ ngữ pháp:
- Làm vị ngữ
- Làm chủ ngữ.
2. Bài học: (sgk)
II. Các loại tính từ:
1. Ví dụ: (sgk)
- Tính từ chỉ đặc điểm tương đối có
khả năng kết hợp với những từ chỉ mức
độ.
- Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không
có khả năng kết hợp với những từ chỉ
mức độ.
2. Bài học: (sgk)
Chú ý vào các từ in đậm.
? Hãy xác định tính từ trong cụm tính từ
trên?
? Em thấy mỗi cụm tính từ trên gôm mấy
phần?
? Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của cụm tính từ ?
Phần trước phần TT Phần sau
Vốn đã rất yên tĩnh
Nhỏ lại
Sáng
vằng vặc ở
trên không
? Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ gồm mấy
bộ phận?
- 3 bộ phận.
* Lưu ý: Khi sử dụng cụm tính từ có thể
khuyết phụ trước hoặc phụ sau.
Các phụ từ đứng ở phía trước bổ sung ý
nghĩa cho tính từ về mặt nào ?
- Biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn
tương tự, sự khẳng định hay phủ định.
? Các phụ ngữ ở phía sau bổ sung ý nghĩa
cho tính từ về?
- Sự so sánh, mức độ.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sgk.
III. Cụm tính từ:
1. Ví dụ: (sgk)
- Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ gồm
3 bộ phận.
2. Bài học: (sgk)
* HOẠT ĐỘNG 4: (trên lớp/ở nhà)
? Viết một đoạn văn ngắn từ 7 -10 câu về chủ đề quê hương trong đó có sử
dụng 5 tính từ
* HOẠT ĐỘNG 5
? Tìm và phân loại những cụm tính từ có trong một văn bản văn học cụ
thể đã được học từ đầu năm tới giờ.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
Chuẩn bị bài mới:
- Làm bài tập của bài tính từ, cụm tính từ.
- Chuẩn bị bài Tính từ và cụm tính từ tiếp
+ Nắm được đạc điểm của tính từ, cụm tính từ
+ So sánh với danh từ, động từ; cụm danh từ, cụm động từ
+ Làm các bài tập sgk
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_56_den_59_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf