Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Phương pháp tả người (Mục I) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Cách làm bài văn tả người.

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.

2. Kĩ năng:

- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.

- Trình bày những điều đã quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.

- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.

- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể.

3. Thái độ:

- HS biết lựa chọn những chi tiết cần thiết vào bài văn tả người.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Phiếu học tập nhóm, bảng phụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo HD.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại, bình giảng.

- Thuyết trình, vấn đáp.

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật chia sẻ

nhóm đôi

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 94: Phương pháp tả người (Mục I) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18/5/2020 (6B) Tiết 94 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI (MỤC I) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Cách làm bài văn tả người. - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. 2. Kĩ năng: - Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. - Trình bày những điều đã quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. - Viết một đoạn văn, bài văn tả người. - Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể. 3. Thái độ: - HS biết lựa chọn những chi tiết cần thiết vào bài văn tả người. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Phiếu học tập nhóm, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo HD. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, bình giảng. - Thuyết trình, vấn đáp. - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: a. Kiểm tra bài cũ: ? Phương pháp làm bài văn tả cảnh? ? Bố cục và hình thức một bài văn tả cảnh? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Muốn làm bài văn tả người ta cần phải làm gì?..... * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV -HS Nội dung kiến thức trọng tâm I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người. - GV tổ chức HĐN - 3 nhóm/ 3 đv. - Thời gian: 5 phút - Yêu cầu thảo luận: ? Xác định đối tượng được miêu tả; Đặc điểm của đối tượng; Những từ ngữ làm nổi bật đặc điểm đó; Tả chân dung hay tả người gắn với công việc. ? Việc lựa chọn các chi tiết và hình ảnh khác nhau ở chỗ nào? 1. Ví dụ: * Đoạn văn 1: Tả dượng Hương Thư - người chèo thuyền, vượt thác - Đặc điểm: Rắn giỏi, gân guốc, khỏe mạnh, dũng mãnh. - Từ ngữ, hình ảnh: Như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt, hàm răng, quai hàm, mắt, như một hiệp sĩ của Trường Sơn. -> Miêu tả nhân vật gắn với công việc => Tả người trong tư thế làm việc * Đoạn văn 2: Tả Cai Tứ - Đặc điểm: Thấp bé, xấu, gian xảo. - Từ ngữ, hình ảnh: + Thấp, gầy, mặt vuông, má hóp + Lông mày lởm chởm, đôi mắt gian hùng + Mũi gồ sống thương + Râu mép: cố giấu giếm, đậy điệm cái mồm toe toét, tối om như cửa hang, đỏm đang mấy chiếc răng vàng. => Tả chân dung. * Đoạn văn 3: - Đối tượng: Quắm Đen và ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô - Đặc điểm; từ ngữ miêu tả: + Quắm Đen: Hăng hái, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, vội vàng (lăn xả, đánh ráo riết, lấn lướt, thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa, như một con cắt, loay hoay gò lưng lại, mồ hôi nhễ nhại). + Cản Ngũ: lờ ngờ, chậm chạp, bình tĩnh, chắc chắn, vững vàng (Lờ ngờ, chậm chạp, lúng túng, hai tay dang rộng..., bước hụt, chúi xuống, đứng như cây trồng, cái chân tựa bằng cây cột sắt, nghiêng mình nhìn, luồn tay xuống, nắm lấy khố, nhấc bổng anh ta lên). - Đoạn 1, 3: Tả người gắn với công việc; các chi tiết miêu tả đều ở trạng thái động, phù hợp với công việc đang thực hiện (cử ? Nhận xét về trình tự miêu tả các đối tượng ở 3 đoạn văn? Từ loại? ? Khi tả người cần sử dụng phép tu từ nào? ? Qua việc tìm hiểu VD, em hãy cho biết muốn tả người ta cần phải làm gì? - HS quan sát đoạn văn 3 ? Hãy chỉ ra nội dung chính của mỗi phần trong đoạn. ? Nếu phải đặt tên cho bài em sẽ đặt tên là gì? ? Qua tìm hiểu 3 đoạn văn, em cho biết muốn làn bài văn tả người cần chú ý những gì? ? Bố cục bài văn tả người ntn? - 2 HS đọc ghi nhớ (SGK - T.61) chỉ, hành động). - Đoạn 2: Tả chân dung; các chi tiết miêu tả ở trạng thái tĩnh (MT ngoại hình). - Trình tự miêu tả: Theo một thứ tự nhất định. - Từ loại sử dụng để MT: ĐT, TT - Sử dụng phép tu từ: so sánh * Muốn tả người cần: - Xác định đối tượng cần tả. - Quan sát lựa chọn các chi tiết tiêu biểu. - Miêu tả theo một trình tự. - Sử dụng ĐT, TT, phép so sánh để MT * Đoạn văn 3: gồm 3 phần - Mở bài: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu. - Thân bài: Diễn biến keo vật - Kết bài: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê ghớm của ông Cản Ngũ * Nhan đề: Keo vật thách đấu, con ếch ộp ôm cột sắt. 2. Ghi nhớ : sgk Hoạt động 3: Luyện tập - Nếu tả một em bé e sẽ miêu tả những chi tiết nào? Hoạt động 4: Vận dụng (làm ở nhà) Viết đoạn văn ngắn miêu tả một em bé mà e thấy ấn tượng Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Tìm đọc một số bài văn tả người tiêu biểu V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Nhớ các bước cơ bản khi làm một bài văn tả người - Chuẩn bị phần Luyện tập: + Tìm chi tiết để tả một cụ già cao tuổi. + Tìm chi tiết để tả cô giáo đang say sưa giảng trên lớp -----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_94_phuong_phap_ta_nguoi_muc_i_nam.pdf