Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89: Đêm nay Bác không ngủ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Hiểu được tình cảm của người chiến sĩ trong bài thơ đối với Bác Hồ.

- Sự kết hợp giữa .yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ

thuật khác được sử dụng trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ 5 chữ kết hợp các yếu tố

miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Bồi dưỡng lòng kính yêu vị lãnh tụ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đọc và nghiên cứu văn bản.

2. Học sinh: Học, chuẩn bị bài theo các câu hỏi gợi ý.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp;

- Hoạt động nhóm

2. Kĩ thuật:

- Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ:

- Đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?

- Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ?

pdf4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89: Đêm nay Bác không ngủ (Tiếp theo) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/05/2020 (6B) Tiết 89 - Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu được tình cảm của người chiến sĩ trong bài thơ đối với Bác Hồ. - Sự kết hợp giữa .yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ 5 chữ kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Bồi dưỡng lòng kính yêu vị lãnh tụ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Đọc và nghiên cứu văn bản. 2. Học sinh: Học, chuẩn bị bài theo các câu hỏi gợi ý. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề’ Thuyết trình, vấn đáp; - Hoạt động nhóm 2. Kĩ thuật: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. Kĩ thuật học tập hợp tác IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ? - Nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động GV khái quát lại nội dung tiết 1 -> nêu yêu cầu tìm hiểu ở tiết 2. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS đọc lại khổ thơ 1,2 ? Ngay ở khổ thơ đầu, từ “mà sao” cho thấy tâm trạng gì của anh đội viên? - Tâm trạng ngạc nhiên, băn khoăn. - HS: Đọc khổ thơ 3. 2. Tình cảm của anh đội viên đối với Bác Hồ. ? Trong lần thứ nhất thức dậy, tâm tư của anh được thể hiện trong những câu thơ nào? ? Cặp từ “càng”... “càng” ở đây có ý nghĩa gì? ? Anh đội viên gọi Bác là gì? ? Tác giả sd nghệ thuật nào? ? Hai câu thơ làm nổi bật tình cảm của anh đội viên với Bác ntn? - HS: Đọc khổ thơ 5 ? Khi thấy Bác chăm sóc ân cần chu đáo cho đồng đội và bản thân, anh đội viên đã có sự cảm nhận về Bác ntn? ? “Cao lồng lộng” là ntn? -> Cao tới mức cảm thấy như vô cùng, vô tận. ? Tác giả sử dụng NT gì? ? Anh đội viên đã cảm nhận được điều gì ở Bác? ? Em cảm nhận được tình cảm gì của anh đội viên đối với Bác? * GV bình: Câu thơ ngắn gọn với hình ảnh so sánh hợp lý vừa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại và gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Lòng yêu thương hòa niềm xúc động, tôn kính - Tình cảm có thật của anh đội viên khi ở bên Bác. Nó đã tỏa sáng, sưởi ấm lòng anh. ? Từ đó anh đội viên đã có hành động gì? ? Em nhận thấy tâm trạng và tình cảm nào của người chiến sĩ? - HS: Đọc khổ 10, 11 ? Lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, thấy Bác chưa ngủ anh đội viên có biểu hiện gì? ? Tg sd loại từ nào, lời thơ và nhịp thơ - Càng nhìn lại càng thương -> Mức độ tăng tiến về tình cảm. - Người cha mái tóc bạc -> NT: ẩn dụ, tăng tiến => Tình thương sâu sắc, đằm thắm của anh đội viên đối với Bác như thương chính người cha vất vả của mình. - Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng -> NT: So sánh, từ láy. => Cảm nhận được hình ảnh Bác lớn lao, vĩ đại nhưng hết sức gần gũi cùng tình thương bao la, ấm áp của Bác. => Thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. Thổn thức cả nỗi lòng Thầm thì anh hỏi nhỏ: ... Bác có lạnh lắm không? => Tâm trạng bồn chồn, xao xuyến cùng sự quan tâm và lo lắng của anh đội viên về sức khỏe của Bác. - Anh hốt hoảng giật mình. - Anh vội vàng nằng nặc Mời Bác ngủ Bác ơi! Bác ơi! Mời Bác ngủ! -> NT: từ láy, lời thơ gấp gáp, khẩn thiết. có gì đáng chú ý? ? Tâm trạng ấy đã nói lên tình cảm gì của anh đối với Bác? - HS: Đọc khổ 15 ? Khi nghe Bác dãi bày tâm sự, anh đội viên đã có hành động gì? ? Tại sao từ chỗ bồn chồn, lo lắng, anh đội viên lại chuyển sang “vui sướng mênh mông”? -> Vì anh đã hiểu ra tình cảm yêu thương mênh mông của Bác và được sống trong tình cảm yêu thương ấy. ? Hành động đó nói lên tình cảm gì của anh đội viên với Bác? *GV bình: Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả của Người, anh chiến sĩ lớn thêm lên về tâm hồn tình cảm và được hưởng một niềm hạnh phúc thật sự lớn lao. Diễn biến tâm trạng của anh dừng lại ở giây phút tâm tư anh bừng sáng. Hoá ra cái dáng suy tư của Bác bắt nguồn từ mối không an lòng , từ tình thương giản dị nhưng rất đỗi mênh mông. HĐN 2 (2p) Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên, em có nhận xét gì về tình cảm của anh đối với Bác? - HS: Đọc khổ thơ cuối. ? Khổ cuối là suy ngẫm của tác giả. Đọc khổ thơ, vì sao tác giả nói: “Vì một lẽ thường tình”. Cách nói giản dị nhưng có gì độc đáo? * GV bình: Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong số vô vàn đêm không ngủ của Người. Việc Người “không ngủ” vì lo việc nước, việc dân, vì thương bộ đội, dân công đã là một “lẽ Hốt hoảng, thiết tha, năn nỉ. => Tình yêu thương và sự lo lắng của anh đội viên đối với Bác đã ở mức cao độ giống như tình cha con. - Lòng vui sướng mênh mông -> Thức luôn cùng Bác. => Niềm từ hào, sung sướng và hạnh phúc khi được ở bên Người. * Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể, chân thực tình cảm thương mến, kính yêu, lòng biết ơn và niềm hạnh phúc của người chiến sĩ nói riêng và của nhân dân nói chung đối với Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. 3. Suy ngẫm của tác giả: - Tác giả nhận ra đây là một trong muôn vàn đêm không ngủ của Người. - Tác giả đã nêu được một chân lý hiển nhiên: Bác luôn yêu thương hi sinh tất cả cho mọi người. thường tình” của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta, cuộc đời Người dành chọn cho nhân dân tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu. ? Nhận xét về nghệ thuật: (Thể thơ? Lời thơ?) - HS: Trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung. ? Nêu nội dung, ý nghĩa của bài thơ? - HS: Trả lời. - GV: Kết luận * Hoạt động 3: Luyện tập - HS: Đọc diễn cảm bài thơ III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc biểu đạt nội dung thông qua một câu chuyện kể. - Lời lẽ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm. 2. Nội dung, ý nghĩa: - P/ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta. - Biểu hiện tình cảm yêu quý cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân đối với Bác. IV. LUYỆN TẬP Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ * Hoạt động 4: Vận dụng (Làm ở nhà) - Viết đoạn văn khoảng 5-6 dòng trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của anh đội viên dành cho Bác * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà) - Tiếp tục tìm đọc 1 số bài thơ về tình yêu thương của Bác. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: - Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác bài thơ. - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của bài. - Soạn bài: “Lượm” + Học thuộc lòng bài thơ + Tìm hiểu vể tác giả và văn bản + Tìm các chi tiết, hình ảnh miêu tả Lượm -> Nhận xét -------------------------------------------------

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_89_dem_nay_bac_khong_ngu_tiep_the.pdf
Giáo án liên quan