I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức đã học ở tiết 1, tìm những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc
trong một số đoạn văn miêu tả để nắm vững hơn vai trò tác dụng của các thao tác
khi mà 1 bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: Quan sát, tưởng tượng
so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ
- Yêu mến môn học.
4. Định hướng năng lực:
- Nưng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. ( Soạn bài theo câu hỏi sgk)
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề hoạt động cặp đôi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia cặp đôi
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu của bài học
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
52 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 84 đến 101 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 04/05/2020 (6A1)
Tiết 84: Bài 19
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố những kiến thức đã học ở tiết 1, tìm những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc
trong một số đoạn văn miêu tả để nắm vững hơn vai trò tác dụng của các thao tác
khi mà 1 bài văn miêu tả.
2. Kĩ năng
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: Quan sát, tưởng tượng
so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ
- Yêu mến môn học.
4. Định hướng năng lực:
- Nưng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. ( Soạn bài theo câu hỏi sgk)
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề hoạt động cặp đôi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia cặp đôi
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra
3. Bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV nêu mục tiêu của bài học
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
GV: Yêu cầu HS nhắc lại mục bài học
tiết 1.
HS: Đọc yêu cầu BT1
Thi ai nhanh tay
GV: Chia lớp thành các cặp đôi( mỗi
cạp là 1 đội )
GV: Đưa lên bảng phụ và thông qua
luật chơi
II. Luyện tập
1. Bài 1:
a. Những chữ cần điền:
+ Gương bầu dục.
+ Uốn, cong cong.
+ Cổ kính.
+ Xám xịt.
GV: Tuyên dương đội nhanh nhất
GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu
đề, cách làm.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chốt.
HS: Đọc yêu cầu
HS làm cá nhân.
GV: Gọi 1 học sinh trình bày
Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét và nêu định hướng
HS suy nghĩ tự viết 1 đoạn văn.
GV gọi một số HS đọc.
GV nhận xét.
GV: Cho HS đọc một đoạn văn tham
khảo
+ Xanh um.
b. Tác giả lựa chọn những hình ảnh đặc
sắc: Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa
hồ...
2. Bài 2:
* Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc:
- Rung rinh, bóng mỡ
- Đầu to, nổi từng tảng
- Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
- Trịnh trọng, khoan thai vút râu và lấy
làm hãnh diện lắm.
- Râu dài, rất hùng dũng.
3. Bài 4: Tả quang cảnh buổi sáng trên
quê hương em, em sẽ liên tưởng và so
sánh:
- Mặt trời (mâm lửa, mâm vàng, quạ
đen, khách lạ...)
- Bầu trời (Lồng bàn khổng lồ, nửa quả
cầu xanh...)
- Hàng cây (hàng quân, tường thành)
- Núi đồi (bát úp, cua kềnh)
- Những ngôi nhà (Viên gạch, bao diêm,
trạm gác...)
4. Bài 5.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ( kết hợp với HĐ2)
* HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- GV: ? Em hãy quan sát và miêu tả ngôi trường của em.( Những đặc điểm nổi bật)
* HOẠT ĐỘNG 5: tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm đoạn văn miêu tả có sử dụng tưởng tượng, so sánh
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà hoàn thiện bài tập.
- Đọc và nghiên cứu trả lời câu hỏi các đoạn văn ở mục I trong bài Phương pháp
tả cảnh.
Ngày soạn: 03/05/2020
Ngày giảng: 04/05 (6A1,3)
Tiết 85: Bài 21
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả cảnh.
- Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát cảnh vật.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Trình bày những điều đó quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
- Nưng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. ( Soạn bài theo câu hỏi sgk)
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề hoạt động cặp đôi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia cặp đôi
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra
3. Bài mới
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để
cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc
đoạn văn miêu tả?
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
* GV: Sử dụng bảng phụ đã viết VD
- Gọi HS đọc.
- GV chia theo dãy bàn chuẩn bị cho
3 văn bản.
- HS thảo luận theo yêu cầu GV.
- HS báo cáo, HS nhóm khác nhận xét
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Ví dụ:
GV nhận xét, chốt
Dãy 1:
? Văn bản đầu tiên tả hình ảnh ai
trong một chặng đường của cuộc
vượt thác?
? Cảnh DHT vượt thác được miêu tả
qua hình ảnh tiêu biểu nào?
? Khi miêu tả DHT vượt tác, tác giả
sử dụng nghệ thuật nào?
- So sánh. ( Như một pho tượng đồng
đúc, như một hiệp sĩ)
? Qua miêu tả động tác và ngoại hình
của DHT, ta thấy cảnh thác ở đây
ntn?
GV: Qua hình ảnh DHT, người đọc có
thể hình dung được phần nào cảnh sắc
ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi
vì người vượt thác đã phải đem hết
gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng
thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp
mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp
thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường
Sơn oai linh..(Nhờ tả ngoại hình và
các động tác)
Dãy 2:
? Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì?
? Tác giả lựa chọn hình ảnh tiêu
biểu nào của dòng sông để miêu tả?
? Người viết quan sát cảnh vật từ vị
trí nào?
- Ngồi trên thuyền trôi xuôi từ kênh ra
sông
* Đoạn a:
- Tả DHT chống thuyền vượt thác.
- Miêu tả qua các hình ảnh:
+ Động tác: thả sào, rút sào nhanh như
cắt
+ Ngoại hình: như một pho tượng đồng
đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm
răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp
mắt nảy lửa.
- Nhờ miêu tả ngoại hình, động tác của
nhân vật DHT, ta hình dung, cảm nhận
được cảnh sắc là một khúc sông có
nhiều thác dữ, hiểm trở.
-> Làm nổi lên cảnh thác dữ, nước
chảy xiết, cảnh hiên nhiên hùng vĩ.
* Đoạn b:
- Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà
Mau - Năm Căn.
- Miêu tả qua các hình ảnh:
+ Mênh mông
+ Ầm ầm đổ ra biển
+ Cá nước bơi hàng đàn đen trũi
+ Rừng đước dựng lên cao ngất
? Người tả đang tả theo trình tự nào?
GV: Trình tự tả như thế là rất hợp lí
bởi người tả đang ngồi trên thuyền
xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái
đập vào mắt người ngồi trước hết phải
là cảnh dồng sông, nước chảy, rồi mới
tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả
khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người
tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.
Dãy 3,4:
? Văn bản thứ ba có bố cục chia làm
mấy phần? Cho biết nội dung của
từng phần?
? Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự
miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
GV: Cách tả như vậy cũng rất hợp lí
bởi cái nhìn của người tả là hướng từ
bên ngoài.Nếu tả theo trật tự thời gian
thì chắc chắn phải tả khác.
? Vậy muốn tả cảnh chúng ta cần ghi
nhớ điều gì?
? Một bài văn tả cảnh có bố cục mấy
phần? Nhiệm vụ từng phần?
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Chốt lại kiến thức
- HS nêu yêu cầu của bài.
Thảo luận cặp đôi (5P)
Các nhóm làm vào bảng nhóm
Đại diện một nhóm trình bày
Các nhóm khác quan sát và cho ý kiến
GV nhận xét và chốt trên bảng phụ
- Theo trình tự:
+ Từ dưới sông nhìn lên bờ.
+ Từ gần đến xa
-> Theo trình tự không gian
* Đoạn c:
- Dàn ý gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu lũy tre làng
+ Thân bài: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.
+ Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ về lũy tre
- Trình tự miêu tả:
+ Từ khái quát đến cụ thể
+ Từ ngoài vào trong
-> Trình tự không gian
2. Bài học:
- Yêu cầu bài văn tả cảnh:
+ Xác định đối tượng cần tả
+ Quan sát, lựa chọn những hình ảnh
tiêu biểu
+ Miêu tả theo một trình tự (Trình tự
không gian)
- Bố cục: Gốm 3 phần
+ MB: Giới thiệu cảnh được tả
+ TB: Tập trung tả cảnh theo một trình
tự
+ KB: Phát biểu cảm nghĩ về cảnh vật
đó.
* Ghi nhớ: SGK/47
II. Luyện tập
1. Bài 1: Tả quang cảnh lớp học trong
giờ viết bài TLV.
a. Hình ảnh tiêu biểu:
+ Cảnh học sinh nhận đề, một vài gương
mặt rạng rỡ, phấn khởi
+ Cảnh học sinh chăm chú làm bài
+ Hoạt động của GV khi HS làm bài
GV: Chia nhiệm vụ:
- Dãy bàn 1,2: Viết phần mở bài
- Dãy bàn 3,4: Viết phần KB
GV: Gọi một vài HS đọc
GV: Cho HS đọc đoạn tham khảo
+ Không khí lớp học.
+ Cảnh thu bài, tâm trạng của HS
b. Trình tự miêu tả
+ Không gian/ Thời gian
+ Từ ngoài vào trong/ Từ trong ra ngoài
+ từ trên bảng xuống cuối lớp.
c. Viết bài MB, KB
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ( kết hợp với HĐ2)
* HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- GV: ? Viết hoàn thiện bài văn 1 tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV
* HOẠT ĐỘNG 5: tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm bài văn tả phong cảnh quê hương
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà hoàn thiện bài tập. Đã giao
- Yêu cầu: Đọc kĩ BT2,3 của bài và trả lới theo yêu cầu
Ngày soạn: 4/5/2010
Ngày giảng: 5/5 (6A3);6/5 (6A1)
Tiết 86: Bài 21
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH (Tiếp)
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 ( văn tả cảnh – viết ở nhà)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về phương pháp tả cảnh.
- Thực hành viết bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát cảnh vật.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Trình bày những điều đó quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lý.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
- Nưng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên: Bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên (quan sát kĩ sân trường giờ ra
chơi? Tìm những hình ảnh tiêu biểu
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề hoạt động cặp đôi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia cặp đôi
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề hoạt động cặp đôi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia cặp đôi
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: GV không kiểm tra
3. Bài mới
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu các phương pháp làm một bài văn tả cảnh.
Giờ học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau làm bài tập . . .
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
GV: Khái quát nội dung tiết 1
HS: Đọc yêu cầu
HS: làm việc cá nhân
II. Luyện tập.
2. Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi:
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian
- Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến
- GV cho HS viết một cảnh trong
thân bài theo trình tự thời gian hoặc
không gian
- HS viết bài
- HS đọc
- Gọi HS đọc đề bài
- HS làm việc theo cặp đôi (3P)
- 4 đôi trình bày
GV: Người viết không tả theo trình
tự thời gian, cũng không tả theo
không gian mà theo mạch cảm xúc
và hướng theo con mắt của mình.
- HS từ các lớp ùa ra sân trường
- Cảnh HS chơi đùa
- Các trò chơi quen thuộc
- Trống vào lớp, HS về lớp
- Cảm xúc của người viết
b. Cách tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi giữa sân trường, các góc
sân
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
3. Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp
a. Mở bài: Biển thật đẹp
b. Thân bài:
- Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác
nhau
- Buổi sớm nắng sáng
- Buổi chiều gió mùa đông bắc
- Ngày mưa rào
- Buổi sớm nắng mờ
- Buổi chiều lạnh
- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu
- Buổi trưa xế
- Biển, trời đổ màu
c. Kết bài: nhận xét vì sao biển đẹp
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ( kết hợp với HĐ2)
* HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- GV: ? Viết hoàn thiện bài văn 1 tả cảnh sân trường lúc ra chơi
* HOẠT ĐỘNG 5: tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm và đọc bài văn tả sân trường giờ ra chơi
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà hoàn thiện bài tập. Đã giao
- Yêu cầu:- Đọc và tìm hiểu tác giả? Hoàn cảnh bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ
- Về nhà viết Bài viết số 5 ở nhà: Tả quang cảnh sân trường em trong
giờ ra chơ.i .
Ngày soạn:6/5/2020
Ngày giảng: 7/5 (6A3);8/5 (6A1- Tiết 87)
Tiết 87,88: Bài 23. Văn bản
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
(Minh Huệ )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nét chính về tác giả, văn bản.
- Nội dung và ý nghĩa của văn bản.
- Hình ảnh Bác Hồ qua cản nhận của người chiến sĩ.
- Những đặc sắc nghệ thuật.
2. Kĩ năng
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các
yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yêu của Bác Hồ.
3. Thái độ
- Cảm phục tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối với bộ đội và nhân dân,
kính yêu Bác Hồ.
4. Định hướng năng lực:
- Nưng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nghe, nói, đọc, viết
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Hình ảnh về tác giả.
- Tranh ảnh liên quan.
2. Học sinh: Soạn bài, đọc thuộc thơ.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề hoạt động cặp đôi
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia cặp đôi
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
? Tóm tắt truyện ngắn “Buổi học cuối cùng”? Qua truyện ngắn “Buổi học cuối
cùng” tác giả muốn nói đến điều gì?
3. Bài mới
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Mùa đông 1951 bên bờ sông Lam – Nghệ An. Nghe một anh bạn chiến sĩ vệ
quốc quân kể những chuyện được chứng kiến về một đêm không ngủ của Bác Hồ
trên đường người đi chiến dịch biên giới – Thu đông 1950. Minh Huệ vô cùng xúc
động viết bài thơ này. Nôi dung, nghệ thuật bài thơ như thế nào? Bài học này
chúng ta sẽ rõ tấm lòng, tình cảm của Bác.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV & HS Nội dung
GV: Gọi HS đọc phần chú thích SGK.
? Em hãy trình bày đôi nét chính về
nhà thơ Minh Huệ?
Gv treo tranh, giới thiệu về Minh Huệ.
? Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”
ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Hướng dẫn HS cách đọc từng
đoạn. Phân biệt 3 giọng đọc:
+ Giọng kể chuyện, giọng miêu tả của
tác giả.
+ Lời của anh đội viên: lo lắng
+ Lời của Bác: chậm rãi, đầm ấm
GV: Đọc mẫu một lần -> HS đọc ->
Nhận xét.
? Bài thơ kể lại câu chuyện gì? Hãy
kể lại tóm tắt câu chuyện đó?
Trong thời kì kháng chiến chống thực
dân Pháp, Bác Hồ đến thăm một đơn vị
bộ đội chủ lực rồi nghỉ chân lại nơi
đóng quân. Trong đêm khuya lạnh giá
giữa rừng sâu, anh đội viên thức dậy
lần đầu thấy Bác ngồi bên bếp, đốt lửa
giữ ấm cho mọi người, rồi dém chăn
cho từng người, anh năn nỉ mời Bác đi
ngủ. Lần thứ ba thức dậy, Bác vẫn
không chợp mắt, trời lúc này đã gần
sáng, anh tâm tình và thức luôn cùng
Bác.
? Đội viên? Đinh ninh?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
? Dựa vào bài thơ hãy tìm các câu
thơ thể hiện tâm trạng, tình cảm của
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả- tác phẩm
a. Tác giả
- Minh Huệ(1927 - 2003) tên khai sinh
là Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh: Bài thơ được viết năm
1951 dựa trên sự kiện lịch sử có thật
trong chiến dịch Biên Giới năm 1950.
2. Đọc – tìm hiểu chú thích
a. Đọc
b. Chú thích
3. Thể thơ – PTBT
- Ngũ ngôn.
- PTBT: Tự sự + BC+MT
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Tình cảm của anh đội viên đối với
Bác Hồ:
* Lần thức dậy thứ nhất
anh đội viên đối với Bác? Qua từng
câu thơ thể hiện tình cảm gì của anh
đội viên?
- Thảo luận cặp đôi (5P)
+ Dãy bàn 1,2: Lần thứ nhất thức dậy
+ Dãy bàn 3,4: Lần thứ 3 thức dậy
- Các nhóm báo cáo
- GV chốt và phân tích trên bảng phụ
“Mà sao Bác vẫn ngồi”
- Ngạc nhiên, băn khoăn và lo lắng.
“Càng nhìn lại càng thương”
- Yêu thương, kính trọng Bác.
“ Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- Cảm nhận được sự lớn lao gần gũi
của Bác.
“Bác có lạnh lắm không?”
- Xúc động, lo lắng cho sức khoẻ.
? Em có nhận xét gì về biện pháp tu
từ được sử dụng ở các câu thơ này?
- Hs: Trả lời.
? Qua lần thứ nhất thức dậy thể hiện
tình cảm, cảm xúc gì của anh đội
viên.
- Với lần thức dậy thứ nhất, anh đội
viên vô cùng ngạc nhiên, băn khoăn và
lo lắng cho sức khoẻ của Bác và ở đây
anh đội viên đã cảm nhận được sự lớn
lao ấm áp, gần gũi của người.
Chuyển tiết 88
Gv chuyển ý: Sự ấm áp gần gũi của
Bác còn thể hiện rõ như thế nào qua lần
thức dậy thứ 3 và hình ảnh Bác Hồ đã
để lại trong tâm trí anh đội viên như thế
nào ta cùng tiếp tục tìm hiểu.
+ Dãy bàn 3,4: Báo cáo -> Nhận xét
+ GV chốt và phân tích trên bảng phụ
- “Anh hốt hoảng giật mình”
- “Anh vội vàng nằng nặc”
- “Mời Bác ngủ Bác ơi”
- “Bác ơi!Mời Bác ngủ”
- “ Anh thức luôn cùng Bác”
-> NT: So sánh, từ láy, bút pháp miêu
tả vừa thực, vừa tượng trưng.
=> Sự băn khoăn, lo lắng, xúc động,
biết ơn, hạnh phúc và yêu thương
Bác.
* Lần thức dậy thứ 3:
? Vì sao anh đội viên lại hốt hoảng?
HS: Bác vẫn ngồi đó, trời sắp sáng
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của lời
thơ “Mời Bác ngủ”? Tác giả sử
dụng từ loại gì?
? Lần thứ ba thức dậy cho thấy tình
cảm gì của anh đội viên với Bác?
Giáo viên bình: Hai câu thơ vừa đảo,
vừa điệp vòng tròn thể hiện sự bồn
chồn, tình cảm lo lắng của anh đội viên
đối với Bác
? Em có nhận xét gì về tình cảm của
anh đội viên với Bác?
GV: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế
nào trong cảm nhận của anh đội viên ở
trong bài thơ.
? Bác Hồ thức trong hoàn cảnh nào?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đó?
? Từ hoàn cảnh này em có cảm nhận
gì về cuộc kháng chiến chống Pháp
của nhân dân ta?
- Cuộc kháng chiến chống Pháp đầy
gian nan, vất vả
? Trong hoàn cảnh khó khăn đó, tác
giả đã miêu tả hình dáng, tư thế, hành
động, lời nói của Bác như thế nào?
- Thảo luận cặp đôi (5P)
+ Dãy 1,2: Hình dáng, tư thế
+ Dãy 3: Hành động
+ Dãy 4: Lời nói
- Các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét và chốt
? Nhận xét về các từ ngữ? Tác dụng?
? Hình ảnh đó thể hiện tâm trạng của
Bác lúc này như thế nào?
-> NT: Đảo trật tự ngôn từ, động từ:
-> Bồn chồn, lo lắng cho Bác, muốn
chia sẻ sự lo lắng sốt ruột với Người
=> Đó là lòng kính yêu, biết ơn, hạnh
phúc khi nhận được tình yêu thương
của Bác, là niềm tự hào về vị lãnh tụ
vĩ đại nhưng hết sức bình dị.
2. Hình tượng của Bác Hồ
* Hoàn cảnh
- Trời khuya, mưa lâm thâm.
- Mái lều tranh xơ xác.
-> Khó khăn, gian khổ
* Hình dáng và tư thế
- Lặng yên, vẻ mặt trầm ngâm, ngồi
đinh ninh, mái tóc bạc, chòm râu im
phăng phắc.
GV: Bình giảng
+ N3,4: báo cáo
? Em có cảm nhận gì về Bác thông
qua những hành động đó?
+ N5,6: Báo cáo
- Chú cứ việc ngủ ngon.
- Bác thương đoàn dân công.
- Mong trời sáng mau mau.
? Lời nói nào thể hiện lòng yêu
thương quan tâm của Bác đối với bộ
đội và nhân dân?
? Qua phân tích, em thấy hình tượng
Bác Hồ hiện lên như thế nào, tấm
lòng, tình cảm ra sao?
? Đặc điểm nghệ thuật nổi bật nhất
của bài thơ tự sự này là gì?
- Hs: Trả lời
? Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tình
cảm của Bác đối với quân dân ta và
tình cảm của nhân dân đối với
Người?
HS: Trả lời
HS: Đọc ghi nhớ sgk.
-> NT: Từ láy
-> Bác suy tư, lo lắng.
* Hành động.
Đốt lửa
Bác Dém chăn Động từ
Nhón chân
-> Tình yêu thương, sự chăm sóc ân
cần tỉ mỉ của Bác Hồ với các chiến sĩ.
* Lời nói:
- Bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng đối với tất
cả bộ đội và nhân dân.
=> Tấm lòng yêu thương sâu nặng, sự
chăm lo ân cần chu đáo của Bác Hồ
với chiến sĩ và đồng bào.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ: thơ năm chữ.
- Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả
+ biểu cảm.
- Lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh
- Sử dụng từ láy
2. Nội dung- Ý nghĩa:
- Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm
lòng yêu thương bao la của Bác Hồ đối
với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính
yêu, cảm phục của bộ đội của nhân dân
ta đối với Bác.
* Ghi nhớ: SGK.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ( kết hợp với HĐ2)
* HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (Trên lớp/ở nhà)
- tìm gặp 1 số cựu chiến binh tìm hiểu và viết về những suy nghĩ của họ đối với
chiến dịch biên giới Thu – Đông 1950
* HOẠT ĐỘNG 5: tìm tòi, mở rộng
- Tìm đọc những tác phẩm thơ viết về Bác trong chiến dịch biên giới Thu – Đông
1950.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà học thuộc bài thơ, học bài cũ.
- Đọc và soạn bài: Lượm.
Yêu cầu: Đọc thơ, tìm hiểu các chi tiết nói về Lượm, nhận xét về nhân vật
------------------------------------------------
Ngày soạn:10/5/2020
Ngày giảng: 11/5 (6A1,3- Tiết 89);12/5 (6A3-Tiết 90); 13/5(6A1-Tiết 90)
Tiết 89; 90: Bài 23. Văn bản: LƯỢM
(Tố Hữu)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của Lượm.
- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó .
2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp
các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Đọc – hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm .
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối
thoại trong bài thơ .
- Rèn kĩ năng đọc, nhận biết các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. ( HS Yếu)
- Nhận biết và bước đầu biết tác dụng của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những
lời đối thoại trong bài thơ. ( HS Yếu)
3. Thái độ
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
- Nưng lực chung: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực hợp tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực nghe, nói, đọc, viết
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo Viên
- Bảng phụ.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề
2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi
IV: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tố Hữu vừa ở HN trở về thành phố Huế
quê hương đang đánh Pháp quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc Lượm nhí nhảnh,
vui tươi. Ít lâu sau, nhà thơ lại nghe tin Lượm đã hi sinh anh dũng trên đường đi
công tác. Xúc động, nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục. Tố Hữu viết bài thơ
Lượm.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV- HS Nội dung
GV: Gọi HS đọc chú thích trong SGK
? Nêu những hiểu biết của em về tác
giả
? Bài thơ Lượm được sáng tác trong
thời gian nào?
GV mở rộng thêm về tác giả và văn
bản.
GV hướng dẫn giọng đọc: Những câu
tả hình ảnh Lượm ở đoạn đầu đọc với
giọng vui, nhịp điệu nhanh, nhấn mạnh
vào các từ tạo hình và từ láy tượng
hình. Những câu cảm thán và câu hỏi
tu từ cần đọc lắng xuống, chậm lại.
GV hướng dẫn tìm hiểu các chú thích
SGK
? Em có nhận xét gì về thể loại thơ?
GV: Loại thơ tự sự - ngôi kể thứ ba.
? Theo em bố cục của bài thơ như
thế nào?
+ Năm khổ thơ đầu: Nhớ lại cuộc gặp
gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm.
+ Bảy khổ giữa: Chuyến công tác và
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
a. Tác giả
- Tố Hữu tên là Nguyễn Kim Thành,
(1920 – 2002) quê ở tỉnh Thừa Thiên
Huế, là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của
thơ ca hiện đại VN.
b. Văn bản
- Bài thơ sáng tác năm 1949 trong thời
kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Đọc, từ khó
a. Đọc
b. Từ khó
3. Thể thơ
- Thể loại: thơ 4 tiếng, nhịp 2/2
4. Bố cục: 3 phần
sự hi sinh của Lượm.
+ Hai khổ cuối: Hình ảnh Lượm sống
mãi.
- GV cho HS đọc đoạn thơ đầu
? Cuộc gặp gỡ giữa Lượm và nhà thơ
trong hoàn cảnh nào?
? Đoạn thơ gợi lên trước mắt người
đọc hình ảnh chú bé Lượm như thế
nào?
? Khi miêu tả hình ảnh Lượm, nhà
thơ đã sử dụng nghệ thuật nào?
GV: Tác giả quan sát trực tiếp lượm
bằng mắt nhìn và tai nghe, do đó
Lượm được miêu tả rất cụ thể, sống
động
? Đường vàng là con đường như thế
nào?
- Đường vàng là con đường trong hồi
tưởng là đường cát vàng, đầy nắng
vàng, đồng lúa vàng.
? Hình ảnh so sánh Lượm với con
chim chích nhảy trên đường vàng
đẹp và hay ở chỗ nào? K-G
- Tả rất đúng về hình dáng Lượm: Nhỏ
nhắn, hiếu động, tươi vui giữa không
gian cánh đồng lúa vàng. Ngoài ra nó
còn có giá trị biểu cảm thể hiện tình
cảm yêu mến của nhà thơ đối với
Lượm.
? Ngôn ngữ đối thoại của hai chú
II. Đọc- hiểu văn bả.
1. Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ
tình cờ với nhà thơ:
- Hoàn cảnh: "Huế đổ máu"- Trong
hoàn cảnh chiến đấu chống thực dân
Pháp.
- Hình dáng: Loắt choắt, chân thoăn
thoắt, đầu nghênh ngênh, cười híp mí,
má đỏ bồ quân.
- Trang phục: Cái xắc xinh xinh
Ca lô đội lệch
- Cử chỉ: Mồm huýt sáo vang
Như con
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_84_den_101_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf