I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được mục đích của miêu tả.
- Mục đích của văn miêu tả.
- Nhận diện câu văn, đ.văn miêu tả trong ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện được đoạn văn bài văn miêu tả.
- Bước đầu xác đinh được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác đinh
đặc điểm nổi bật của đối tượng được m.tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
3. Thái độ:
- GD học sinh có ý thức vận dụng kiến thức lí thuyết vào làm một bài văn miêu tả.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập.
2. Học sinh: Học bài, soạn bài theo các câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại, bình giảng.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra kiến thức về văn miêu tả đã học ở tiểu học.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Học kỳ I các em đã được học về kiểu bài tự sự, sang học kỳ II các em sẽ được
tiếp cận với một kiểu bài nữa đó là miêu tả.
8 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 83+84 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18/1/2020 (6C)
Tiết 83- TLV
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được mục đích của miêu tả.
- Mục đích của văn miêu tả.
- Nhận diện câu văn, đ.văn miêu tả trong ví dụ cụ thể.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng nhận diện được đoạn văn bài văn miêu tả.
- Bước đầu xác đinh được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác đinh
đặc điểm nổi bật của đối tượng được m.tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả.
3. Thái độ:
- GD học sinh có ý thức vận dụng kiến thức lí thuyết vào làm một bài văn miêu tả.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu học tập.
2. Học sinh: Học bài, soạn bài theo các câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại, bình giảng.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật đọc tích cực, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra kiến thức về văn miêu tả đã học ở tiểu học.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Học kỳ I các em đã được học về kiểu bài tự sự, sang học kỳ II các em sẽ được
tiếp cận với một kiểu bài nữa đó là miêu tả...
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức trọng tâm
GV: Yêu cầu HS đọc 3 tình huống trong
sgk
I. Thế nào là văn miêu tả?
1. Các tình huống trong sgk - 15
H’: ... Làm thế nào để người khách
nhận ra được nhà em?
H’... Làm thế nào đế người bán hàng lấy
xuống được chiếc áo em định mua?
H’ ... Em phải làm gì để em hs ấy hình
dung ra được hình ảnh người lực sĩ?
H’ Em hãy tìm một số tình huống khác
cũng sử dụng văn miêu tả?
HS: Tự tìm
- Một buổi sáng mùa xuân rất đẹp.
- Cánh đồng lúa chín quê em.
- Ngày sinh nhật em được mua tặng con
gấu bông rất đẹp.
- Bạn em không phân biệt được con cua
đực và cua cái.
H’ Trong văn bản Bài học đường đời
đầu tiên, có 2 đoạn văn miêu tả Dế
Mèn và Dế Choắt. Em hãy chỉ ra 2
đoạn văn đó?
GV: Học sinh HĐ nhóm đôi: 3P.
GV: Các nhóm nhận xét- giáo viên chốt.
H’ Qua đoạn văn trên em thấy DM có
đặc điểm gì nổi bật? Những chi tiết hình
ảnh nào cho thấy điều đó?
H’ Dế Choắt có đặc điểm gì khác DM,
tìm chi tiết, hình ảnh đó?
H’: Qua các tình huống và qua 2 đoạn
- TH1: tả con đường và đặc điểm ngôi
nhà để người khác nhận ra, không bị lạc.
- TH2: tả cái áo (màu sắc, kiểu dáng, vị
trí...) để người bán hàng không nhầm,
tránh mất thời gian.
- TH 3: tả chân dung người lực sĩ để em
bé hình dung người lực sĩ như thế nào.
-> Cả 3 tình huống đều sử dụng văn
miêu tả.
2. Hai đoạn văn tả DM và DC
- Đoạn tả DM: "Bởi tôi ăn uống điều
độ... đưa cả hai chân lên vuốt râu..."
- Đoạn tả DC: "Cái anh chàng
DC...nhiều ngách như hang tôi..."
* Những chi tiết, hình ảnh cụ thể:
- Dế Mèn: Cường tráng, oai vệ: Những
động tác ra oai khoe sức khoẻ, các ĐT,
TT miêu tả càng, chân, cánh, vuốt, đầu,
răng.
- Dế choắt: Ốm yếu, xấu xí: người gầy
gò, dài lêu nghêu như gã nghiện thuốc
phiện, như người cởi trần mặc áo ghi-
lê... Dùng nhiều ĐT, TT miêu tả sự ốm
yếu, xấu xí.
=> Hai đoạn văn giúp người đọc hình
dung được đặc điểm nổi bật của 2 chú
văn miêu tả DM và DC, theo em ntn là
văn miêu tả?
GV: Nhấn mạnh, minh họa thêm.
H’ Theo em làm thế nào tác giả có thể
có được đoạn văn miêu tả sinh động,
hấp dẫn như đoạn văn miêu tả DM và
DC trên?
HS: Trao đổi – cặp đôi – 2P.
HS: Phát biểu – hs khác nhận xét, bổ
sung.
GV: Chốt kiến thức: Trong văn miêu tả,
năng lực quan sát của người viết là quan
trọng nhất: năng lực nghe, nhìn, cảm
nhận, sử dụng từ ngữ, sử dụng các biện
pháp tu từ...
=> Văn miêu tả rất cần thiết trong đời
sống con người và không thể thiếu trong
tác phẩm văn chương.
Hoạt động 3: Luyện tập.
- GV: Gọi HS đọc bài tập 1.
- Gọi hs làm bài tập- GV nhận xét sửa
chữa.
Chia lớp làm 6 nhóm lớn – t/gian 7P.
GV: Phát phiếu học tập
Nhóm 1,2: Tìm đặc điểm nổi bật của
cảnh mùa đông.
Nhóm 3,4: Tìm đặc điểm nổi bật của
cảnh mùa hè.
Nhóm 5: Tìm đặc điểm nổi bật của cảnh
mùa xuân.
Nhóm 6: Tìm đặc điểm nổi bật của cảnh
mùa thu.
HS: Làm việc theo nhóm
GV: Hết t/gian 7P: Đặt bảng phụ có gợi
dế.
3. Bài học:
- Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp
người đọc, người nghe hình dung được
những đặc điểm, tính chất nổi bật của
đối tượng. Khiến cho đối tượng được
miêu tả như hiện lên trước mắt người
đọc, người nghe.
- Trong văn miêu tả, năng lực quan sát
của người viết là rất quan trọng.
* Ghi nhớ - sgk – 16
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Đoạn 1: Đặc tả chân dung DM vào độ
tuổi thanh niên cường tráng, đặc điểm
nổi bật: to khỏe và mạnh mẽ.
- Đoạn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé
Lượm: hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời.
Bài tập 2:
* Đặc điểm nổi bật của cảnh mùa
đông:
- Lạnh lẽo, ẩm ướt, gió bấc và mưa
phùn...
- Đêm dài, ngày ngắn
- Bầu trời: âm u, nhiều mấy và sương
mù,,,
- Cây cối: trơ trụi, khẳng khiu, lá vàng
và rụng nhiều.
Con người: quần áo, mũ khăn dày và
ấm...
* Đặc điểm nổi bật của cảnh mùa hè:
ý đáp án.
HS: Các nhóm trao đổi phiếu – chấm
điểm cho nhóm bạn
GV: Chốt kiến thức – tuyên dương
nhóm có kết quả tốt.
- Trời oi bức, nắng chói trang
- Mưa nhiều
- Cây cối um tùm
- Ve kêu
- Con người: ở trần, mặc quần áo vải
mỏng, cộc tay...
* Đặc điểm nổi bật của mùa xuân:
- Thời tiết ấm áp, sáng sớm vẫn lạnh
- Cây cối đâm chồi nảy lộc, các loài
hoa...
- Nhiều lễ hội....
* Đặc điểm nổi bật của mùa thu:
- Trời se lạnh, nắng hanh hao.
- Lá vàng rơi
- Bưởi, cam, hồng... chín
Hoạt động 4: Vận dụng.
Viết đoạn văn miêu tả về khuôn mặt của mẹ em( chú ý đặc điểm nổi bật)
- Học sinh viết đoạn văn ở nhà.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà)
- Vẽ tranh về nhân vật Dế Mèn thông qua những chi tiết miêu tả về nhân vật ấy trong
văn bản đã học.
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Thế nào là văn miêu tả? Đặc điểm của văn miêu tả
- GV khái quát nội dung bài học
- Học bài, làm bài tập
- Chuẩn bị tiết tiếp theo: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu
tả.
+ Đọc kĩ các đoạn văn trong sách giáo khoa
+ Lần lượt trả lời các câu hỏi
...............................................................................................................
Ngày dạy: 4/5/2020 (6B)
Tiết 84 - Bài 19
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu
tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn MT
2. Kĩ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Nhận diện và vận dụng được những thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh,
nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng được những thao tác cơ bản trên trong đọc và viết bài văn khi
miêu tả.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước
II. Chuẩn bị
1. GV: Phiếu học tập.
2. HS: Đọc và nghiên cứu bài theo câu hỏi SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề. Thuyết trình, vấn đáp,hoạt động nhóm
2. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác, kĩ thuật hoạt động nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ:
H: Thế nào là văn miêu tả ? Lấy ví dụ?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
Em hiểu thế nào là quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét?
+ Quan sát: Huy động các giác quan để nhận thức sự vật, hiện tượng
+ Tưởng tượng: Hình dung ra cái chưa có, không có
+ So sánh: Dùng cái đã biết để làm rõ, làm nổi bật cái chưa biết rõ
+ Nhận xét: Đánh giá, khen chê.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV& HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc 3 đoạn văn SGK.
GV: Học sinh thảo luận nhóm đôi- chia
lớp thành 3 nhóm lớn.
- GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1: Thảo luận ý a
+ Nhóm 2: thảo luận ý b
+ Nhóm 3: Thảo luận ý c
- GV phát phiếu học tập
- HS thảo luận (4')
- HS: Các nhóm trình bày kết quả- các
nhận xét lẫn nhau- giáo viên chốt lại.
Nhóm 1:
H’: Đoạn văn 1 tả về đối tượng nào?
Giúp em hình dung được những đặc
điểm gì nổi bật của đối tượng?
H’: Điều đó được thể hiện qua những
từ ngữ nào?
H’: Tìm những câu văn có sự so sánh,
tưởng tượng trong đoạn văn 1? Sự so
sánh ấy có gì độc đáo?
-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
Nhóm 2:
H’: Đoạn văn 2 tả đối tượng nào? Giúp
em hình dung được những đặc điểm gì
nổi bật của đối tượng?
H’: Đoạn đó được thể hiện qua những
câu, từ ngữ nào? Em hãy tìm những
câu văn so sánh, liên tưởng?
-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
Nhóm 3:
I. Quan sát tưởng tượng, so sánh và
nhận xét trong văn miêu tả.
1. Ví dụ:
a. Đoạn văn 1: Tái hiện hình ảnh ốm yếu,
tội nghiệp của Dế Choắt.
- Thể hiện qua từ ngữ: người gầy gò, dài
lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện; cánh chỉ ngắn củn, hở cả mạng
sườn
- Những câu văn có sự liên tưởng, so
sánh:
+ gầy gò như gã nghiện thuốc phiện
-> gợi sự quá gầy, ốm yếu, tội nghiệp.
+ Đôi cánh ngắn ... như người cởi trần
mặc áo gi-lê.
b. Đoạn văn 2: Đặc tả cảnh đẹp thơ
mộng, mênh mông hùng vĩ của sông
nước Cà Mau.
- Những câu văn so sánh, liên tưởng:
+ "nước ầm ầm.sóng trắng"
+ "rừng đước dựng lên caovô tận"
c. Đoạn văn 3: Miêu tả hình ảnh đầy sức
H’: Đoạn văn 3 giúp em hình dung
được những đặc điểm gì của đối tượng?
H’: Điều đó được thể hiện qua những
câu, từ ngữ nào?
H’: Tìm những câu văn có sự liên
tưởng, so sánh?
-> Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận
H’: Để viết được như vậy người viết
phải có năng lực gì ?
( phải quan sát, tưởng tượng, so sánh)
H’: Tại sao cần phải quan sát trước khi
miêu tả?
H’: Yếu tố tưởng tượng, so sánh có vai
trò như thế nào trong văn miêu tả?
H’: Trong văn miêu tả yếu tố nhận xét
có vai trò gì?
H’: Chỉ ra mối quan hệ giữa quan sát
với tưởng tượng, so sánh và nhận xét
trong văn MT?
GV giảng: Để tả sự vật, phong cảnh,
người viết cần biết quan sát, tưởng
tượng, so sánh và đưa ra lời nhận xét,
đây là thao tác khi miêu tả. Có kết hợp
tốt thì mới tạo sự sinh động, giàu hình
tượng, thú vị.
- HS đọc đoạn văn 3 SGK
H’: Em hãy tìm những chữ bị lược bỏ trong
đoạn văn 3 và so sánh với đoạn văn 2?
- HS: ầm ầm, như thác, nhô lên hụp
xuống như người bơi ếch, như hai vô tận
H’: Những từ bị bỏ đi có ảnh hưởng gì
đến đoạn văn miêu tả này ?
- HS: Mất đi hình ảnh liên tưởng thú vị
H’: Vậy để có được bài văn miêu tả
hay, thú vị, sinh động, yêu cầu người
viết phải làm những gì ?
- HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HS nêu yêu cầu của bài tập 1.
- HS thảo luận nhóm (theo nhóm bàn -
sống của cây gạo vào mùa xuân
(cây gạo sừng sững....hàng ngàn ....
chào mào, sáo sậu ... )
- Những câu văn so sánh, liên tưởng:
"Cây gạo sừng sững như một tháp đèn
khổng lồ"
* Quan sát: Giúp chọn được những chi
tiết nổi bật của đối tượng miêu tả.
* Tưởng tượng, so sánh: Giúp người đọc
hình dung được đối tượng miêu tả một
cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
* Nhận xét: Giúp người đọc hiểu được
tình cảm của người viết.
2. Ghi nhớ: SGK/28
II. Luyện tập
Bài 1: Điền từ vào chỗ trống
5 phút)
H’: Tìm từ điền vào chỗ trống.
-> Đại diện các nhóm lên trình bày
-> Các nhóm khác bổ sung
-> GV nhận xét, kết luận.
H. Tìm những hình ảnh tiêu biểu của
quang cảnh Hồ Gươm?
- GV: Đó là những đặc điểm nổi bật mà
các hồ khác không có.
HS: Hoạt động cá nhân: 6P.
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS viết thành đoạn văn .
- GV gọi 2, 3 học sinh đọc đoạn văn
mình viết -> HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, củng cố: các thao tác
miêu tả
(chú ý: Phải làm nổi bật đặc điểm của
căn phòng )
a. (1) gương bầu dục; (2) cong cong; (3)
lấp ló; (4) cổ kính; (5) xanh um
b. Quan sát lựa chọn những hình ảnh đặc
sắc, tiêu biểu:
- Hồ sáng long lanh.
- Cầu ... màu son
- Đền ... gốc đa già, rễ lá xum xuê
- Tháp Rùa xây trên gò đất giữa hồ.
Bài tập 3:
- Những đặc điểm nổi bật của ngôi nhà e
đang ở.
* Hoạt động 4: Vận dụng:
- HĐ cá nhân 4p: Viết 1 đoạn văn ngắn từ 3-.5 câu miêu tả cảnh sân trường trong giờ
ra chơi.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (Làm ở nhà)
H: Quê hương em có dòng sông Nậm Mu hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả về dòng
sông đó.( chú ý miêu tả đặc điểm nổi bật của dòng sông)
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- GV hệ thống toàn bài.
- Muốn viết được bài văn miêu tả, em phải chú ý những thao tác nào ?
- Tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả ?
- Nhớ được mục đích của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn MT
- Nhận biết được điểm nhìn miêu tả, các chi tiết tưởng tượng, so sánh trong một đoạn
văn miêu tả.
- Đọc và soạn bài " Phương pháp tả cảnh"
+ Đọc 3 VB trang 45,46 và trả lời các câu hỏi: Mỗi văn bản miêu tả đối tượng nào?
Tìm những chi tiết tiêu biểu về đối tượng đó?
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_8384_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf