Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được

- Đặc điểm của văn bản tự sự.

2. Phẩm chất :

- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập

- Trung thực : HS ý thức sử dụng phương thức tự sự trong giao tiếp và tạo

lập văn bản.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được văn bản tự sự.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được một số thuật ngữ:

Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự

việc, người kể.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tài liệu tham khảo.

2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.

2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

H. Thế nào là văn bản? Kể tên các kiểu văn bản thường gặp?

3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

Giờ trước các em đã nắm được thế nào là tự sự, mục đích của tự sự. Để

nắm vững hơn những kiến thức về văn bản tự sự và rèn kĩ năng xác định các văn

bản tự sự, chúng ta đi vào bài học hôm nay.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 87 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18/09/2020 (6a2) TIẾT 8 - BÀI 2 : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được - Đặc điểm của văn bản tự sự. 2. Phẩm chất : - Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập - Trung thực : HS ý thức sử dụng phương thức tự sự trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận biết được văn bản tự sự. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể. II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tài liệu tham khảo. 2. HS: đọc và trả lời câu hỏi trong SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi. 2. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: H. Thế nào là văn bản? Kể tên các kiểu văn bản thường gặp? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Giờ trước các em đã nắm được thế nào là tự sự, mục đích của tự sự. Để nắm vững hơn những kiến thức về văn bản tự sự và rèn kĩ năng xác định các văn bản tự sự, chúng ta đi vào bài học hôm nay. * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV cho học sinh ôn lại lý thuyết về văn bản tự sự. H. Thế nào là văn bản tự sự? H. Mục đích của văn bản tự sự là gì? - GV nhấn mạnh nội dung lý thuyết, chuyển sang luyện tập. I. Ôn tập lý thuyết - Gọi học sinh đọc mẩu chuyện trong SGK H. Câu chuyện kể về sự việc gì? H. Điều gì tạo nên nội dung câu chuyện? - Sự thay đổi ý nghĩ của ông già làm thành nội dung truyện. H. Phương thức tự sự thể hiện như thế nào? H. Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì? - HS đọc xác định yêu cầu bài tập 2 H. Bài thơ trên có phải tự sự không? Vì sao? - Yêu cầu HS kể miệng câu chuyện trên - Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài thơ. II. Luyện tập Bài tập 1: Ông già và thần chết. - Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già, mang sắc thái hóm hỉnh. - Phương thức tự sự thể hiện ở việc kể lại một chuỗi sự việc: + Ông già đẵn củi, vác củi kiệt sức. + Ông già nghĩ đến cái chết. + Thần chết đến + Ông già sợ hãi thay đổi ý nghĩ. - Ý nghĩa: Thể hiện tình yêu cuộc sống, dù mệt nhọc, vất vả, kiệt sức thì sống vẫn hơn chết. Bài tập 2 - Đây là bài thơ tự sự - Bài thơ kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn quá nên đã mắc vào bẫy. Hoặc đúng hơn là mèo thèm quá đã chui vào bẫy ăn tranh phần của chuột và ngủ ở trong bẫy. - Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy của chính mình. Kể cần đảm bảo những nội dung sau: - Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng, treo lơ lửng trong cái cạm sắt. - Cả bé, cả mèo đều nghĩ chuột tham ăn nên mắc bẫy ngay. - Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha, chí chóe khóc lóc, cầu xin tha mạng. - Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3. - HS thảo luận nhóm bàn (4') - Đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét- kết luận khò...chắc mèo ta đang mơ. 2. Bài tập 3 - Văn bản 1: là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế chiều 3/4/ 2002. - Văn bản 2: Đoạn văn “Người Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược” là một bài trong Lịch sử lớp 6. => Cả hai văn bản đều có mội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc. - Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Gv yêu cầu HS làm các bài tập phần luyện tập. * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG Kể cho người than nghe một việc làm của thầy(cô) giáo, bác bảo vệ, bác lao công, bạn của em,ở trường khiến em nhớ mãi. * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - GV củng cố khắc sâu về văn bản tự sự. IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Nắm vững nội dung cơ bản về văn tự sự, kể vắn tắt thành tích của Minh ở bài tập 5. - Chuẩn bị: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Yêu cầu: đọc kĩ các nội dung trong SGK, trả lời câu hỏi, dự kiến làm các bài tập trong.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_8_tim_hieu_chung_ve_van_tu_su_nam.pdf
Giáo án liên quan