I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của văn bản “Vượt thác”
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp
của người lao động được miêu tả trong bài. Thấy được tình cảm của tác giả đối
với quê hương, với người lao động.
- Nắm được một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên
nhiên và hoạt động của con người.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi
của cảnh sắc thiên nhiên; cảm thụ, quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét s/d
trong văn bản.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn
trích.
3. Thái độ: Có tình cảm yêu quý, cảm phục với cảnh và con người quê hương
đất nước.
4. Định hướng năng lực.
a, Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ.
b, Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thiên nhiên, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: sách tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT :
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập
thực hành, pp trực quan.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút
10 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 79+80 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/01/2020 (6a3), 17/01/2020 (6a1)
Tiết 79 - Bài 21:
Văn bản :
VƯỢT THÁC
- Võ quảng -
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của văn bản “Vượt thác”
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp
của người lao động được miêu tả trong bài. Thấy được tình cảm của tác giả đối
với quê hương, với người lao động.
- Nắm được một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên
nhiên và hoạt động của con người.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi
của cảnh sắc thiên nhiên; cảm thụ, quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét s/d
trong văn bản.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn
trích.
3. Thái độ: Có tình cảm yêu quý, cảm phục với cảnh và con người quê hương
đất nước.
4. Định hướng năng lực.
a, Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ.
b, Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu thiên nhiên, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: sách tham khảo.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT :
1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập
thực hành, pp trực quan.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái
tôi”?
? Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản này ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động.
- GV chiếu 1 clip ngắn về cảnh vượt thác trên dòng sông Thu Bồn
- HS xem và phát biểu cảm nhận.
- GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
-PP: đọc tích cực, hđ nhóm, vấn đáp
- KT: đặt câu hỏi, TL nhóm
- NL: giao tiếp, sd ngôn ngữ, hợp
tác
? Dựa vào chú thích * SGK hãy cho
biết đôi nét về tác giả Võ Quảng?
? Nêu những nét chính về văn bản ?
? Nêu giọng đọc của văn bản?
- GV: Chậm ở đoạn 1; Nhanh mạnh,
ở đoạn con thuyền vượt thác.
- GV đọc mẫu
- Gọi học sinh đọc - nhận xét
? Giải nghĩa chú thích 1, 2, 3...?
? Xác định thể loại văn bản ?
? Xác định các PTBĐ của văn bản ?
* TL cặp đôi: 2 phút.
? Theo em, văn bản có thể chia làm
mấy phần? Nội dung từng phần?
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
? Xác định vị trí để quan sát của tác
giả? Vị trí quan sát ấy có thích hợp
không? vì sao?
Phân tích:
- PP: phân tích, bình giảng, vấn đáp,
hoạt động nhóm, trực quan
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm,
trình bày một phút.
? Có mấy phạm vi miêu tả cảnh
thiên nhiên trong văn bản này?
? Cảnh dòng sông được miêu tả ở
I. Đọc - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
- Võ Quảng (1920 – 2007), quê ở Quảng
Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu
nhi.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác
phẩm.
Văn bản “Vượt thác” được trích từ
chương XI của truyện “Quê nội” sáng
tác vào năm 1974.
b. Đọc và tìm hiểu chú thích:
* Đọc.
* Chú thích:
c. Thể loại: Truyện ký
d. PTBĐ: MT + TS, BC.
e. Bố cục: Văn bản có thể chia làm 3
phần
+ Phần 1: từ đầu ... Thác nước: Cảnh
trước khi vượt thác.
+ Phần 2: Tiếp ... dạ dạ: Cảnh vượt thác
của Dương Hương Thư.
+ Phần 3: Còn lại : Cảnh sau khi vượt
thác.
- Vị trí quan sát: trên con thuyền di
động và vượt thác. Vị trí ấy thích hợp vì
phạm vi cảnh rộng, thay đổi, cần điểm
nhìn trực tiếp và di động.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Cảnh trước khi vượt thác.
- Hai phạm vi: miêu tả cảnh dòng sông
và 2 bên bờ.
những hình ảnh nào?
? Tại sao tác giả miêu tả sông chỉ
bằng hoạt động của con thuyền?
? Nghệ thuật nào được tác giả sử
dụng trong đoạn văn trên ?
? Cảm nhận của em về dòng sông
và cảnh trên dòng sông Thu Bồn ?
- GV giảng - bình về cảnh nơi
đây...
? Cảnh bờ sông được tác giả miêu tả
qua hình ảnh nào?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ
thuật gì để khắc họa hình ảnh dòng
sông và 2 bên bờ sông? Tác dụng?
? Qua việc miêu tả của tác giả, em
hình dung cảnh thiên nhiên ở đây
như thế nào?
- GV bình.
? DHT vượt thác trong hoàn cảnh
nào?
? Em hiểu đây là hoàn cảnh như thế
nào?
- Cho HS quan sát tranh.
* TL nhóm: 6 nhóm (4 phút)
? Hình ảnh DHT vượt thác được tác
giả khắc hoạ qua những chi tiết
nào: Về ngoại hình?
* Cảnh dòng sông:
- Cánh buồm nhỏ căng phồng
- Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang
nhớ núi rừng.
- Những thuyền chất đầy cau tươi, dây
mây, dầu rái...
-Thuyền xuôi chầm chậm
-> Con thuyền là sự sống của sông;
miêu tả con thuyền cũng là miêu tả
sông.
+ NT: Liệt kê, từ láy, MT + TS
-> Dòng sông rộng mênh mông, êm ả.
-> Cảnh tấp nập, nhộn nhịp.
* Cảnh bờ sông:
- Những bãi dâu trải ra bạt ngàn.
- Vườn tược um tùm
- Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt
đứng trầm ngâm....
- Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang
trước mặt
+ Nghệ thuật: Nhân hoá (thuyền nhớ
núi, nhớ rừng, chòm cổ thụ trầm ngâm);
so sánh (núi cao- đột ngột) từ láy gợi
hình (sừng sững) miêu tả -> Cảnh hiện
nên sinh động, rõ nét.
Cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ,
đa dạng phong phú, giàu sức sống, rất
đẹp, khung cảnh vui tươi sinh động vừa
nguyên sơ lại cổ kính.
2. Cảnh vượt thác của Dương Hương
Thư
* Hoàn cảnh: - Mùa nước còn to
- Nước từ trên cao phóng xuống giữa 2
vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
-> Hoàn cảnh đầy khó khăn nguy hiểm,
cần tới sự dũng cảm của con người.
* Ngoại hình:
? Nhận xét về hình ảnh, từ ngữ mà
tác giả sử dụng ở đây ?
? Dượng Hương Thư là người ntn?
- ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
- GV NX, chốt KT.
- GV bình.
? Tìm những hình ảnh miêu tả hành
động của DHT khi vượt thác ?
? Theo em nét nghệ thuật nổi bật
trong đ.v miêu tả nhân vật DHT là
gì? Tác dụng?
? Từ đó em hình dung về DHT
trong lao động ntn ?
* KT trình bày một phút.
? Em hãy trình bày vẻ đẹp ngoại
hình và hành động của DHT?
- HS khác NX, gv nx.
? Cảnh thiên nhiên gợi tả qua những
hình ảnh nào ?
? Trong vb, hình ảnh những chòm
cổ thụ 2 lần xuất hiện, nhưng mỗi
lần lại khác nhau. Em hãy so sánh
và nêu ý nghĩa ?
- Đánh trần: Như một pho tượng đồng
đúc (khỏe khoắn, rắn chắc, da nâu đỏ
rậm).
- Bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn
chặt quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
- Như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh
hùng vĩ...(gợi ra hình ảnh huyền thoại
anh hùng xa xưa với tầm vóc và sức
mạnh phi thường)
+ NT: so sánh độc đáo, tính từ gợi tả.
-> DHT có vẻ đẹp khỏe khoắn, vạm vỡ
* Hành động:
- Co người phóng sào xuống lòng sông
nghe “soạc”.
- Ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại
- Chiếc sào dưới sức chống của DHT bị
cong lại.
- Thả sào rút sào rập ràng nhanh như
cắt.
- DHT vượt thác khác hẳn DHT ở nhà,
nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì
+ Nghệ thuật: so sánh, sử dụng động từ,
làm nổi bật hình ảnh DHT trong lao
động.
→ DHT là người rắn chắc, khoẻ mạnh,
lao động bền bỉ, quả cảm, dầy dạn kinh
nghiệm, có ý chí, nghị lực, tinh thần
vượt lên gian khó.
3. Cảnh sau khi vượt thác.
- Dòng sông chảy quanh co dọc những
núi cao sừng sững
- Cây to mọc giữa những bụi lúp xúp
nom xa như những cụ già vung tay hô
đám con cháu tiến về phía trước.
- Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở
ra.
- Hình ảnh cây cổ thụ:
+ Lần đầu khi thuyền chưa vượt thác: "
- GV giảng.
? NT đặc sắc trong đoạn văn là gì ?
? Cảnh hiện nên như thế nào ?
- GV bình .
Tổng kết.
- PP: vấn đáp.
- KT: đặt câu hỏi, sơ đồ tư duy
- NL: tư duy sáng tạo
? Dùng sơ đồ tư duy khái quát nghệ
thuật và nội dung chính văn bản?
- Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ.
Chòm cổ thụ dáng... nước" -> báo hiệu
những khó khăn, vất vả đang đợi phía
trước mà con thuyền cần thận trọng.
+ Lần 2: Khi thuyền đã vượt thác: cây
to.... vung tay hô đám con cháu -> niềm
hân hoan chào đón con thuyền đã vượt
thác bình an.
+ NT: Miêu tả, nhân hóa.
-> Cảnh êm đềm, cổ kính, rộng lớn.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật: Miêu tả người xen lẫn tả
cảnh, sử dụng biện pháp nhân hoá, so
sánh. Miêu tả theo hành trình vượt thác
rất tự nhiên, sinh động.
2. Nội dung: Tả cảnh vượt thác của con
người, làm nổi vật vẻ hùng dũng và sức
mạnh của con người lao động trên nền
cảnh thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn từ đó
bộc lộ tình cảm của tác giả: yêu qúy với
cảnh quê hương nhất là tình cảm dành
cho người lao động.
* Ghi nhớ SGK/T. 41
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
- PP: vấn đáp, LTTH.
- KT: đặt câu hỏi
- NL: tự học
? Hai bài “Sông nước Cà Mau” và
“Vượt thác” đều miêu tả sông nước.
Em hãy nêu những nét đặc sắc của
phong cảnh thiên nhiên được miêu tả
ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của
mỗi tác giả?
- Đưa bức tranh cảnh DHT vượt thác.
? Hãy miêu tả lại hình ảnh DHT qua
bức tranh trên?
- VB " Sông nước Cà Mau" miêu tả
cảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ,
trù phú
- VB " Vượt thác" tả cảnh thiên nhiên
hùng vĩ, hoang sơ, cổ kính...
- DHT đang chèo lái con thuyền vượt
thác. Hai hàm răng cắn chặt...
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng
? Dựa vào cách tả dòng sông Thu Bồn trong đoạn trích, hãy viết đoạn văn ngắn
(5 -6 câu) miêu tả dòng sông Hồng quê em.
? Kể những hoạt động của con người thường diễn ra trên dòng sông hồng quê
em.
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
* Tìm đọc toàn bộ tác phẩm “Quê nội” của Võ Quảng.
* Phân tích, cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh dòng sông Thu Bồn và con người
nơi đây qua đoạn trích.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
* Đọc và chuẩn bị trước bài : so sánh Bằng cách đọc kỹ phần I, II. - Hiểu được
tác dụng chính của so sánh.
- Bước đầu tạo được 1 số phép so sánh.
Ngày giảng: 17/01/2020 (6ª1), 18/01/2020 (6ª3)
Tiết 80 - Bài 19.
Tiếng việt.
SO SÁNH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là so sánh, đặc điểm cấu tạo của phép tu từ so
sánh.
- Các kiểu so sánh thường gặp.
2. Kỹ năng: Có kỹ năng nhận diện phép so sánh. Nhận biết và phân tích được
các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so
sánh đó.
3. Thái độ: Có ý thức học tập, đặt câu có so sánh, gìn giữ sự trong sáng của
tiếng Việt
4. Định hướng năng lực.
a, Năng lực chung: hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, giải quyết vấn đề,
phân tích
b, Năng lực đặc thù: tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT :
1. Phương pháp: phân tích mẫu, dạy học nhóm, vấn đáp, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: thảo luận nhóm, lược đồ tư duy
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phó từ ? Cho ví dụ ?
? Nêu đặc điểm của phó từ? Các loại phó từ ? Ví dụ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động.
GV cho HS thi tạo những h/a so sánh -> Dẫn vào bài.
HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
HĐ 1. So sánh là gì?
- PP: phân tích mẫu, vấn đáp, trực
quan, TL nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: sd ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác,
phân tích
? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh
so sánh trong ví dụ a, b?
* TL nhóm: 6 nhóm (TG: 3 ph)
? Trong những hình ảnh trên những
hình ảnh nào được so sánh với nhau?
? Vì sao ta có thể so sánh như vậy?
- HS TB - HS khác NX, bổ sung.
- GV nx, chốt kiến thức.
- GV gt sự tương đồng( Trẻ em - búp
non: non nớt, đang đà phát triển....;
Rừng đước - trường thành: cao, dài)
? Việc so sánh như vậy nhằm mục
đích gì?
- Cách nói như trên gọi là so sánh.
? Qua tìm hiều ví dụ em cho biết thế
nào là biện pháp tu từ so sánh?
- GV chốt lại ghi nhớ - Gọi HS đọc.
? Tìm thơ, văn có sử dụng so sánh?
? Phép so sánh này có gì khác biệt so
với các phép so sánh trên ?
? Tác dụng của so sánh như trên ?
? Từ vd, em rút ra lưu ý gì khi so sánh
?
I. So sánh là gì?
1. Ví dụ ( sgk) :
* VD 1:
a. Trẻ em như búp trên cành
b. Hai bên bờ rừng đước dựng lên cao
ngất như hai dãy trường thành vô tận.
- Trẻ em - So sánh - búp trên cành
- Rừng đước - So sánh - hai dãy
trường thành vô tận.
- Vì giữa chúng có sự tương đồng.
- Để làm nổi bật được cảm nhận của
người nói, người viết và sự vật được
nói tới, làm cho câu văn câu thơ gợi
cảm giác, giàu hình ảnh.
=> So sánh ( phép tu từ so sánh)
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc
này với sự vật, sự việc khác có nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt (* Ghi nhớ
(sgk/24))
VD: Cô giáo như mẹ hiền.
* Ví dụ 2 ( sgk)
Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con
hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
- Các sv so sánh với nhau có nét t/đ:
lông vằn.
- Chỉ ra sự tương phản: mèo - hiền ><
hổ: giữ
-> Gợi hình, gợi cảm => So sánh.
* Lưu ý: So sánh còn dựa trên sự
? Nhận xét về phép so sánh này ?
- Cho HS qs hình ảnh - điền từ còn
thiếu.
? Hãy viết tiếp vào chỗ trống để tạo
phép so sánh?
HĐ 2: Cấu tạo của phép so sánh
- PP: gợi mở - vấn đáp, hoạt động
nhóm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: giao tiếp, hợp tác, giải quyết
vấn đề,
- Đưa bảng phụ ghi mô hình phép so
sánh - Gọi học sinh đọc lại VD 1/
SGK.
? Điền tập hợp từ so sánh vào mô
hình phép so sánh?
tương phản của các sự vật.
* Ví dụ 3: Tôi học giỏi hơn Lan.
-> So sánh không gợi hình, ko gợi
cảm
=> So sánh thường.
- Bài tập 2 :
- Khoẻ như voi; khoẻ như trâu.
- Đen như củ súng; cột nhà cháy;
mực....
- Trắng như bông; mây; vôi...
II. Cấu tạo của phép so sánh.
1. Ví dụ .
Cấu tạo của phép so sánh
Vế A
( Sự vật được so
sánh)
Phương diện so
sánh
Từ so sánh Vế B
( Sự vật dùng để so
sánh )
Trẻ em như búp trên cành
Rừng đước Dựng lên cao ngất như hai dãy trường
thành vô tận
Con mèo vằn vào tranh to hơn con hổ
? Tìm thêm từ ngữ so sánh em biết ?
? Từ mô hình trên, em cho biết cấu
tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm
mấy phần, đó là những phần nào?
? Em hãy lấy ví dụ minh họa?
- VD: giống như, tựa như, như là, y
như
* Cấu tạo của phép so sánh đầy đủ:
4 phần
+ Vế A: Sự vật được so sánh
+ Phương diện so sánh
+ Từ so sánh
? Cấu tạo của phép so sánh trong ví
dụ có gì đặc biệt?
? Từ mô hình, nêu cấu tạo đầy đủ của
phép so sánh?
? Từ ví dụ trên, em có thể rút ra lưu ý
gì?
- Gọi hs đọc ghi nhớ.
- Khái quát nội dung bài học bằng
lược đồ tư duy.
? Em hãy lấy ví dụ và phân tích cấu
tạo của phép so sánh đó ?
+ Vế B ( Sự vật dùng để so sánh )
- VD: Cuốn sách bìa đen này dày hơn
cuốn sách bìa vàng kia.
* Ví dụ ( sgk/25)
- Câu a. Vắng từ chỉ phương diện so
sánh, vế B đảo lên trước vế A.
- Câu b. Từ so sánh và vế B được đảo
lên trước vế A.
* Lưu ý: Trong một phép so sánh có
thể lược bớt từ ngữ chỉ phương/d so
sánh, từ so sánh nhưng không thể lược
bỏ Sự vật được so sánh và Sự vật dùng
để so sánh (Vế A, B ).
*Ghi nhớ SGK /T.25
VD: Dòng sông Năm Căn rộng mênh
mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày
đêm như thác.
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập.
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
- PP: luyện tập thực hành, vấn
đáp, DH nhóm
- KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm.
- NL: hợp tác, giao tiếp, gqvđ
Gọi HS lên bảng làm BT.
* TL cặp đôi: 3 phút.
? Cho biết các phép so sánh
trong các câu trên ?
- HS tb- HS khác nx, bổ sung.
- GV nx, chốt kiến thức.
* HS hđ cá nhân làm BT 3.
? Hãy tìm những câu văn có
sử dụng phép so sánh trong 2
vb: Bài học đường đời đầu
tiên và Sông nước Cà Mau ?
* HĐ cá nhân:
Bài tập 1:
a. So sánh đồng loại:
- Thầy thuốc như mẹ hiền. ( Người với người
)
- Sông ngòi......như mạng nhện ( Vật với vật )
b. So sánh khác loại.
- So sánh vật với người.
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng.
Bài 3.
- Văn bản: ”Bài học đường đời đầu tiên”.
+ Những ngọn cỏ gãy rạp y như có nhát dao
vừa.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai
ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy.
+ cánh ngắn hủn hoẳn như người cởi trần mặc
áo ....
- Văn bản; ” Sông nước Cà Mau”
? Viết 1 đoạn văn có sử dụng
phép so sánh ?
- Gọi HS đọc
- Gọi HS nx - GV nhận xét.
+ ... Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng .. như
mạng
+ Cá nước bơi từng đàn nhô lên. như người
bơi ếch...
* Bài tập bổ sung.
Mùa thu, bầu trời trong xanh cao vời vợi.
Làn mây trắng mỏng manh như những dải lụa
mềm mại vắt ngang trên trời. Gió thổi nhè
nhẹ...
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng
- Tìm phó từ trong phần 2 văn bản “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
- Viết đoạn văn có chủ đề: Mùa xuân, trong đó sử dụng các phó từ em vừa tìm
được.
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm và làm thêm bài tập về so sánh trong sách nâng cao NV6.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Học thuộc phần ghi nhớ SGK /T. 24, 25
- Tự tìm các phép so sánh trong các văn bản đã học. Làm bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài so sánh tiếp theo
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_7980_nam_hoc_2019_2020_truong_ptd.pdf