Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. Mục tiêu .

1. Kiến thức:

- Hiêu sơ giản về tác giả, tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”

- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau

và cuộc sống của con người vùng đất phương Nam.

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng

trong đoạn trích.

2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết

minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng

chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên.

3. Thái độ: Có lòng yêu mến thiên nhiên và những con người lao động bình dị ở

mọi miền của tổ quốc.

4. Định hướng năng lực:

a. Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ VH,

phân tích,.

b. Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ,.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: máy chiếu, sách tham khảo.

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn

pdf7 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: Văn bản "Sông nước Cà Mau" - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 14/01/2020 (6a3), 16/01/2020 (6a1) Tiết 78 - Bài 19: Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (Đoàn Giỏi) I. Mục tiêu . 1. Kiến thức: - Hiêu sơ giản về tác giả, tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” - Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau và cuộc sống của con người vùng đất phương Nam. - Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh. - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản. - Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên. 3. Thái độ: Có lòng yêu mến thiên nhiên và những con người lao động bình dị ở mọi miền của tổ quốc. 4. Định hướng năng lực: a. Năng lực chung: Hợp tác, giao tiếp, tự học, sử dụng ngôn ngữ, cảm thụ VH, phân tích,... b. Năng lực đặc thù: Tự lập, tự tin, tự chủ,... II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: máy chiếu, sách tham khảo. 2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT : 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút, lược đồ tư duy IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn ntn? Bài học nào em rút ra từ truyện? ? Cảm nhận của em về nhân vật DM trong văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ? 3. Bài mới: Hoạt động 1: khởi động - GV chiếu 1 clip ngắn về vùng sông nước Cà Mau. - HS nêu cảm nhận, GV giới thiệu bài. 2. Hoạt động hình thành kiến thức, kỹ năng mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt HĐ 1: Đọc, tìm hiểu chung. - PP: đọc sáng tạo, vấn đáp - KT: đặt câu hỏi, hỏi và trả lời. - NL: tư duy sáng tạo, hợp tác * KT hỏi và trả lời: Cho HS đặt câu hỏi về năm sinh, quê quán, sự nghiệp sáng tác của Đoàn Giỏi(HS này hỏi, gọi bạn khác TL, cứ thế cho đến hết) ? Cho biết xuất xứ văn bản? ? Nêu giọng đọc của văn bản ? - Giọng truyền cảm thể hiện niềm tự hào, đoạn đầu đọc chậm, nhấn mạnh tên đất, tên sông.... - GV đọc mẫu- Gọi HS đọc văn bản. ? Giải nghĩa chú thích 1, 2, ...? HS giải nghĩa các chú thích (SGK ) ? Cho biết thể loại văn bản? ? Xác định PTBĐ của văn bản? ? Cho biết bố cục văn bản? Giới hạn và nội dung chính từng phần? ? Cảnh trong đoạn trích được tác giả miêu tả theo trình tự nào? Tác dụng của lựa chọn trình tự kể đó là gì ? I. Đọc - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - Đoàn Giỏi ( 1925- 1989 ), quê ở tỉnh Tiền Giang. Ông viết văn từ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. - Ông thường viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ. 2. Tác phẩm : a. Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản. - Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi - Văn bản : Sông nước Cà Mau được trích từ chương XVIII truyện Đất rừng phương Nam. b. Đọc và tìm hiểu chú thích. * Đọc. * Chú thích : c. Thể loại, ptbđ : Truyện ký hiện đại. PTBĐ: MT kết hợp TM, TS, BC. d. Bố cục: Chia làm 3 phần. - Phần 1: Đầu ... xanh đơn điệu: ấn tượng ban đầu về cảnh sông nước Cà Mau. - Phần 2: Tiếp ... Ban mai: Cảnh kênh rạch và dòng sông Năm Căn. - Phần 3: Còn lại: Cảnh chợ Năm Căn. e. Trình tự miêu tả: không gian. - Tác dụng: thấy được cảnh quan vùng sông nước Cà Mau trù phú, rộng lớn qua HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản: - PP: phân tích, bình giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan - KT: đặt CH, TL nhóm, tbay 1 phút - NL: giao tiếp, hợp tác, cảm thụ VH, phân tích, tư duy sáng tạo. * TL nhóm: 6 nhóm (TG: 3 phút) ? Những chi tiết nào nói đến ấn tượng ban đầu của tác giả về quang cảnh sông nước Cà Mau? ? Nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây? ? Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên ntn qua cảm nhận ban đầu của người kể? - ĐD HS TB – HS khác NX, B/S. - GV NX, chốt KT. ? Những từ ngữ hình ảnh nào làm nổi bật rõ màu sắc, âm thanh riêng biệt của vùng đất Cà Mau? ? Cảnh sông nước Cà Mau được t/g cảm nhận bằng các giác quan nào ? ? Nhận xét về từ ngữ và NT tả cảnh của tác giả? ? Qua đó giúp em hình dung vùng sông nước Cà Mau như thế nào? - HS trình bày 1 phút cảm nhận ban đầu của mình về cảnh sông nước CM ? Mở đầu đoạn 2, tác giả kể tên những địa danh nào? ? Nhận xét về cách đặt tên các địa danh ở đây? - GV: Cái tên dân dã mộc mạc theo lối dân gian. Những cái tên rất riêng ấy góp phần tạo nên màu sắc cái nhìn và cảm nhận của tác giả. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Ấn tượng ban đầu về cảnh sông nước Cà Mau. - Cảnh vật: Sông ngòi kênh rạch bủa răng chi chít như mạng nhện + So sánh, từ láy gợi hình ” chi chít”. -> Không gian rộng lớn, nguyên sơ do thiên nhiên ban tặng. - Màu sắc: Trên trời xanh, dưới nước xanh, toàn một màu xanh cây lá... - Âm thanh: Tiếng rì rào bất tận của rừng, của biển vang lên bốn mùa... + Cảm nhận bằng thị giác, thính giác, cảm giác. + Tính từ, từ láy, liệt kê, miêu tả khái quát.  Sông nước Cà Mau có rất nhiều kênh rạch, sông ngòi, cây cối, tất cả phủ kín một màu xanh. Thiên nhiên hoang sơ, đầyớcs sống và bí ẩn. 2. Cảnh kênh rạch và dòng sông Năm Căn. a, Cảnh kênh rạch: * Địa danh: - Chà Là, Cái Keo, sông Bảy Háp... - Đặt tên không phải bằng những danh từ mĩ lệ mà rất dân dã. địa phương không thể chộn lẫn với các vùng sông nước khác. ? Tác giả tiếp tục giới thiệu về vùng Cà Mau qua cách đặt tên đất, sông ngòi, kênh rạch nơi đây. Em hãy tìm những câu văn đó? ? Người Cà Mau dựa vào đâu để đặt tên đất, tên sông? ? Phương thức biểu đạt nào được tác giả sử dụng ở đây ? ? Điều đó giúp em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi đây? - GV: Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn xen kẽ thể loại văn thuyết minh( Tích văn 7,8). Giới thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan riêng biệt, đặc sắc của một vùng đất nước. * TL cặp đôi: ? Những chi tiết nào miêu tả cảnh dòng sông Năm Căn? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật, từ ngữ t/g sử dụng khi miêu tả dòng sông Năm Căn? ? T/g tả cảnh bằng các giác quan nào? Tác dụng ? - Gọi rạch Mái Giầm vì hai bên bờ toàn cây mái giầm. - Gọi kênh Bọ Mắt vì ở đó có cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng... - Gọi kênh Ba Khía vì hai bên bờ toàn ba khía. - Gọi xã Năm căn xưa trên bờ sông chỉ có cái lán năm gian.... - Đặt tên đất, tên sông, kênh rạch theo đặc điểm riêng của nó. + Thuyết minh, miêu tả.  Thiên nhiên hoang dã, phong phú gắn liền với cuộc sống lao động của con người. * Dòng sông Năm Căn: - Rộng hơn ngàn thước, nước đổ ầm ầm ngày đêm như thác. - Cá nước bơi hàng đàn...như người bơi ếch. - Rừng đước hai bên bờ dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. + Nghệ thuật: so sánh độc đáo, động từ mạnh, tính từ gợi hình. + Tác giả tả trực tiếp bằng thị giác, ? Từ đó giúp ta hình dung dòng sông Năm Căn như thế nào?(GV bình) - KT trình bày 1 phút. ? Đưa bức ảnh về vùng sông nước, cho học sinh quan sát. Em hãy trình bày những cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau? - HS TB – HS khác NX, b/s. - GV NX, cho điểm. ? Cảm nhận chung của em về cảnh sông ngòi, kênh rạch Cà Mau ? - LHMT: Ngoài vùng sông nước Cà Mau, em kể tên những vùng đất thiên nhiên hoang sơ mà em biết? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ TNTN đó? ? Tìm những chi miêu tả quang cảnh chợ Năm Căn? Cảnh chợ Năm Căn có gì độc đáo? ? Ở đoạn văn trước tác giả chú ý đến miêu tả, ở đoạn văn này tác giả chú ý đến kể chuyện. Ở đây bút pháp kể được tác giả sử dụng như thế nào ? * KT động não. ? Có ý kiến cho rằng: Quang cảnh chợ Năm Căn vừa quen thuộc, vừa lạ lùng. Ý kiến của em ntn? - HS TB – HS khác NX, b/s. - GV NX, cho điểm. ? Em có nhận xét gì về cảnh chợ thính giác -> Khiến cảnh hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung.  Dòng sông rộng lớn, hùng vĩ, đẹp say lòng người. => Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú. - HS kể: Rừng Cúc Phương - Bảo vệ, yêu mến và tự hào về đất nước có những miền đất trù phú đó 3. Cảnh chợ Năm Căn. - Vị trí: Chợ nằm sát bên bờ sông. - Không khí: Ồn ào, đông vui, tấp nập - Cảnh: Những túp lều lá thô sơ. - Những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ. - Họp ngay dưới mặt nước. - Đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của nhiều dân tộc. + Tác giả chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ năm Căn: Những nhà, những lều, những bến, những lò... kể, tả từ bao quát đến cụ thể. - Quen thuộc: Giống các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng; gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến-> đông vui. Năm Căn? GV bình. HĐ 3: Tổng kết: - PP: vấn đáp - KT: đặt câu hỏi, lược đồ tư duy - HS: vẽ lược đồ tư duy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. ? Nghệ thuật đặc sắc của văn/b ? ? Văn bản thể hiện nội dung gì ? HS đọc ghi nhớ sgk/23 * Liên hệ môi trường: vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dó ...cần bảo vệ - Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc  Cảnh chợ tấp nập, đông vui, độc đáo mang bản sắc riêng của vùng đất Năm Căn. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật. - Bằng nhiều giác quan tác giả vừa kể vừa tả 1 cách tỉ mỉ theo trình tự từ bao quát đến cụ thể. - Ngôn ngữ mang đậm màu sắc Nam Bộ với nhiều từ ngữ gợi cảm, tinh tế. - Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, say mê với đối tượng được tả. 2. Nội dung - Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; Sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn. - Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy (*Ghi nhớ Sgk /23) Hoạt động 4: vận dụng - Hãy viết đoạn văn ngắn (5 -6 câu) miêu tả cảnh quê hương em. - Đọc bài văn mẫu miêu tả về con sông Hồng. Hoạt động 5: tìm tòi, mở rộng - Tìm đọc toàn truyện “Đất rừng phương Nam”. - Nắm được nội dung kiến thức đã học. - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/ T. 23 V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị bài mới : Vượt thác + Bằng cách đọc kỹ phần ví dụ và ghi nhớ SGK. + Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sgk

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_78_van_ban_song_nuoc_ca_mau_nam_h.pdf
Giáo án liên quan