Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: Phó từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Khái niệm phó từ

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ

ngữ pháp của phó từ).

- Các loại phó từ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phó từ trong văn bản.

- Phân biệt các loại phó từ.

- Sử dụng phó từ để đặt câu.

3. Thái độ: có ý thức vận dụng phó từ để tạo hiệu quả giao tiếp

4. Định hướng năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực

sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp.

- Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGV, SGK. Bảng phụ

2. Học sinh :

a)Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

b)Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá

nhân và nhóm.

c) Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu phó từ

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 77: Phó từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Phúc Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6A3 - 8/01/2020 TIẾT 77 - Tiếng việt: PHÓ TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Khái niệm phó từ + Ý nghĩa khái quát của phó từ. + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ). - Các loại phó từ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu. 3. Thái độ: có ý thức vận dụng phó từ để tạo hiệu quả giao tiếp 4. Định hướng năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác và giao tiếp. - Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGV, SGK. Bảng phụ 2. Học sinh : a)Trước giờ lên lớp: Đọc bài và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. b)Trong giờ học: HS tiến hành các hoạt động dưới hình thức làm việc cá nhân và nhóm. c) Sau giờ lên lớp: Tiếp tục tìm hiểu phó từ. III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Đàm thoại, nêu vấn đề giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kỹ thuật: Động não, trình bày, thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV yêu cầu học sinh nhắc lại khả năng kết hợp của động từ, tính từ. Lấy ví dụ cụ thể.Từ ví dụ của HS GV dẫn dắt vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Treo bảng phụ đã viết VD GV cho HS đọc VD. ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? I. Phó từ là gì ? 1. Ví dụ: - Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ ? Phó từ là gì ? Lấy ví dụ * Bài tập nhanh: Xác định phó từ trong 2 trường hợp sau a. Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau (Ca dao) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài) GV treo bảng phụ GV cho HS đọc ví dụ ? Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay? ? Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước) ? Em hãy nêu lại các loại phó từ? đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng. - Từ loại: + Động từ: đi, ra, thấy, soi... + Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng.. 2. Bài học: SGK - tr12 II. Các loại phó từ 1. Ví dụ: (SGK -Tr13) - Các phó từ: đừng, không, đã, đang, lắm. PT đứng trước PT đứng sau Chỉ quan hệ thời gian đã, đang Chỉ mức độ thật, rất lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng Chỉ sự phủ định không Chỉ sự cầu khiến đừng Chỉ kết quả và hướng được, ra Chỉ khả vẫn chưa ? Em hãy đặt câu có phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ ấy? HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập GV: cho HS đọc bài tập ? Em hãy tìm phó từ và nêu tác dụng của phó từ? HSHĐNĐ – 4P GV: Hướng dẫn HS viết đoạn văn: - Nội dung: Thuật lại việc DM trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. - Độ dài: 3 đến 5 câu - Kĩ năng: có ý thức dùng phó từ - HS làm GV đọc, HS chép. Lưu ý: HS một số từ dễ viết sai chính tả. năng 2 Bài học: SGK- tr14 III. Luyện tập Bài tập1: Tìm và nêu tác dụng của các phó từ trong đoạn văn: a. - Đã: phó từ chỉ quan hệ thời gian. - Không: sự phủ định - Còn: sự tiếp diền tương tự - Đã: thời gian - Đều: sự tiếp diễn - Đương, sắp : thời gian - Lại: tiếp diễn - Ra: kết quả và hướng - Cũng sự tiếp diễn - Sắp : thời gian b. Đã: thời gian - Được: kết quả Bài 2: Một hôm tôi nhìn thấy chị Cốc đang rỉa cánh gần hang mình. Tôi nói với Choắt trêu chọc chị cho vui. Choắt rất sợ chối đây đẩy. Tôi hát cạnh khoé khiến chị Cốc điên tiết và tìm ra Dế Choắt. Chị Cốc đã mổ cho Choắt những cú trời giáng khiến cậu ta ngắc ngoải vô phương cứu sống. - Phó từ: + Đang: thời gian hiện tại. + Rất: mức độ. + Ra: kết quả. Bài 3: Chính tả HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng ở lớp ? Xác định phó từ trong câu sau và nêu ý nghĩa của phó từ đó. Em đang học bài. - GV chốt lại kiến thức bài. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo ? Đặt 1 câu trong đó sử dụng phó từ và cho biết ý nghĩa của phó từ đó. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Về nhà học bài, hoàn thiện các bài tập. - Chuẩn bị bài: So sánh Yêu cầu: Xem lại kiến thức lớp 5. Đọc trước các ví dụ, trả lời câu hỏi trong bài.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_77_pho_tu_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan