Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73 đến 83 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Nét chính về tác giả, văn bản, phương thức biểu đạt.

- Những sự việc chính, kể tóm tắt văn bản.

- Đặc điểm nhân vật Dế Mèn.

2. Kĩ năng:

- Phân tích nhân vật Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình

bồng bột và kiêu ngạo.

- Vận dụng cách sử dụng từ ngữ khi viết văn miêu tả.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình yêu thương loài vật.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung

- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.

b. Năng lực đặc thù

- Rèn cho HS năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mỹ

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bài soạn, tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí

2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC

1. Phương pháp :

- Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập thực hành.

2. Kĩ thuật :

- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra đầu giờ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

GV chiếu 1 clip ngắn phim hoạt hình DMPLK.

? Cảm nhận của em về nhân vật Dến Mèn trong đoạn phim ngắn?

? HS phát biểu, GV giới thiệu bài

pdf44 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 73 đến 83 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Hua Nà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 29/12/2019 Tiết 73 - Văn học BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nét chính về tác giả, văn bản, phương thức biểu đạt. - Những sự việc chính, kể tóm tắt văn bản. - Đặc điểm nhân vật Dế Mèn. 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Vận dụng cách sử dụng từ ngữ khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương loài vật. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài soạn, tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp : - Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật : - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ : Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV chiếu 1 clip ngắn phim hoạt hình DMPLK. ? Cảm nhận của em về nhân vật Dến Mèn trong đoạn phim ngắn? ? HS phát biểu, GV giới thiệu bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Đọc chú thích SGK - GV giới thiệu chân dung Tô Hoài ? Em hiểu gì về nhà văn Tô Hoài? - HS trình bày I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Văn bản: a. Tác giả: - Tô Hoài (1920 - 2014), tên khai sinh là Nguyễn Sen. - GV nhận xét, bổ sung. (Mất ngày 6/7/2014) - GV: Giới thiệu một số tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài ? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - GV: Giới thiệu về tác phẩm (SGK) ? Đ. trích từ chương nào của tác phẩm? - GV hướng dẫn đọc: Đoạn đầu đọc rõ ràng, chú ý nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả ngoại hình của DM; đoạn sau đọc phân biệt giọng của từng nhân vật ở từng thời điểm: DM lúc đầu ngông nghênh, kiêu ngạo, về sau hối hận, ăn năn; Dế Choắt: giọng yếu đuối, run sợ) - Đọc mẫu một số đoạn phù hợp với hướng dẫn. - HS đọc nối tiếp đến hết. - HS, GV nhận xét. - GV: Giải thích một số từ khó. ? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của nó? -> Kể theo lời của Dm -> Ngôi T1-> Tạo sự thân mật, gần gũi, biểu hiện thái độ, tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật, mang tính chủ quan ? Theo em văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? - HS: Thảo luận -> trả lời. - GV: Giới thiệu bố cục ? Truyện thuộc thể loại nào? phương thức biểu đạt ? Truyện gồm một chuỗi các sự việc đó là những sự việc nào? - Tả hình dáng của DM - Tả HĐ, thói quen của DM - DM coi thường Dế Choắt - DM chêu chị Cốc -> cái chết của DC - Sự ân hận của DM - Là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước cách mạng tháng Tám. - Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. b. Văn bản: - Tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” in lần đầu năm 1941, gồm 10 chương. - Đoạn trích thuộc chương I của tác phẩm. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: a. Đọc: b. Từ khó: 3. Bố cục: 2 phần - Đoạn 1: Từ đầu đến “thiên hạ rồi” -> Bức chân dung tự hoạ của DM. - Đoạn 2: Còn lại -> Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của DM. 4. Thể loại ; Phương thức biểu đạt - Thể loại: Tiểu thuyết - Phương thức biểu đạt: Tự sự II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn HS: Đọc từ đầu đến “vuốt râu” ? Hãy tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn? - HS: HĐ nhóm bàn 1 phút -> Trả lời - Các nhóm nhận xét, bổ sung - GV dùng bảng phụ ? Hãy tìm các chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn? HS: Theo dõi vào đoạn tiếp theo để tìm - Các nhóm nhận xét, bổ sung - GV dùng bảng phụ ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả khi tả Dế Mèn? ? Cách dùng từ như vậy cho chúng ta hình dung ra Mèn là một chú dế ntn? - HS: Trả lời ? Tính cách của DM được bộc lộ rõ nhất qua các chi tiết nào? ? BPNT nào được sử dụng khi nói về tính cách của DM? ? Em có nhận xét gì về tính cách của DM qua cách thể hiện này? ? Nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng và tính cách của DM? - HS: Thảo luận theo bàn (1p): - Các nhóm trả lời, nhận xét, bổ sung - GV: Bảng phụ * Nét đẹp trong hình dáng: Khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống của một thanh niên thể hiện trong từng bộ phận của cơ thể, dáng đi, hoạt động Đẹp trong tính nết: yêu đời tự tin. * Nét chưa đẹp trong tính nết của Mèn: Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu. GV tiểu kết: Đây là một đoạn văn rất độc đáo, đặc sắc về nghệ thuật tả vật, * Ngoại hình: - Hình dáng: + Càng: mẫm bóng + Vuốt: cứng, nhọn hoắt + Cánh: dài chấm đuôi + Đầu to: nổi từng tảng + Răng: đen nhánh + Râu: dài, uốn cong - Hành động: + Đạp phanh phách + Nhai ngoàm ngoạp + Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân rung râu. => NT: Sử dụng nhiều động từ, tính từ, NT so sánh. => Mèn là chú dế khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống. * Tính cách: + Tự thấy vẻ đẹp của mình + Cho là mình giỏi + Cà khịa với tất cả mọi người trong xóm + Quát Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó + Tưởng có thể sắp đứng đầu thiên hạ => NT: Nhân hóa => DM tự tin, yêu đời nhưng kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu. bằng cách nhân hoá, dùng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc, chính xác, Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình vô cùng sống động, phù hợp với thực tế, hình dáng, tập tính của loài dế, cũng như một số thanh thiếu niên ở nhiều thời. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Câu 1: Trong đoạn văn kể này, Tô Hoài đã khéo léo kết hợp với yếu tố miêu tả. Em học được kinh nghiệm gì về cách miêu tả từ nhà văn? + Trình tự miêu tả: Kết hợp tả ngoại hình với hành động và tư thế, thái độ (tả từng bộ phận của cơ thể, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hình ảnh Dế Mèn hiện lên mỗi lúc một rõ nét -> tả động chứ ko tả tĩnh). + Khi miêu tả, sử dụng rất phong phú, chính xác các tính từ gợi hình, gợi cảm. + Miêu tả bằng chính lời nhân vật (tự thuật) – ngôi thứ nhất -> tạo sự gần gũi với người đọc (người đọc như đc trực tiếp nghe lời kể, lời tâm sự của nv) + thuận lợi cho nv biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, cách đánh giá của mình. Câu 2: Em đã bắt gặp hình ảnh của ai ở ngoài đời có tính cách giống DM chưa? Hãy nêu cảm nhận của mình về những con người như vậy? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Dựa vào cách tả loài vật trong đoạn văn tả Dế Mèn, hãy viết đoạn văn ngắn (5 -6 câu) miêu tả con vật nuôi trong nhà em. - Vẽ tranh về dế mèn. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm đọc toàn truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Chuẩn bị: “Bài học đường đời đầu tiên” (tiếp): tiếp tục phân tích nhân vật Dế Mèn trong phần còn lại của văn bản; Rút ra ý nghĩa truyện) Ngày dạy: 2/1/2020 Tiết 74 - Văn học BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Đặc điểm nhân vật Dế Mèn. - Nắm nét chính về nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản. . - Nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Phân tích nhân vật Dế Mèn - một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.. - Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp. b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh minh hoạ cho bài học, bảng phụ. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp : - Hoạt động nhóm, phân tích, giảng bình, vấn đáp, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật : - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Ngoại hình và tính cách của Dế Mèn được thể hiện như thế nào trong đoạn đầu của văn bản? Nhận xét của em về Dế Mèn qua các chi tiết đó? - Ngoại hình: khỏe mạnh, cường tráng - Tính cách: Tự tin, yêu đời nhưng kiêu căng tự phụ, không coi ai ra gì, hợm hĩnh, thích ra oai với kẻ yếu. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động : GV giới thiệu tranh Dế Mèn và Dế Choắt Chuyện gì xảy ra giữa Dế Mèn và Dế Choắt chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần hai của văn bản. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Đọc đoạn “Tính tôi hay nghịch II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (Tiếp) 2. Bài học đường đời đầu tiên: ranh... đầu tiên” ? Trước khi trêu chị Cốc, Mèn có những biểu hiện gì với Choắt và chị Cốc? ? Sau khi trêu chị Cốc Mèn đã làm gì? ? Nhận xét hành động và thái độ của Dế Mèn trước và sau khi trêu chị Cốc? - HS: Trả lời. GV dùng bảng phụ. ? Việc làm của Dế Mèn dẫn đến hậu quả gì? ? Mèn đã có biểu hiện gì trước hậu quả gây ra cho Choắt? * TL nhóm bàn (1P): Hình dung tâm trạng của Dế Mèn khi đứng trước nấm mồ của Dế Choắt? - Ân hận vì thói ngông cuồng, dại dột của mình đã dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt. - Tự hứa thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo. - Xin Dế Choắt tha thứ và khắc ghi câu chuyện đau lòng do mình gây ra là một bài học đường đời. ? Chỉ ra BPTT được sử dụng? ? Những biểu hiện ấy cho ta hiểu thêm điều gì về Dế Mèn? ? Qua sự việc ấy Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? ? Ý nghĩa của bài học này? ? Câu cuối cùng của đoạn trích có gì Trước khi trêu chị Cốc Sau khi trêu chị Cốc - Quắc mắt với Choắt: Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa - Mắng Choắt - Cất giọng véo von trêu chị Cốc -> Hung hăng, ngạo mạn, xốc nổi - Chui tọt vào hang - Núp tận đáy hang, nằm im thin thít - Mon men bò lên -> Hoảng sợ, hèn nhát * Hậu quả: - Choắt chết * Biểu hiện của Mèn: - Dế Mèn hối hận, nhận ra sự ngông cuồng dại dột của mình. - Quỳ xuống nâng đầu Choắt lên mà than. - Chôn cất Choắt, đắp mộ to. - Đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. => NT: Nhân hóa => Có tình cảm với đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. * Bài học: - Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào thân, làm hại người khác khiến mình phải ân hận cả đời. - Nên biết sống đoàn kết với mọi người. * Ý nghĩa: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta ân hận suốt đời. đắc sắc? - HS: Câu văn vừa thuật lại sự việc, vừa gợi tâm trạng mang ý nghĩa suy ngẫm sâu sắc. ? Em có suy nghĩ gì về sự ăn năn của Dế Mèn? - Là sự ăn năn chân thành ? Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong văn bản là gì? - HS: Trả lời ? Khái quát nội dung chính của văn bản? - HS: trả lời - HS: Đọc ghi nhớ - Đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. ? HS trình bày 1 phút: Em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về nhân vật DM sau khi học xong đoạn trích này? -> Tuy nông nổi, ngỗ nghịch dẫn tới cái chết của Dế Choắt nhưng Dế Mèn không phải là kẻ độc ác. Khi trêu chọc chị Cốc, Dế Mèn không ngờ hậu quả lại đến mức ấy. Nhưng Dế Mèn đã biết hối hận vì hành động của mình. Vì thế cần độ lượng với tội lỗi của nhân vật này. ? Em có nhận xét gì về tình cảm của Tô Hoài đối với loài vật? ? Đặc điểm nào của con người được gắn cho loài vật ở đoạn trích này? ? Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình sau khi học xong văn bản này? III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật: - Kể chuyện kết hợp với miêu tả. - Xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với trẻ thơ. - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ nhân hóa, so sánh. - Lựa chọn từ ngữ, lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Nội dung: - Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. - Tính cách kiêu căng, xốc nổi của Dế Mèn. - Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình. * Ghi nhớ: sgk (11). IV. LUYỆN TẬP - Sống gần gũi, yêu thương loài vật. - Mèn kiêu căng nhưng biết hối lỗi - Choắt yếu đuối nhưng có lòng vị tha - Chị Cốc tự ái, nóng nảy. -> Sống phải biết mình, biết ta, phải biết đoàn kết, thương yêu đồng loại, không được hung hăng, bậy bạ, phải suy nghĩ kĩ trước khi hành động. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập Câu 1: Tìm một số hình ảnh so sánh đặc sắc trong văn bản? Nêu tác dụng? Câu 2: Lời trăng trối của DC với DM trước khi trút hơi thở cuối cùng cho em suy nghĩ gì về nhân vật Dế Choắt? Gợi ý: Dế Choắt là một người nhân hậu, độ lượng. Dù chính DM là người gián tiếp gây ra cái chết cho DC nhưng DC không hề trách cứ hay tỏ ra căm giận. Ngược lại, DC còn chân thành khuyên nhủ. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Hãy kể về bài học đường đời đầu tiên của em bằng một đoạn văn. - Kể cho các bạn mình nghe về bài học ấy. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tiếp tục tìm đọc toàn truyện DMPLK. - Tập phân tích nhân vật Dế Mèn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc và soạn bài: Bức tranh của em gái tôi. ? Đọc kĩ văn bản - Trả lời các câu hỏi sgk ? Tìm những biểu hiện của Kiều Phương với anh trai -> Nhận xét về NV Kiều Phương. Ngày dạy: 2/01/2020 Tiết 75 - Văn học BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Tìm hiểu một số nét về tác giả và văn bản. - Nắm được thái độ thường ngày của người anh với em gái: kẻ cả, coi thường. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. 2. Kĩ năng: - Đọc - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Hợp tác, giao tiếp, tự học b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực cảm thụ, năng lực thẩm mỹ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài soạn, nghiên cứu văn bản. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp : - Vấn đáp, phân tích, giảng bình, hoạt động nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật : - Đặt câu hỏi, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Kể tóm tắt đoạn trích? Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bản thân? ? Em rút ra được bài học gì cho bản thân mình sau khi học xong văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ? Kể tên các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi mà em biết? – HS kể. b. Kiểm tra bài mới: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: - GV giới thiệu bài học: Văn hào Anh Roi-tơ đã từng nói: “Ai đã sống cho trẻ em, người đó mãi mãi trẻ và không bao giờ chết”. Dành tình yêu cho trẻ qua những trang văn-trang đời, Tạ Duy Anh đã góp mình thắp sáng hơn ngọn lửa ấm áp và yêu thương dành cho con trẻ qua 4 tập truyện cho thiếu nhi, trong đó, đáng chú ý là tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi”. Cô và các em cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả, văn bản ? Nêu hiểu biết của em về tác giả? ? Em hiểu biết gì về văn bản? - GV nêu yêu cầu đọc: phân biệt giữa lời kể, lời đối thoại, diễn biến tâm lí của nhân vật qua các đoạn. - GV: đọc mẫu 1 đoạn, HS đọc, nhận xét. - GV: yêu cầu HS kể tóm tắt truyện. + Chuyện của anh em Kiều Phương + Bí mật học vẽ, tài năng hội họa của Mèo bất ngờ được phát hiện + Tâm trạng và thái độ của người anh trước sự việc ấy + Em gái thành công cả nhà mừng vui, người anh gượng đi xem triển lãm tranh của Kiều Phương, người anh hối hận vô cùng - HS giải thích từ khó ?Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng? - Tác dụng: Thể hiện diễn biến tâm trạng của người anh đó là sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành, đáng tin cậy hơn. ? Văn bản có thể chia thành mấy phần, nội dung chính từng phần? - GV tổ chức TL nhóm: (4 phút) + Nhóm 1, 2: ? Tìm chi tiết miêu tả về ngoại hình, tính cách của Kiều Phương? a. Tác giả - Tạ Duy Anh sinh 9/9/1959, quê Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc HN) b.Văn bản - Là truyện ngắn đoạt giải nhì trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo thiếu niên tiền phong. 2. Đọc, tìm hiểu chú thích a. Đọc, tóm tắt b. Chú thích 3. Ngôi kể: ngôi thứ nhất 4. Bố cục: 3 phần - P1: Từ đầu đến -> tài năng: Kiều Phương được phát hiện có tài năng hội họa - P2: Tiếp theo -> nhận giải: Sự thay đổi trong tính cách của người anh đối với em gái - P3: Còn lại: người anh nhận ra nhược điểm của mình và tình cảm trong sáng của người em II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Nhân vật người em. * Ngoại hình, tính cách. - Tên là Kiều Phương - Anh đặt cho biệt hiệu là mèo bởi vì khuôn mặt luôn bị chính nó bôi bẩn. ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả nhân vật KP? ? Qua đó em hiểu gì về tính tình của Kiều Phương ? HS các nhóm TL, cử đại diện báo cáo. Các nhóm khác nx, bổ sung. + Nhóm 3, 4: ? Sở thích của Kiều Phương? ? Niềm yêu thích vẽ của Kiều Phương được thể hiện ntn? ? Điều đó giúp em hiểu thêm gì về nhân vật người em? + Nhóm 5, 6: ? Tìm những chi tiết thể hiện cách cư xử của Kiều Phương dành cho mọi người và cho anh trai? ? Bức tranh Kiều Phương vẽ anh trai đã bộc lộ điều gì? ? Em có nhận xét gì về Kiều Phương? * Vòng 2: Vòng mảnh ghép: - HS các nhóm đảo nhóm theo hướng dẫn của GV, tạo ra nhóm mới. - Các thành viên trong nhóm chia sẻ phần tìm hiểu của mình, dán kết quả vào sơ đồ tư duy - Dùng tên mèo để xưng hô với bạn thật vui vẻ - Hay lục lọi các đồ vật + Nghệ thuật: Miêu tả đặc sắc với sự quan sát tinh tế, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu -> nhân vật hiện lên sống động, mang nét tính cách riêng -> Hồn nhiên vô tư trong sáng, hiếu động đáng yêu. * Sở thích: Yêu thích vẽ. - Em tự chế thuốc vẽ bằng những vật liệu có sẵn trong nhà từ các xoong nồi, bí mật vẽ tranh. - Mọi thứ trong nhà đều được đưa vào tranh: cái bát cám lợn sứt mẻ cũng trở nên ngộ nghĩnh; con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại rất dễ mến... -> Là cô bé say mê nghệ thuật, có tài năng hội họa, đáng khâm phục. * Tình cảm dành cho gia đình, mọi người: - Vui vẻ chấp nhận biệt hiệu ”mèo” anh tặng. - Dễ thân với bé Quỳnh, chú Tiến Lê ( họa sĩ) - Bị anh mắng vô cớ cũng không khóc hay cãi lại. - Đi thi vẽ tranh - vẽ về anh trai với tất cả tình yêu thương anh. - Được giải, hồ hởi ôm cổ anh chia vui. -> Bức tranh đạt giải đã thể hiện tài năng hội họa vượt trội và tấm lòng nhân hậu, yêu thương anh của Kiều Phương. -> Vui vẻ, cởi mở sống chan hòa với mọi người. (cô chuẩn bị sẵn) - Các nhóm tiếp tục thảo luận câu hỏi: ? Em có nhận xét chung gì về nhân vật người em trong văn bản? (GV bình, liên hệ thực tế). ? Em học tập được những đức tính tốt đẹp nào từ Kiều Phương ? ? Khái quát nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả nv của tác giả ? ? Hình ảnh Kiều Phương hiện lên là cô bé ntn ? => Kiều Phương là cô bé hồn nhiên vô tư, đáng yêu, có tài năng hội họa, có tấm lòng trong sáng, khoan dung, độ lượng.... * Tiểu kết. - NT miêu tả: + Quan sát tinh tế, lựa chọn hình ảnh tiêu biểu. + Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. - Nội dung: Tác giả đã vẽ lên bức chân dung người em là cô bé vô tư, hồn nhiên, trong sáng và có tấm lòng nhân hậu, vị tha. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập ? Liệt kê các tính từ miêu tả Kiều Phương trong văn bản? ? Em yêu mến KP ở tài năng hay tâm hồn? HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng - Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Kiều Phương. - Viết đoạn văn tả em gái (chị gái, anh trai, em trai) mình. HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. - Tìm thêm và đọc các truyện về tình cảm anh em. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện. - Soạn tiếp phần còn lại giờ sau học tiếp. Ngày dạy: 05/01/2020 Tiết 76 - Văn học BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) - (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Diễn biến tâm trạng người anh từ khi tài năng của em được phát hiện. - Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh. - Những nét đặc sắc nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm - Hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. - Kể lại được truyện. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung - Hợp tác, giao tiếp, tự học, phân tích, ... b. Năng lực đặc thù - Rèn cho HS năng lực cảm thụ, sử dụng ngôn ngữ II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bài soạn, nghiên cứu văn bản. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp : - Vấn đáp, phân tích, giảng bình, hoạt động nhóm, trò chơi 2. Kĩ thuật : - Đặt câu hỏi, mảnh ghép IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ ? Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống tâm trạng. Theo dõi truyện, em thấy tâm trạng người anh diễn biến qua các thời điểm nào? (5 thời điểm: Khi phát hiện em chế thuốc vẽ. Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện. Khi lén xem những bức tranh. Khi tranh của em đoạt giải. Khi đứng trước bức tranh của em trong phòng trưng bày.) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV cho HS đọc bài thơ ”Làm anh”. GV dẫn vào bài. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm ? Nhân vật người anh được miêu tả II. TÌM HIỂU VĂN BẢN (Tiếp) 2. Nhân vật người anh: chủ yếu qua đời sống tâm trạng. Tâm trạng đó được thể hiện qua những thời điểm nào? - 3 thời điểm: trước khi p/hiện ra tài năng của em; khi và sau khi p/h ra tài năng của em ? Người anh đặt biệt hiệu nào cho em gái mình ? * KT động não: ? Vì sao người anh lại chọn tên “Mèo” để đặt cho em gái? ( GV bình về cái tên “ mèo” ) ? Đặt tên cho em là “mèo” đã chứng tỏ thái độ nào của anh ? ? Mang tâm trạng đó người anh đã làm gì ? ? Em hiểu gì về thái độ lúc này của người anh ? ? Qua đó em hiểu gì về người anh ? - GV bình. ? Khi phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương mọi người có thái độ nào ? ? Em hiểu gì về tâm trạng của mọi người lúc này ? ? Khác với mọi người, người anh có suy nghĩ gì? ? Em hiểu đc tâm trạng nào của người anh ? ? Với thái độ mặc cảm, tự ti người anh đã có hành động nào? ? NX bút pháp miêu tả của tác giả khi tả người anh? a. Trước khi phát hiện ra tài năng của người em gái. - Tặng em biệt hiệu là mèo. - Vì mặt em hay bẩn, hay lục lọi các đồ vật. -> coi thường, bực bội, khó chịu với em. - Bí mật theo dõi việc làm của em - Ngạc nhiên khi thấy em chế tạo thuốc vẽ: “ Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ ” -> ngạc nhiên, xem thường cho đây là trò nghịch ngợm của trẻ con. => Người anh sống không chan hòa, thiếu thân thiện, cởi mở với em gái mình. b. Khi phát hiện tài năng hội họa của em. * Thái độ của mọi người: - Chú Tiến Lê: rạng rỡ lắm. - Bố: không tin vào mắt mình. - Mẹ: không kìm được xúc động. - Bé Quỳnh: reo lên thích thú. -> ngạc nhiên, sung sướng, vui mừng. * Ý nghĩ của người anh: - Gục đầu muốc khóc. - Chẳng tìm thấy ở mình một năng khiếu gì cả. - Không thể thân với mèo như trước được nữa. -> Thất vọng, buồn chán, thiếu tự tin, mặc cảm. * Hành động của người anh: - Nén xem tranh của em gái. - Trút ra một tiếng thở dài - Hay gắt gỏng với em, đẩy em ra... + NT : Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. ? Vì sao người anh lại có hành động như vậy? ? Đằng sau thái độ và hành động đó là tâm trạng gì của người anh ? - Gv bình: Người anh đố kỵ với sự thành công của em, cảm thấy mình thua kém: Đó là lòng tự ái, mặc cảm, ghenh ghét... với những người hơn mình thật đáng chê trách. ? Khi chứng kiến mọi người quan tâm, giúp đỡ Kiều Phương, người anh có thái độ nào? ? Em hiểu thêm gì về người anh qua thái độ trên? ? Nếu cần có một lời khuyên thì em sẽ nói gì với người anh lúc này ? - Bỏ sự đố kị, tự ti... - GV bình: ét - môn- đô đê A-mi-xi từng nói: Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim. Sự ghen ghét, đố kị sẽ làm thay đổi con người... ? Vậy đứng trước thành công của các bạn và mọi người, em sẽ làm gì? - Vui vẻ chúc mừng, học tập theo... ? Chi tiết nào miêu tả bức tranh của người em? - Tại sao tác giả viết: "Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_73_den_83_nam_hoc_2019_2020_truon.pdf
Giáo án liên quan