I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.
- Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý một bài văn kể chuyện.
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè
4. Năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông về văn kể
chuyện tưởng tượng
.II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn kể chuyện tưởng tượng tiêu biểu
7 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 68: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 22/11/2019 (6a1), 23/11/2019 (6a3)
Tiết 68 - bài 15: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ vai trò của tưởng tượng trong kể chuyện.
- Tự làm được dàn bài cho đề bài tưởng tượng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý một bài văn kể chuyện.
- Kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng lòng yêu mến trường lớp, thầy cô, bạn bè
4. Năng lực
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp
tác, năng lực tưởng tượng, năng lực tự tin trình bày trước đám đông về văn kể
chuyện tưởng tượng
.II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn kể chuyện tưởng tượng tiêu biểu
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT :
1. Phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động
khởi động
Đàm thoại, nêu và giải quyết
vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động
hình thành kiến
thức
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động
luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
D. Hoạt động vận
dụng
- Đàm thoại, Dạy học nêu vấn
đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm
tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải
quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: khởi động
1. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về thể loại văn
kể chuyện tưởng tượng
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV cho HS theo dõi đoạn văn sau:
“Ò...ó..o..o..o”. Hẳn các bạn nhận ra tôi là ai rồi chứ. Tôi chính là chú
gà trống nhanh nhẹn và đáng yêu đây.
Chắc chắn các bạn sẽ phải trầm trồ trước bộ cánh tuyệt đẹp của tôi thôi.
Bộ lông tôi mượt như nhung, trên đó có các màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, màu
vàng, màu nâu và thi thoảng có vài vệt đen nữa. Bộ lông tôi xù, và rất dày trông
như chiếc váy dạ tiệc của các quý cô sang chảnh vậy. Trên đầu tôi đội chiếc
vương miện màu đỏ rực, rất dày và trông cũng rất duyên nữa. Đôi mỏ đẹp quyến
rũ làm sao. Đôi chân tôi cao, to và gân guốc với cựa to khỏe. Tôi lấy làm hãnh
diện và tự hào lắm. Đây chính là vũ khí lợi hại của tôi mỗi khi tôi phải tham gia
vào cuộc tranh đấu gay cấn.
Những buổi sáng, nếu như bạn còn đang ngủ trong chăn hoặc say trong
giấc mơ hồng thì tôi đã thức dậy làm việc từ lâu cùng ông mặt trời để đánh thức
ngày mới bắt đầu. Tiếng gáy ò ó o của tôi là bản nhạc sôi động bào hiệu một
bình minh đang lên. Gọi dậy cuộc sống lao động vất vả mà yên vui, khỏe khoắn
của bà con trong xóm. Mọi người có lẽ đã quen nghe tiếng gáy của tôi, coi nó
như một âm thanh quen thuộc, thân thương của miền quê sơn cước. Có lẽ dù
thời gian trôi đi, xã hội càng ngày càng phát triển thế nhưng tôi tin rằng mọi
người vẫn sẽ yêu quý và tin tưởng vào chiếc đồng hồ báo thức đa năng như tôi
đây. Không chỉ là chiếc đồng hồ báo thức, tôi còn là người bạn thân thuộc với
nhà nông, với làng bản xóm thôn sau lũy tre làng yên ả. Nhưng đừng tưởng tôi
rất hiền nhé, tôi là một dũng sĩ rất thiện chiến và mọi đối thủ gặp tôi đều kính
nể. Những trận đấu chọi gà, hay thi tiếng gáy tôi đều giành chiến thắng, chính vì
vậy dân làng phong cho tôi danh hiệu là “dũng sĩ đấu vật” đấy. Quả thực đó là
nguồn tình cảm để động viên tôi ngày càng cố gắng rèn luyện thân thể, cùng bà
con nông dân trong hành trình phát triển, đi lên.
Ò..ó..o..o... “Huy ơi, con có dậy đi học không nào”. Tiếng gọi vang dậy
cả một khán phòng của mẹ làm tôi chợt tỉnh giấc. Hóa ra vừa rồi chỉ là một giấc
mơ, một cuộc phiêu lưu tôi tưởng tưởng mình hóa thân thành chú gà trống. Cảm
giác thật tuyệt vời và lí thú, dường như sau đấy tôi yêu những chú gà trống nhà
tôi thêm thì phải.
? Đoạn văn trên kể về nhân vật nào? Thuộc thể loại văn gì
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
- Dự kiến sản phẩm:
- Kể về chú bé Huy hóa thân là con gà trống
- Thể loại kể chuyện tưởng tượng
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá-> GV: Bài văn trên là một đoạn văn kể chuyện
tưởng tượng của một bạn hs . Văn kể kể chuyện tưởng tượng đem lại cho chúng
ta một sự khám phá, thích thú vô cùng. Hôm nay cô sẽ cho các em thực hành,
tìm hiểu sâu hơn về thể loại văn này
HOẠT ĐỘNG 2: hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên-HS Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG :3 HĐ LUYỆN
TẬP
1. Mục tiêu: HS biết xacs định được
yêu cầu của đề bài và thực hành lập
dàn ý chi tiết của 1 đề văn kể
chuyệntưởng tượng
2. Phương thức thực hiện: hoạt
động nhóm , hđ cá nhân
3.Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập
- Câu trả lời miệng của hs
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau
khi trình bày, báo cáo sản phẩm và
nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông
qua quá trình học sinh thực hiện
nhiệm vụ
5 Tiến trình hoạt động:
* . Chuyển giao nhiệm vụ
GV chép đề bài lên bảng.
? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài
về thể loại. nội dung, phạm vi?
? Dàn bài của bài văn kể chuyện gồm
mấy phần?
? Phần mở bài ta cần viết những gì?
? Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi?
Đề bài: Kể chuyện mười năm sau em
về thăm lại mái trường mà hiện nay
đang học. Hãy tưởng tượng những
thay đổi có thể xảy ra.
1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể
việc)
- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường
cũ sau mười năm.
- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai
ngôi truờng sau mười năm.
2. Lập dàn bài:
Lúc đó em đang học hay đi làm?
? Em về thăm trường vào dịp nào?
? Tâm trạng của em trước khi về
thăm?
? Em về thăm trường vào dịp nào?
? Tâm trạng của em trước khi về
thăm?
? Mái trường 10 năm có gì thay đổi?
? Các thầy cô giáo trong mười năm
như thế nào? Thầy cô giáo cũ có nhận
ra em ko? Em và thầy cô đã gặp gỡ
và trò chuyện với nhau ra sao?
? Gặp lại các bạn cùng lớp em có tâm
trạng và suy nghĩ gì?
? Phút chia tay diễn ra như thế nào?
? Em có suy nghĩ gì sau lần về thăm
trường?
2.Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh : làm việc cá nhân -> thảo
luận nhóm-> thống nhất ý kiến.
-Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ
khi học sinh cần.
* Dự kiến sản phẩm :
- Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể
việc)
- Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường
cũ sau mười năm.
- Phạm vi: tưởng tượng về tương lai
ngôi truờng sau mười năm.
- Dàn bài của bài văn kể chuyện gồm
3 phần: MB, TB, KB.
- Em về thăm trường vào dịp ngày
20 - 11
- Tâm trạng của em trước khi về thăm
bồi hồi, hồi hộp..
- Mái trường 10 năm thay đổi :
+ Phòng học, phòng giáo viên được
tu sửa khang trang, đẹp đẽ với trang
thiết bị hiện đại.
+ Các hàng cây lên xanh tốt toả
bóng mát rợp cả sân trường.
+ Xung quanh sân trường các bồn
hoa, cây cảnh được cắt tỉa công phu.
3. Báo cáo kết quả:
-Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo
a. Mở bài:
- Giới thiệu bản thân: tên, tuổi, nghề
nghiệp.
- Thăm trường vào ngày hội trường 20
- 11.
b. Thân bài:
- Tâm trạng trước khi về thăm trường:
bồi hồi, hồi hộp..
- Cảnh trường lớp sau mười năm có sự
thay đổi:
+ Phòng học, phòng giáo viên được tu
sửa khang trang, đẹp đẽ với trang thiết
bị hiện đại.
+ Các hàng cây lên xanh tốt toả bóng
mát rợp cả sân trường.
+ Xung quanh sân trường các bồn hoa,
cây cảnh được cắt tỉa công phu.
- Thầy cô giáo mái đầu đã điểm bạc,
có thêm nhiều thầy cô giáo mới.
- Gặp lại thầy cô em vui mừng khôn
xiết, thầy cô cũng hết sức xúc động khi
gặp lại trò cũ. Thầy trò hỏi thăm nhau
rối rít.
- Các bạn cũng đã lớn, người đi học,
người đi làm. Chúng em quấn quýt ôn
lại truyện cũ.
- Hỏi thăm nhau về cuộc sống hiện tại
và lời hứa hẹn.
c. Kết bài:
- Phút chia tay lưu luyến bịn rịn.
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trư-
ờng (cảm động, yêu thương, tự hào)
kết quả.
Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2
nhóm lên trình bày sản phẩm ,2 nhóm
còn lại bổ sung.
4.Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ
sung.
-GV nhận xét,đánh giá
B1: GV phân lớp 2 nhóm:
Nhóm 1: Viết phần MB.
Nhóm 2: viết phần KB.
B2: GV phân lớp 2 nhóm:
Nhóm 1: Viết đvăn kể về tâm trạng
trước khi về thăm trường và cảnh
trường lớp sau mười năm- phần TB.
Nhóm 2: viết đoạn văn kể về cuộc
gặp gỡ với thầy cô giáo và bạn bè cũ
HS hđ theo nhóm
- Đại diện các nhóm đọc bài.
- Gọi HS đọc 3 đề bài bổ sung
3. Viết bài.
II. Các đề luyện tập bổ sung
Đề bài: Thay đổi ngôi kể, bộc lộ tâm
tình của một nhân vật cổ tích mà em
thích.
- Nhân vật trong truyện cổ tích không
được miêu tả đời sống nội tâm HS có
thể tưởng tượng sáng tạo những ý
nghĩ, tình cảm của nhân vật phải hợp
lí.
HOẠT ĐỘNG 4 : HĐ VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: HS biết xasc định được yêu cầu của đề bài và thực hành lập dàn ý
chi tiết và viết được 1 bài văn kể chuyện tưởng tượng hoàn chỉnh
2. Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm , hđ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động:
- Phiếu học tập của nhóm
- Bài làm của hs trong vở ghi
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận
xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
5 Tiến trình hoạt động:
* . Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 2 nhóm
Nhóm 1 :
Dàn ý kể chuyện tưởng tượng biến thành con vật và viết phần MB
Nhóm 2: Trong nhà em có ba phương tiệng giao thông: xe đạp, xe máy và ô
tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưỏng tượng em nghe thây cuộc
cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào. ( Lập dàn ý và viết phần
KB)
2.Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh : làm việc cá nhân -> thảo luận nhóm-> thống nhất ý kiến.
-Giáo viên quan sát ,động viên ,hỗ trợ khi học sinh cần.
* Dự kiến sản phẩm :
Nhóm 1 :
Dàn ý kể chuyện tưởng tượng biến thành con vật và viết phần MB
1. MỞ BÀI
Nguyên nhân khiến em phải biến thành con vật.
2. THÂN BÀI
Bài văn cần đảm bảo được các ý sau:
- Em mắc lỗi lầm gì và bị biến thành con vật nào?
- Câu chuyện của em trong ba ngày đó:
+ Em sống ở đâu, như thế nào?
+ Quan hệ với các con vật khác ra sao?
+ Cảm xúc của em về cuộc sống đó?
3. KẾT BÀI
Cảm nghĩ của em sau khi trở lại làm người.
Nhóm 2:
1. Mở bài: Tình huống; nhân vật, sự việc (xe đạp, xe máy, ô tô - tranh cãi,
so bì...)
2. Thân bài: Kể lại diễn biến cuộc tranh cãi, so bì của các phương tiện:
- Ô tô: Giọng kể cả, nói về tiện tích của mình; Chê xe máy, chạy chậm,...
- Xe máy: Cao giọng chê lại ô tô và đề cao vai trò của mình.
- Xe đạp: Giọng nhẹ nhàng, tự nhận mình không hiện đại song rất tiện ích và
không gây ô nhiễm môi trường.
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa, lời khuyên về cách sống
3. Báo cáo kết quả:
-Tổ chức học sinh trình bày,báo cáo kết quả.
Cách thực hiện:giáo viên yêu cầu 2 nhóm lên trình bày sản phẩm ,2 nhóm còn
lại bổ sung.
4.Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung và cho điểm các nhóm
-GV nhận xét,đánh giá
HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM TÒI , MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: HS mở rộng và khắc sâu sự hiểu biết của mình về thể loại văn kể
chuyện tưởng tượng
2. Phương thức thực hiện: hđ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động:
- Bài làm của hs trong vở ghi
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh tự đánh giá sản phẩm của mình
+ Giáo viên đánh giá học sinh qua vở ghi của HS vào tiết sau
5 Tiến trình hoạt động:
* . Chuyển giao nhiệm vụ
? Đọc và tham khảo những bài văn kể chuyện tưởng tượng và viết vào vở một
bài văn kể chuyện tưởng tượng mà e tâm đắc nhất
* .Thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh : làm việc cá nhân
-Giáo viên yêu càu HS về nhà làm
* Dự kiến sản phẩm :
- Vở ghi của HS
3. Báo cáo kết quả:
- học sinh trình bày,báo cáo kết quả vào tiết học sau
4.Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung vào tiết học sau
- GV nhận xét,đánh giá vào tiết học sau
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Tiếp tục hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Hướng dẫn đọc thêm: Con hổ có nghĩa
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_68_luyen_tap_ke_chuyen_tuong_tuon.pdf