I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nắm lại một số kiến thức cơ bản về văn tự sự (khái niệm văn tự sự, sự việc, nhân
vật trong văn tự sự)
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu về nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu nhân vật, sự việc trước khi làm bài tập làm văn.
4. Năng lực, phẩm chất cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập nhóm, bút dạ.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn tự sự.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi HS nêu 1 nội dung kiến thức liên
quan đến văn tự sự.
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 63+64: Ôn tập văn tự sự - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 18/11/2019 (6B)
TIẾT 63+64
ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS nắm lại một số kiến thức cơ bản về văn tự sự (khái niệm văn tự sự, sự việc, nhân
vật trong văn tự sự)
2. Kĩ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng tìm hiểu về nhân vật, sự việc trong văn tự sự.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm hiểu nhân vật, sự việc trước khi làm bài tập làm văn.
4. Năng lực, phẩm chất cần đạt
- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập nhóm, bút dạ.
2. Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn tự sự.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức: Mỗi HS nêu 1 nội dung kiến thức liên
quan đến văn tự sự.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
HĐ nhóm 6 (15 phút), phiếu học tập
- GV phát phiếu học tập
- HS thực hiện yêu cầu từng cột:
+ Khái niệm văn tự sự
+ Vai trò của văn tự sự
+ Các yếu tố cần có của bài văn TS
+ Đặc điểm của sự việc trong văn
tự sự.
+ Vai trò của nhân vật trong văn tự
sự (nhân vật chính, nhân vật phụ)
I. Nội dung ôn tập:
1. Thế nào là văn tự sự?
- Tự sự (kể chuyện) là phương thức
trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc
này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn
đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự
việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và
bày tỏ thái độ khen, chê.
2. Các yếu tố cần có của một bài văn
tự sự:
- Các nhóm tráo phiếu học tập
- GV đưa bảng chuẩn kiến thức có
biểu điểm.
- HS đối chiếu và chấm điểm cho
nhau (5 phút)
- Các nhóm báo cáo kết quả
- GV nhận xét, đánh giá, nhắc lại
kiến thức.
? Trình bày dàn ý của bài văn tự sự.
? Đặc điểm của ngôi kể trong văn TS
? Đặc điểm của lời kể trong văn TS
? Khi kể có thể kể theo những cách nào?
? Thế nào là đoạn văn tự sự?
- Cốt truyện
- Nhân vật
- Sự việc
3. Sự việc trong văn tự sự:
- Được trình bày một cách cụ thể: sự
việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ
thể; do nhân vật cụ thể thực hiện, có
nguyên nhân, diễn biến, kết quả,
- Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp
theo một trật tự, diễn biến sao cho thể
hiện được tư tưởng mà người kể muốn
biểu đạt.
4. Nhân vật trong văn tự sự:
- Là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ
được thể hiện trong văn bản
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu
trong việc thực hiện tư tưởng của VB
- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính
hoạt động.
- Nhân vật được thể hiện qua các mặt:
tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc
làm,
5. Dàn bài của bài văn tự sự.
- Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật
và sự việc.
- Thân bài: kể lại diễn biến của sự việc.
- Kết bài: kể kết thúc của sự việc.
6. Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể thứ nhất: Người kể xưng tôi
- Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình
7. Lời kể
- Kể người: giới thiệu tên họ, lai lịch,
tính tình, tài năng, quan hệ, ý nghĩ của
nhân vật.
- Kể việc: kể hành động, việc làm và kết
quả do hành động gây ra.
8. Thứ tự kể
- Kể xuôi: Sự việc xảy ra trước kể
trước, sự việc xảy ra sau kể sau.
- Kể ngược: Người kể linh hoạt, có thể
kể kết quả hoặc sự việc hiện tại trước
sau đó mới kể tiếp các sự việc xảy ra
trước đó.
9. Đoạn văn tự sự:
- Mỗi đoạn có một ý chính được diễn
đạt bằng một câu chủ đề, các câu khác
* Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động cá nhân (5p): Xác định
nhân vật, sự việc trong văn bản “Sơn
Tinh, Thủy Tinh”.
- HS kể lại truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
- HS lập dàn ý dưới sự hướng dẫn
của giáo viên
giải thích cho ý chính làm cho ý chính
nổi lên.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Nhân vật, sự việc trong văn
bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
* Nhân vật:
Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy
Tinh, Lạc hầu.
* Sự việc:
- Vua Hùng kén rể.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể.
- Sơn Tinh đến trước cưới được vợ.
- Thủy Tinh đến sau, không cưới được
vợ, tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời,
cuối cùng Thủy Tinh thua đành rút quân
về.
- Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước
đánh Sơn Tinh nhưng đều bị thua.
Bài tập 2: Kể lại một buổi chào cờ đầu
tuần ở trường em.
* Dàn ý:
Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về buổi lễ
chào cờ diễn ra như thế nào
Thân bài
* Tả khung cảnh của buổi lễ chào cờ:
- Không khí trong lành, mát mẻ.
- Bầu tời cao, trong xanh điểm những
đảm mây trắng.
- Ông mặt trời lên cao tỏa những sợi
nắng vàng nhạt xuống vạn vật.
- Ở cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay nhè
nhẹ trong nắng ấm trông thật rực rỡ.
2. Kể các hoạt động trong giờ chào cờ
- Đầu tuần ai cũng đến sớm. Lớp trực
tuần xếp ghế giáo viên.
- Sau khi mọi thứ chẩn bị xong, tiếng
trống trường vang lên, học sinh xếp
thành những hàng ngay ngắn trong khu
vực của lớp mình. Cả sân trường rợp
một màu áo trắng khăn đỏ.
- Bạn liên đội trưởng hô dõng dạc:
Nghiêm! Chào cờ! Chào! Tất cả học
sinh và giáo viên đều nghiêm chỉnh đưa
bàn tay phải lên đầu chào cờ.
- Sau giây phút trang nghiêm ấy, bài
Quốc ca, Đội ca hùng tráng vang lên thể
hiện niềm tự hào tự tôn dân tộc.
- Lớp trực tuần nhận xét, các lớp nhận
cờ thi đua
- Sau đó là những tiết mục văn nghệ.
- Hoạt đốninh hoạt dưới cờ
- Buổi chào cờ kết thúc song vẫn để lại
dư âm trong lòng nhiều người.
III. Kết bài: Cảm xúc của bản thân về
buổi chào cờ
*Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
- HS hoạt động cá nhân (8p): luyện viết phần mở bài và 1 đoạn văn phần thân bài
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm đọc tham khảo bài văn hay kể hoạt động.
- HS làm ở nhà và báo cáo KQ vào tiết sau
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Tiếp tục ôn tập kiến thức đã học về văn tự sự (dàn bài, lời văn, đoạn văn, đề, cách làm
bài, ngôi kể, thứ tự kể...)
- Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị kiểm tra học kì I
- Nghiên cứu tiết 67: Kể chuyện tưởng tượng
+ Đọc truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”
+ Truyện đó có những nhân vật và sự việc chính nào?
+ Trong truyện những chi tiết nào không có thật?
---------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_6364_on_tap_van_tu_su_nam_hoc_201.pdf