Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62: Trả bài tập làm văn số 3. Đọc thêm: Mẹ hiền dạy con - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết truyện.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật Mạnh Tử.

- Những sự việc chính trong truyện. Ý nghĩa của truyện.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp; biết cách lựa chọn thứ tự kể cho

thích hợp với nội dung truyện của mình định kể.

- Đọc - Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con.

- Phân tích được các sự kiện trong truyện.

3. Thái độ:

- Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và

rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

- GD HS về vai trò của người mẹ trong sự hình thành nhân cách của con.

4. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết.

2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 88 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 62: Trả bài tập làm văn số 3. Đọc thêm: Mẹ hiền dạy con - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/11/2019 (6B) TIẾT 62 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ĐỌC THÊM: MẸ HIỀN DẠY CON I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Củng cố cho HS kiến thức về văn tự sự, cách xây dựng cốt truyện, tình tiết truyện. - Những hiểu biết bước đầu về nhân vật Mạnh Tử. - Những sự việc chính trong truyện. Ý nghĩa của truyện. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp; biết cách lựa chọn thứ tự kể cho thích hợp với nội dung truyện của mình định kể. - Đọc - Kể lại truyện Mẹ hiền dạy con. - Phân tích được các sự kiện trong truyện. 3. Thái độ: - Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo. - GD HS về vai trò của người mẹ trong sự hình thành nhân cách của con. 4. Phẩm chất, năng lực cần đạt - Rèn năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Chấm, chữa bài, bảng phụ ghi dàn bài và một số lỗi trong bài viết. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức về văn tự sự, thứ tự kể và ngôi kể trong văn tự sự. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp - Đàm thoại - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thuyết trình, vấn đáp. 2. Kĩ thuật - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật chia nhóm IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Không 3. Bài mới * Hoạt động 1: Khởi động: GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài và bài đọc thêm: Mẹ hiền dạy con * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS: Gọi HS nhắc lại đề bài. - GV ghi đề bài lên bảng. A. Trả bài tập làm văn số 3 I. Đề: Lập dàn ý và viết bài cho đề bài: Hãy kể về những đổi mới của thôn bản nơi ? Đề yêu cầu kể việc gì? ? Phạm vi kể? Cần kể những gì? - GV: treo bảng phụ ghi dàn bài. - GV: Trả bài HS đối chiếu bài làm của mình với yêu cầu của đề và nhận xét. - GV nhận xét cụ thể * Ưu điểm: - Đa số HS nắm được yêu cầu của đề bài. - Viết bài đủ bố cục 3 phần, đủ các ý cơ bản. - Một số bài viết đạt điểm khá. * Tồn tại: + Một số bài chữ viết còn chưa cẩn thận, gạch xóa nhiều; - Một số em làm bài còn sơ sài. Bố cục lộn xộn khó theo dõi, chưa chọn được cách kể phù hợp. - Một số bài kể còn thiếu tính liên kết, dùng từ ngữ miêu tả hoặc hình ảnh so sánh chưa phù hợp. - GV gọi điểm và thống kê KQ + 6B: Trên TB: + 6C: Trên TB: - GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu. - HS: Đọc (3 - 4 HS) - nhận xét đọc. - GV: Giải thích một số từ khó sgk. ? Quá trình dạy con của bà mẹ diễn ra qua mấy sự việc, là những sự việc nào? - GV: Bà Mẹ dạy con những gì từ các sự việc trên? bằng cách nào? ? Tại sao bà mẹ quyết định chuyển nhà nhiều lần như vậy? - Muốn con thành người tốt. em ở. * Yêu cầu chung: - Thể loại: Tự sự - Nội dung: những đổi mới của thôn bản nơi em ở. * Dàn ý: theo tiết 51 +52 II. Trả bài B. Đọc thêm: Mẹ hiền dạy con I. Đọc - Hiểu văn bản: * 5 sự việc chính: - Dời nhà khỏi khu vực nghĩa địa - Dọn nhà đến gần chợ - Dọn đến gần trường học - Mua thịt lợn cho con ăn - Cắt đứt tấm vải đang dệt ? Ba sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì và cách giáo dục ntn? ? Lần thứ 4 và 5 bà mẹ đã làm gì đối với con. Bà nghĩ về việc đó ntn? ? Nhận xét chung về bà mẹ? - GV liên hệ thực tế? ? Từ chuyện này em có suy nghĩ gì về đạo làm con? ? Em có nhận xét gì về kết cấu và các chi tiết của truyện? ? Nội dung chính của truyện là gì? - HS đọc ghi nhớ (SGK) 1. Ba sự việc đầu: - Dạy con học tập tốt bằng cách tạo môi trường tốt. 2. Hai sự việc cuối: - Dạy con không nói dối, giữ chữ tín bằng cách nêu gương. - Bà mẹ chọn một biện pháp dạy con quyết liệt và bất ngờ. Một lời phê bình nghiêm khắc. -> Cách dạy này kiên quyết, khéo léo thâm thuý. * Bà mẹ Mạnh Tử là người mẹ tuyệt vời, thông minh, khéo léo, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ con cái. II. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết cấu truyện đơn giản. - Chi tiết giàu ý nghĩa. 2. Nội dung, ý nghĩa: - Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. - Vai trò của người mẹ trong việc dạy dỗ con nên người. * Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: GV sử dụng phiếu học tập ghi một số lỗi sai của HS HĐN 5 (5p): Phát hiện và sửa lỗi Bài 2: Nhận xét nào đúng với ý nghĩa truyện “Mẹ”? a. Truyện đề cao thầy Mạnh Tử. b. Truyện đề cao phương pháp dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử. c. Truyện đề cao ảnh hưởng của môi trường sống đối với sự hình thành nhân cách con người. d. Truyện khuyên các bà mẹ thương con nhưng không nuông chiều con mà phải nghiêm khắc. * Hoạt động 4: Vận dụng - Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về người mẹ của thầy Mạnh Tử - HS hoạt động cá nhân 5p: Hoàn thành đoạn văn * Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Tìm những văn bản, câu chuyện, tục ngữ đề cập tới sự ảnh hưởng của môi trường đối với nhân cách của con người. V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau: Ôn tập: Văn Tự sự + Sự việc, nhân vật, chủ đề của bài văn tự sự + Đề, cách làm bài, ngôi kể, thứ tự kể...) + Dàn ý chung của bài văn tự sự

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_62_tra_bai_tap_lam_van_so_3_doc_t.pdf
Giáo án liên quan