A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được cụm ĐT, cấu tạo chung của cụm ĐT, hoạt động của cụm
động từ trong câu.
2. Kĩ năng
- Nhận diện cụm động từ và chức năng ngữ pháp của cụm động từ trong ví dụ
cụ thể.
- Vận dụng cụm ĐT trong tạo lập văn bản
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng cụm ĐT trong tạo lập văn bản.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác
- Năng lực đặc thù: Giao tiếp, tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu bài tập
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là động từ ? Nêu các loại động từ chính? Cho ví dụ từng trường hợp?
HĐ 1: Khởi động
Giáo viên cho học sinh quan sát 2 ví dụ: đi (động từ) và đang đi (cụm
động từ). Nhận xét. Đang đi gọi là cụm động từ. Vậy cụm ĐT là gì? Cấu tạo
ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.
6 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 58+59 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: /11/2019
Tiết 58
CỤM ĐỘNG TỪ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được cụm ĐT, cấu tạo chung của cụm ĐT, hoạt động của cụm
động từ trong câu.
2. Kĩ năng
- Nhận diện cụm động từ và chức năng ngữ pháp của cụm động từ trong ví dụ
cụ thể.
- Vận dụng cụm ĐT trong tạo lập văn bản
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng cụm ĐT trong tạo lập văn bản.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác
- Năng lực đặc thù: Giao tiếp, tạo lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phiếu bài tập
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn
C. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là động từ ? Nêu các loại động từ chính? Cho ví dụ từng trường hợp?
HĐ 1: Khởi động
Giáo viên cho học sinh quan sát 2 ví dụ: đi (động từ) và đang đi (cụm
động từ). Nhận xét. Đang đi gọi là cụm động từ. Vậy cụm ĐT là gì? Cấu tạo
ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS ND kiến thức trọng tâm
- HS đọc -> Nêu yêu cầu.
HĐ cá nhân 3’
? Các từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa
cho các ĐT nào ?
? Thử bỏ những từ in đậm, cho nhận
xét ?
(Bỏ các từ in đậm: Các ĐT trở nên bơ
vơ, thừa. Câu tối nghĩa hoặc vô nghĩa)
? Vậy các từ in đậm có tác dụng gì ?
I. Cụm động từ là gì?
1. Ví dụ:
Từ in đậm Bổ sung ý nghĩa
- đã -> đi
- nhiều nơi -> đi
- cũng -> ra
- những câu đố oái oăm -> ra
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho
động từ.
? Thử so sánh nghĩa của cụm ĐT với
nghĩa của một ĐT ?
? Cho ĐT “đi” thêm từ để tạo thành
cụm ĐT? Đặt câu với cụm động từ đó,
chỉ ra chức vụ của ĐT đó trong câu ?
? Qua việc phân tích, cho biết cụm ĐT
là gì ? Hoạt động của nó trong câu?
- HS đọc ghi nhớ.
- HS theo dõi VD (147)
? Vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT ở
VD 1 ?
HĐ cặp đôi 3’
? Tìm thêm các từ ngữ có thể làm
phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm
ĐT ? Cho biết những phụ ngữ ấy bổ
sung cho ĐT trung tâm những ý
nghĩa gì?
(Phụ ngữ phần trước: hãy, sẽ, đang,
đừng, chớ)
? Các phụ ngữ đứng trước có ý nghĩa
chỉ cái gì ?
(Quan hệ thời gian tiếp diễn tương tự,
khẳng định, phủ định)
? Các phụ ngữ đứng sau có ý nghĩa
chỉ cái gì ?
(Đối tượng, hướng, địa, điểm, thời
gian, mục đích, nguyên nhân, phương
tiện và cách thức hoạt động)
? Qua việc phân tích cho biết cấu tạo
của cụm ĐT ?
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS đọc bài tập.
- Nêu yêu cầu bài tập.
HĐ cá nhân. 2 phút.
? Dựa vào kiến thức nào để làm bài
tập này.
- 3 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
- HS đọc bài tập -> Nêu yêu cầu.
- GV treo bảng phụ,
- Thi điền mỗi nhóm 2 cụm ĐT
- Nghĩa của cụm động từ đầy đủ hơn
nghĩa của một ĐT.
- Cụm ĐT thường làm vị ngữ.
2. Ghi nhớ 1:( SGK - 148 )
II. Cấu tạo của cum ĐT
1. Ví dụ:
Phần
trước
P.Trung
tâm
Phần sau
đã
cũng
đi
ra
nhiều nơi
những câu
đó oái
oăm để
hỏi mọi
người
3. Ghi nhớ 2: ( SGK- 148)
III. Luyện tập
Bài tập 1:
* Yêu cầu: Tìm cụm ĐT.
a, Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b, Yêu thương Mị Nương hết mức.
- Muốn kén cho con.... xứng đáng.
c, Đành tìm cách gữi sứ thần ở công
quán.
- Để có thì giờ.
- Để hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Bài tập 2:
* Yêu cầu: Chép các cụm ĐT điền vào
mô hình.
- GV cho nhân xét, sửa chữa.
- HS đọc bài tập -> Nêu yêu cầu.
- HĐ cá nhân 2 phút.
- GV: Nhận xét chung.
- HS đọc bài tập.
- HS hoạt động cặp đôi 2’
- HS làm ra nháp.
- Trình bày trước lớp.
- GV bổ sung, đưa ra đoạn văn mẫu.
Phía trước Trung tâm Phụ sau
- Còn
đang
- Muốn
- Đành
- Để
Đùa
nghịch
Kén Cho
Yêu
thương
Tìm (cách)
giữ
có
đi hỏi
sau nhà
con 1 người
chồng.....
MN hết
mực sứ thần
ở
lại..
thì giờ....
ý kiến
Bài tập 3:
* Yêu cầu: Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ.
- Chưa: Phủ định tương đối.
- Không: Phủ định tuyệt đối.
-> Cả 2 phụ ngữ đều cho thấy sự thông
minh, nhanh trí của em bé.
Bài tập 4:
* Yêu cầu: Viết câu trình bày ý nghĩa
truyện "Treo Biển" chỉ ra cụm ĐT sử
dụng trong đoạn văn đó.
Truyện "Treo Biển" có ý nghĩa
khuyên răn người ta cần giữ vững
quan điểm của bản thân, mặc dù phải
lắng nghe ý kiến của người khác.
- Cụm động từ:
+ Có ý nghĩa khuyên răn người ta.
+ Cần giữ vững quan điểm của bản thân.
+ Phải lắng nghe ý kiến của người khác.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Viết đoạn văn ngắn với chủ đề học tập trong đó có sử dụng 2 cụm động từ.
- GV hướng dẫn HS về nhà làm bài.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
Đọc văn bản: “Thạch Sanh”, tìm các cụm động từ, đưa chúng vào mô hình CĐT
E. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
- Chuẩn bị: “Tính từ và cụm tính từ”
+ Tìm tính từ trong ví dụ?
+ Cho biết các tính từ có ý nghĩa gì:
+ Chức năng của tính từ so ánh với động từ?
Ngày dạy: /11/2019
Tiết 59
TÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nắm được đặc điểm của tính từ và một số loại tính từ cơ bản. Nắm
được cấu tạo của cụm tính từ. Củng cố và phát triển các kiến thức đã học ở bậc
tiểu học về tính từ và cụm tính từ.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được tính từ, cụm tính từ trong câu.
- Luyện kĩ năng nhận biết, phân loại, phân tích tính từ và cụm tính từ để
đặt câu, dựng đoạn.
3. Thái độ
Biết trân trọng và sử dụng tính từ và cụm tính từ cho đúng.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Sáng tạo, năng lực tự chủ, năng lực hợp tác
- Năng lực đặc thù: Giao tiếp, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Cụm động từ là gì? Cấu tạo của cụm động từ ?
3. Bài mới.
HĐ 1. Khởi động
GV chiếu hình ảnh liên quan đến tính từ.
HS nhìn ảnh đoán tính từ.
GV: Các từ đó là tính từ, vậy tính từ là gì? Có những loại nào? Chức năng?
GV vào bài
HĐ2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc VD- SGK- 153-154
- Nêu yêu cầu.
HĐ cá nhân 2’
? Tìm tính từ trong các câu ?
? Các tính từ trên có ý nghĩa gì?
? Kể thêm một số tính từ mà em biết
và nêu ý nghĩa khái quát của chúng?
+ Chỉ màu sắc:
+ Chỉ đặc điểm mùi vị:
+ Chỉ đặc điểm hình dáng.
- GV đưa ra VD:
"Đừng xanh như lá, bạc như vôi"
HĐ cá nhân 2’
? Tìm tính từ trong câu trên?
? Đứng trước "xanh" là từ nào?
I. Đặc điểm của tính từ
1. Ví dụ:
- Các tính từ (BT1)
+ Câu a: bé, oai. (đặc điểm tính chất)
+ Câu b: nhạt, vàng hoe, vàng ối, vàng
lịm, vàng tươi.(Màu sắc)
- Một số tính từ khác:
+ xanh, đỏ, tím..
+ chua, cay, ngọt (đặc điểm mùi vị)
+ cao, thấp, béo, gầy, nhanh, chậm...
(đặc điểm hình dáng).
- Tính từ "xanh"có khả năng kết hợp:
cũng, đã, sẽ, đang (ở trước), quá, lắm
(đừng)
? Có thể dùng từ khác kết hợp với từ
xanh được không?
(rất xanh, hơi xanh, xanh quá, xanh
lắm)
? Nhận xét về khả năng kết hợp của
tính từ ?
- HS quan sát VD phần 1:
? Cho biết chức vụ ngữ pháp của các
tính từ trong các câu đã dẫn ở VD1?
HĐ cặp đôi 2’
? Qua việc tìm hiểu VD, cho biết đặc
điểm của tính từ? Tính từ có thể kết
hợp với những từ nào đứng trước và
sau nó? Chức vụ ngữ pháp của tính từ
trong câu?
- HS đọc ghi nhớ:
- GV: Vậy tính từ có những loại nào?
- HS quan sát VD phần 1:
HĐ cá nhân 1’
? Trong những TT đã tìm ở BT1,
những TT nào có thể kết hợp với
những từ chỉ mức độ?
(Đặc điểm tương đối)
? Những từ nào không có khả năng
kết hợp với những từ chỉ mức độ?
(Đặc điểm tuyệt đối)
? Qua việc phân tích, cho biết: Có
mấy loại TT?
- HS đọc ghi nhớ:
- GV: Cũng như DT,ĐT, tính từ có
khả năng kết hợp với những phụ ngữ
ở phía trước, sau tạo thành cụm TT.
? Vậy cấu tạo của cụm TT như thế
nào?
- HS đọc BT- SGK-155
- Nêu yêu cầu của BT.
? Vẽ mô hình cấu tạo của cụm TT in
đậm trong những câu trong BT?
? Tìm thêm những từ ngữ có thể làm
phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm
TT, cho biết những phụ ngữ ấy bổ
sung ý nghĩa gì?
(ở sau).
- Làm vị ngữ.
2. Ghi nhớ 1: (SGK- 154)
II. Các loại tính từ
1. Ví dụ:
- Những tính từ có thể kết hợp với
những từ chỉ mức độ: Bé, oai.
- Những tính từ không có khả năng kết
hợp với những từ chỉ mức độ: nhạt,
vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.
2. Ghi nhớ 2: (SGK- 154)
III. Cụm tính từ:
1. Ví dụ:
Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ:
Phần trước Phần T.Tâm Phần sau
Vốn đã rất Yên tĩnh
Nhỏ
Sáng
lại
vằng vặc
ở trên
không
(Vẫn, còn, đang...)
? Qua việc phân tích BT, cho biết mô
hình cấu tạo của cụm tính từ?
- HS đọc ghi nhớ SGK-155.
2. Ghi nhớ: (SGK-155)
Hoạt động 3. Luyện tập
Bài tập. Tìm 5 tính từ chỉ đặc điểm tương đối, 5 tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối?
Từ các tính từ trên hãy phát triển thành cụ tính từ, thành câu?
Hoạt động 4. Vận dụng (làm ở nhà)
Bài tập: Viết đoạn văn chủ đề gia đình trong đó có sử dụng 1 tính từ, 1
cụm tính từ.
HĐ 5. Mở rộng bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm tính từ và cụm tính từ trong các văn bản đã học
Cụm tính từ tìm được vẽ và điền vào mô hình cụm tính từ.
Vẽ sơ đồ tư duy sau khi học xog bài tính từ.
E. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU
- Chuẩn bị tiếp bài: Tính từ và cụm tính từ (tiếp)
- Làm bài tập phần luyện tập- Tìm các tính từ trong bài tập
- Ôn tập các từ loại đã học: Khái niệm, cấu tạo, chức năng
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_5859_nam_hoc_2019_2020_truong_thc.pdf