I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Khái niệm động từ. Ý nghĩa khái quát của động từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của ĐT)
- Các loại động từ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
3. Thái độ
- GD cho HS giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của TV
4. Năng lực, phẩm chất cần đạt
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - -
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng ĐT
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 57: Động từ - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 05/11/2019 (6B)
Tiết 57: Tiếng Việt
ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Khái niệm động từ. Ý nghĩa khái quát của động từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp của ĐT)
- Các loại động từ.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
3. Thái độ
- GD cho HS giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của TV
4. Năng lực, phẩm chất cần đạt
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, - -
- Phát triển năng lực ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị một số đoạn văn có sử dụng ĐT.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đầu giờ: Không
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
Em đi chợ mua sách vở.
?. Xác định các từ loại trong câu mà em biết.
GV: Các đi chợ, mua là ĐT? Vậy ĐT là gì ? ĐT có vai trò như thế nào trong câu
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc ví dụ trên bảng phụ
(VD sgk và VD gv đưa thêm)
- GV: Đưa thêm VD:
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỘNG TỪ
1. Ví dụ: (SGK)
+ Anh đừng vui vội.
+ Bạn ấy đang mệt.
+ Anh chớ buồn đấy nhé.
HĐ cá nhân 2p: Tìm các động từ
- HS: Trả lời
- GV: Gạch chân các ĐT và chốt lên
bảng theo 2 nhóm
HĐ nhóm 2 (3p): Tìm ý nghĩa khái
quát của các ĐT trong mỗi nhóm.
? Như vậy, em hiểu thế nào là ĐT?
- HS trả lời -> GV chốt
? Trước ĐT có những từ nào?
? Các từ đứng trước ĐT mang ý
nghĩa gì?
-> Chỉ thời gian; ra lệnh, khuyên
nhủ; chỉ sự tiếp diễn
? Xác định CN, VN của các câu
trong VD?
- HS: trả lời
- GV: phân tích VD.
? Nhận xét về chức vụ ngữ pháp của
ĐT trong câu?
VD: Lao động là vinh quang.
Học là nhiệm vụ của học sinh.
- HĐ nhóm 2 (1p): Tìm ĐT có trong
2 câu và phân tích cấu tạo ngữ pháp
của 2 câu trên
? Thử cho ĐT trong 2 câu trên kết
hợp với các từ (đã, sẽ đang ...) và nêu
lên nhận xét?
HĐN 5 (3P) So sánh sự khác biệt
giữa ĐT và danh từ?
- HS: trao đổi phiếu HT giữa các
nhóm
- GV chốt kiến thức
- Các nhóm đối chiếu kết quả và
nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận
của nhóm bạn.
? ĐT là gì? ĐT có đặc điểm gì?
- HS ghi nhớ.
- Các động từ:
a. đi, đến, ra, hỏi
b. lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, để
-> Chỉ hành động của sự vật.
- Các ĐT: vui, buồn, mệt, ốm
-> Chỉ trạng thái của sự vật.
=> Ý nghĩa: Động từ là những từ chỉ
HĐ, trạng thái của sự vật.
- Khả năng kết hợp: Trước ĐT thường có
các từ đã, sẽ, đang, hãy, đừng, chớ,
cũng, vừa, mới, sắp...
* Chức vụ ngữ pháp:
- ĐT thường làm VN trong câu.
- Khi ĐT làm CN: không kết hợp được
với các từ đã, sẽ, đang, hãy, cũng, đừng,
chớ...
Danh từ
- Làm CN
- Không kết hợp
với đã, sẽ, đang...
- Kết hợp được
với số từ, lượng
từ
Động từ
- Làm VN
- Kết hợp với đã,
sẽ, đang...
- Không kết hợp
được với số từ,
lượng từ.
2. Ghi nhớ (SGK)
II. CÁC LOẠI ĐỘNG TỪ
- HS: Đọc ví dụ
? Tìm các động từ có trong mỗi câu?
? Xếp các ĐT vào bảng phân loại?
- HĐ nhóm 5 (2P) - Phiếu học tập
- Các nhóm đối chiếu kết quả và tự
đánh giá.
- GV chốt kiến thức
? Tìm các ĐT có đặc điểm tương tự
như trong các ĐT ở bảng trên?
-> muốn, chợt, thích
-> ăn, ngủ, đạp, gõ
? Em thấy ĐT chia làm mấy nhóm?
Kể tên từng nhóm?
- HS: Trả lời
- GV chốt: Bằng sơ đồ
1. Ví dụ: (SGK)
ĐT đòihỏi
có ĐT #đi
kèm phía
sau
ĐT ko đòi hỏi
có ĐT #đi kèm
phía sau
Trả lời câu
hỏi làmgì?
đi, chạy, c-
ười,đọc, ngồi,
đứng.
Trả lời
câuhỏi:
Làm sao?
Thế nào?
Dám,
toan,
định,
muốn,
Buồn, gãy,
ghét, đau,
nhức, nứt, vui,
yêu.
2. Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1
+ HS đọc yêu cầu bt
+ Xác định động từ trong VD và cho biết thuộc loại ĐT nào ?
- Các động từ:
ĐT tình thái ĐT chỉ hành động, trạng thái
ĐT chỉ h/đ ĐT chỉ trạng thái
may... tức, tất tưởi
Bài 2:
+ HS: Đọc yêu cầu bài tập.
? Câu chuyện cười viết về nhân vật nào?
? Tính keo kiệt thể hiện qua những sự việc nào? Đọc truyện em buồn cười ở chỗ nào?
+ Anh chàng keo kiệt.
+ Buồn cười vì anh chàng chỉ muốn cầm của ng khác chứ ko muốn đưa cho người
khác cái gì
*Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
? Viết một đoạn văn ngắn từ 7 -10 câu về chủ đề gia đình trong đó có sử dụng các
loại ĐT chính
- HĐ cá nhân 5p
- HS lên bảng trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Tìm và phân loại những động từ có trong các văn bản văn học đã được học.
- HS làm ở nhà và báo cáo KQ vào tiết sau
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- Đặt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
- Đọc và nghiên cứu trước bài: Cụm động từ.
+ Tìm ĐT và các từ bổ sung ý nghĩa cho ĐT
+ Phân tích cấu tạo của cụm ĐT
+ Ý nghĩa phần phụ trước và phụ sau của ĐT
------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_57_dong_tu_nam_hoc_2019_2020_truo.pdf