I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nhận thấy các lỗi thường gặp khi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm
- Cách chữa những lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Dùng từ chính xác khi nói,viết.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: lập dàn ý trước khi viết một bài văn cụ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng dàn ý, viết đoạn văn, bài văn
tự sự.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 27: Chữa lỗi dùng từ - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/10/2020 (6a2)
TIẾT 27 - BÀI 6
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nhận thấy các lỗi thường gặp khi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm
- Cách chữa những lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Dùng từ chính xác khi nói,viết.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: lập dàn ý trước khi viết một bài văn cụ thể.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng dàn ý, viết đoạn văn, bài văn
tự sự.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận cặp đôi.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Lấy ví dụ
minh họa?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Khi nói, viết đôi khi ta mắc lỗi dùng từ như: lặp từ, lẫn lộn các từ
gần âm khiến cho lời nói trở nên nặng nề dài dòng hoặc vô nghĩa. Vậy những lỗi
đó nguyên nhân do đâu và biện pháp khắc phục như thế nào -> bài học.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- Học sinh đọc ví dụ trong sgk.
H. Hãy gạch dưới những từ giống
nhau trong đoạn trích?
H. Việc lặp lại nhằm mục đích gì?
- HS đọc ví dụ b - Sgk.
I. Lặp từ
* Ví dụ
a. Lặp từ tre 7 lần, giữ: 4 lần, anh
hùng: 2 lần.
- Mục đích: nhấn mạnh vai trò, lợi ích
của cây tre, tạo nhịp điệu hài hoà cho
đoạn văn.
H. Từ ngữ nào được lặp lại ở ví dụ
b?
H. Từ ngữ lặp lại đó có tác dụng
không? Vì sao?
H. Theo em, nguyên nhân mắc lỗi là
do đâu?
H. Vậy nên sửa câu này như thế
nào?
- HS đọc ví dụ trong sgk.
H. Trong hai câu trên em thấy từ
ngữ nào người viết đã dùng không
đúng?
H. Em biết từ nào phát âm gần giống
với từ thăm quan, nhấp nháy và có
thể thay thế cho các từ đó?
- Tham quan, mấp máy.
H. Theo em, nguyên nhân nào khiến
người viết dùng sai từ?
H. Em hãy sửa lại hai câu trên cho
đúng?
- Tham quan: Xem thấy tận mắt để
mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh
nghiệm.
- Thăm quan: không có trong từ điển
TV chỉ có thăm hỏi, thăm viếng, thăm
dò.
- Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp.
- Nhấp nháy:
+ Mở ra nhắm lại liên tiếp
+ Ánh sáng khi lóe ra, khi tắt liên tiếp.
* GV: từ có hai mặt: hình thức và nội
dung. Hai mặt này luôn gắn với nhau.
Vì vậy sai về hình thức -> sai về nội
dung.
H. Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm
của từ ta làm thế nào?
H. Qua các VD trên, em hãy rút ra
kết luận về các thao tác chữa lỗi?
b. Truyện dân gian -> lặp 2 lần.
-> Không có tác dụng -> đây là lỗi
lặp từ, khiến câu văn trở nên rườm rà,
dài dòng.
- Nguyên nhân mắc lỗi: do người viết
diễn đạt kém
- Sửa lại:
+ Bỏ cụm từ truyện dân gian thứ 2.
+ Đảo cấu trúc: Em thích đọc truyện
dân gian vì có nhiều chi tiết tưởng
tượng, kì ảo.
II. Lẫn lộn các từ gần âm
1. Ví dụ
a. Từ thăm quan dùng không đúng.
b. Từ dùng sai là từ nhấp nháy
- Nguyên nhân: không nhớ chính xác
hình thức ngữ âm của từ.
- Sửa lại:
+ Câu a: Thay từ thăm quan bằng từ
tham quan.
+ Câu b: Thay từ nhấp nháy bằng từ
mấp máy.
-> Phải hiểu đúng nghĩa của từ.
2. Bài học : Thao tác chữa lỗi
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
H. Ở câu a, những từ ngữ nào bị
lặp? Nguyên nhân? Cách chữa?
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập 2
- GV hướng dẫn hs thảo luận nhóm
bàn 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét- kết luận trên bảng phụ
- Phân biệt nghĩa
+ Sinh động: Gợi ra hình ảnh, cảm
xúc, liên tưởng.
+ Linh động: không rập khuôn máy
móc các nguyên tắc.
- Phân biệt nghĩa:
+ Bàng quang: bọng chứa nước tiểu
+ Bàng quan: dửng dưng, thờ ơ như
người ngoài cuộc.
- Phân biệt nghĩa:
+ Thủ tục: những việc phải làm theo
- Phát hiện lỗi sai
- Tìm nguyên nhân sai
- Nêu cách chữa và chữa lại
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: Lược bỏ từ ngữ lặp
a. Bỏ các từ: bạn, ai, cũng rất, lấy, làm
bạn, Lan
Chữa lại:
+ Lan là một lớp trưởng gương mẫu
nên cả lớp đều rất quí mến.
b. Bỏ: câu chuyện ấy
Thay
+ Câu chuyện này = câu chuyện ấy
+ Những nhân vật ấy = họ
+ Những nhân vật = những người.
- Sửa lại
Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai
cũng thích những nhân vật trong câu
chuyện ấy vì họ là những người có
phẩm chất tốt đẹp.
c. Bỏ từ lớn lên vì lặp nghĩa với từ
trưởng thành.
Sửa lại: Quá trình vượt núi cao cũng
là quá trình con người trưởng thành.
2. Bài tập 2: xác định nguyên nhân
sai và thay thế từ dùng sai trong các
câu
a. Thay từ linh động bằng từ sinh
động.
- Nguyên nhân: lẫn lộn các từ gần âm,
nhớ không chính xác hình thức ngữ
âm của từ.
b. Thay thế từ bàng quang bằng từ
bàng quan.
- Nguyên nhân: nhớ không chính xác
hình thức ngữ âm
c. Thay từ thủ tục bằng từ hủ tục
qui định
+ Hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
- Nguyên nhân: nhớ không chính xác
hình thức ngữ âm
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Khi dùng từ chúng ta thường mắc phải những lỗi nào? Nguyên nhân
mắc lỗi ?
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Nhận diện các lỗi và cách sửa lỗi.
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị: Chữa lỗi dùng từ (tiếp)
Yêu cầu: Đọc kỹ các bài tập trong sgk, trả lời câu hỏi, xác định các loại
lỗi và sửa lại.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_27_chua_loi_dung_tu_nam_hoc_2020.pdf