I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn về các khái niệm: Truyền thuyết, cổ tích
- Nắm được nhân vật, sự việc chính, nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ
thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : nắm chắc kiến thức phần văn.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nắm được nhân vật, sự việc chính, nội
dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể diễn cảm các truyện dân gian
đã học.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học :
+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích.
+ Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật yêu thích.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 24: Ôn tập phần văn - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 16/10/2020 (6a2)
TIẾT 24 - BÀI 8
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu sâu hơn về các khái niệm: Truyền thuyết, cổ tích
- Nắm được nhân vật, sự việc chính, nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ
thuật của các truyện dân gian đã học.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : nắm chắc kiến thức phần văn.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nắm được nhân vật, sự việc chính, nội
dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Kể diễn cảm các truyện dân gian
đã học.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học :
+ So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích.
+ Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật yêu thích.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập.
2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Dạy học nghiên cứu tình huống,dạy học hợp tác
2. Kỹ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật học tập hợp tác
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Kể diễn cảm và nêu ý nghĩa văn bản Em bé thông minh?
H. Nêu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản Em bé thông minh?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Em hãy kể tên những văn bản dân gian đã học? HS kể, giáo viên dẫn dắt
vào bài học.
- Gv giới thiệu bài mới...
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
H. Chỉ ra chi tiết hoang đường, kì lạ
trong truyện Thánh Gióng?
1. Chi tiết hoang đường, kì lạ trong
truyện Thánh Gióng
- Sự ra đời, lớn lên của Thánh Gióng:
Mẹ giẫm phải vết chân lạ, mang thai
H. Nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn
và niêu cơm trong truyện Thạch
Sanh?
H. Trong các truyện cổ tích đã học,
em thích nhất nhân vật nào? Hãy nêu
những cảm nghĩ của em về nhân vật
đó.
- GV gợi ý học sinh
+ Lựa chọn nhân vật yêu thích.
+ Nêu đặc điểm của nhân vật.
+ Nêu được những tình cảm của mình
đối với nhân vật đó.
+ Vì sao em lại yêu thích nhân vật
đó.
- HS viết đoạn văn
- Gọi HS trình bày, nhận xét, bổ
sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
12 tháng, câu nói đầu tiên là đánh giặc
cứu nước,
- Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ
để đi đánh giặc. Thánh Gióng bay về
trời.
2. Ý nghĩa của chi tiết cây đàn và niêu
cơm trong truyện Thạch Sanh
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư
hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ
khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng
đàn là đại diện cho cái thiện và tinh
thần yêu chuộng hoà bình của nhân
dân ta.
- Niêu cơm thần kì là tượng trưng cho
tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà
bình của nhân dân.
3. Nêu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích
Ví dụ: nêu suy nghĩ và tình cảm của
mình với nhân vật Thạch Sanh.
- Thạch Sanh là một người thật thà, tốt
bụng.
- Là một người nhân hậu, yêu hòa
bình, là người đại diện cho cái thiện.
-> Em rất yêu quý Thạch Sanh, Thạch
Sanh là tấm gương sáng cho chúng em
noi theo
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Kể diễn cảm 4 truyện đã học.
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
- Kể tóm tắt các truyện cổ tích, truyền thuyết đã học
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- HS mở rộng vốn kiến thức đã học
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Kể tóm tắt các truyện đã học, nắm vững nội dung nghệ thuật, ý nghĩa của
4 truyện đã học
- Chuẩn bị tiết sau : “ Nghĩa của từ”
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_24_on_tap_phan_van_nam_hoc_2020_2.pdf