I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về các khái niệm: Truyền thuyết, cổ tích.
- Nắm được nhân vật, sự việc, nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các
truyện dân gian đã học.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu mến môn học.
3. Năng lực:
* Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn
đề trong học tập, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
* Năng lực đặc thù
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích.
- Kể diễn cảm các truyện dân gian đã học.
- Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống hóa những kiến thức, phiếu học tập
2. Học sinh: Ôn tập khái niệm, các văn bản dân gian đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ
17 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 20 đến 26 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Cang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12/10/2020
TIẾT 20+21
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hiểu sâu hơn về các khái niệm: Truyền thuyết, cổ tích.
- Nắm được nhân vật, sự việc, nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các
truyện dân gian đã học.
2. Phẩm chất: Giáo dục học sinh yêu mến môn học.
3. Năng lực:
* Năng lực chung
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn
đề trong học tập, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
* Năng lực đặc thù
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích.
- Kể diễn cảm các truyện dân gian đã học.
- Phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống hóa những kiến thức, phiếu học tập
2. Học sinh: Ôn tập khái niệm, các văn bản dân gian đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Tổ chức thi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức văn bản Thạch Sanh, Sơn Tinh
Thủy Tinh.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
? Em hãy chỉ ra điểm giống và khác
I. KN truyện truyền thuyết, cổ tích:
1. Giống nhau:
- Đều là truyện dân gian.
nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
- HS thảo luận cặp đôi (3p)
- Đại diện trình bày, HS nhận xét,
bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động cá nhân: 15p (Kết hợp
kiểm tra 15 phút): Em hãy liệt kê
các sự việc chính của 1 trong 3
chuyện đã học?
- HS kể tóm tắt, nhận xét, bổ sung.
- GV chia 6 nhóm/3 dãy viết bảng
nhóm: nghệ thuật, GT nội dung và ý
nghĩa 2 truyện đã học.
- HS báo cáo, nhận xét
- Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
2. Khác nhau:
Truyền thuyết Cổ tích
- Kể về các nhân vật,
sự kiện có liên quan
đến LS thời quá khứ
- Thể hiện cách đánh
giá của nhân dân đối
với nhân vật và sự
kiện LS.
- Kể về cuộc đời một
số kiểu nhân vật
nhất định.
- Thể hiện ước mơ,
niềm tin của nhân dân
ta giữa thiện-ác, tốt-
xấu, công bằng-bất
công.
3. Nghệ thật, giá trị nội dung, ý nghĩa:
Thánh Gióng Sơn Tinh, Thủy Tinh Thạch Sanh
NT - Những chi tiết kì lạ,
hoang đường, thần kì
hấp dẫn.
- Cách thức xâu chuỗi
những sự kiện lịch sử quá
khứ với những hình ảnh
thiên nhiên đất nước.
- Xây dựng nhân vật
mang dáng dấp thần linh,
chi tiết tưởng tượng kì ảo
- Cách kể chuyện lôi
cuốn, sinh động.
- Sắp xếp các tình
tiết tự nhiên, khéo
léo.
- Sử dụng những chi
tiết thần kì.
- Kết thúc có hậu.
GTND - Hình tượng T/ Gióng
với nhiều mầu sắc thần
kì là biểu tượng rực rỡ
của ý thức và sức mạnh
bảo vệ đất nước.
- Thể hiện quan niệm
ước mơ của nhân dân
ngay từ buổi đầu lịch sử
về người anh hùng cứu
nước chống ngoại xâm.
- G.thích hiện tượng mưa
gió bão lụt hàng năm.
- Phản ánh sức mạnh và
ước mơ chiến thắng bão
lụt của nhân dân ta.
- Ca ngợi công lao trị thủy
của các vua Hùng.
- Thể hiện ước mơ,
niềm tin của nhân
dân về sự chiến
thắng của những con
người chính nghĩa,
lương thiện.
YN - Ca ngợi hình tượng
người anh hùng đánh
giặc tiêu biểu cho sự trỗi
dậy của lòng yêu nước,
đoàn kết, tinh thần anh
dũng kiên cường của dân
tộc ta.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- HĐ cặp đôi (2p)
? Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng
trong truyện cùng tên?
- HĐN 4 (3p)
? Nêu ý nghĩa của chi tiết: Tiếng đàn và
niêu cơm trong truyện Thạch Sanh?
? Trong các truyện Truyền thuyết, Cổ tích
đã học, em thích nhất nhân vật nào? Hãy
nêu những cảm nghĩ của em về NV đó.
+ Lựa chọn nhân vật yêu thích.
+ Nêu đặc điểm của nhân vật.
+ Nêu được những tình cảm của mình đối
với nhân vật đó.
+ Vì sao em lại yêu thích nhân vật
- HS viết đoạn văn
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, sửa chữa.
II. Luyện tập:
1. Ý nghĩa hình tượng Gióng?
- Gióng là hình tượng tiêu biểu cao đẹp
của người anh hùng đánh giặc cứu nước
đầu tiên - Sức mạnh của Gióng cũng
chính là sức mạnh của cả dân tộc trong
buổi đầu dựng nước và giữ nước.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân muốn có
một người anh hùng cứu nước chống ngoại
xâm.
2. Ý nghĩa tượng trưng của hai chi tiết
“ tiếng đàn, niêu cơm thần”
- Tiếng đàn: tượng trưng cho tình yêu,
công lí, nhân đạo, hòa bình, khẳng định
tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng
dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ.
- Niêu cơm thần: tượng trưng cho tình
thương, lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết,
tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
3. Nêu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích.
* Ví dụ: Nhân vật Thạch Sanh.
- Thạch Sanh là một người thật thà, tốt
bụng, dũng cảm.
- Là một người nhân hậu, yêu hòa bình,
là người đại diện cho cái thiện.
-> Em rất yêu quý Thạch Sanh, Thạch
Sanh là tấm gương sáng cho chúng em
noi theo
* Hoạt động 4: Vận dụng
- HĐ cá nhân: Hãy dùng một hai câu văn của em nêu nhận xét về các nhân vật: Thạch
Sanh, Sơn Tinh, Thánh Gióng
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (Làm ở nhà)
- Tìm đọc thêm các truyện cùng thể loại truyền thuyết và cổ tích
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Kể tóm tắt truyện, nắm nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
- Đọc các chú thích sau mỗi văn bản đã học và cho biết:
+ Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?
+ Trong mỗi chú thích trên nghĩa của từ được giải thích bằng cách nào?
-----------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 13/10/2020
Tiết 22
NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là nghĩa của từ.
- Biết cách tìm hiểu nghĩa của từ và giải thích nghĩa của từ trong văn bản.
- Biết dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết, sửa lỗi dùng từ.
2. Phẩm chất: Yêu mến và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập
- Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được
những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm.
- Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề
trong học tập, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về cách sử
dụng từ đúng nghĩa.
- Lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Đọc kĩ, trả lời câu hỏi trong sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
H’: Thế nào là từ mượn? Lấy ví dụ?
H’: Nêu nguyên tắc mượn từ? Xác định từ mượn trong 2 câu thơ sau:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
GV: treo bảng phụ: Em hãy điền các từ: đề đạt, đề bạt, đề cử, đề xuất vào chỗ
trống cho phù hợp với nội dung sau:
+ ..............:Trình bày ý kiến hoặc nguyện vọng lên cấp trên.
+...............: Cử ai đó giữ chức vụ cao hơn.
+ ...............: Giới thiệu ra để lựa chọn và bầu cử.
+................: Đưa ra vấn đề để xem xét, giải quyết.
GV: Trong giao tiếp hàng ngày, khi nói hoặc viết chúng ta phải dùng từ đúng
âm, đúng chính tả để người đọc, người nghe hiểu đúng nghĩa của từ. Vậy thế nào là
nghĩa của từ? Muốn giải nghĩa của từ, thông thường có những cách nào?
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV sử dụng bảng phụ - HS đọc ví dụ
- tập quán: thói quen của một cộng đồng
được hình thành từ lâu trong đời sống,
được mọi người làm theo.
- lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm...
Hs: HĐ cá nhân trả lời câu hỏi:
H’: Mỗi chú thích trên gồm mấy bộ
phận? Đó là những bộ phận nào ?
H’: Phần giải thích có tác dụng gì ?
H’: Bộ phận nào trong chú thích nêu lên
nghĩa của từ?
H’: Phần nghĩa của từ trong các chú
thích trên chỉ những nội dung gì?
- Sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ
mà từ biểu thị.
H’: Vẽ mô hình của từ và cho biết nghĩa
của từ ứng với phần nào của mô hình?
VD: Từ cây
+ Hình thức: Là từ đơn, chỉ có 1 tiếng
+ Nội dung: Chỉ 1 loài thực vật.
H’: Hãy điền từ và nghĩa của từ (lẫm
liệt) vào mô hình?
Lẫm liệt
Hùng dũng, oai nghiêm
H’: Qua phân tích ví dụ, em hiểu nghĩa
của từ là gì?
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV chốt
- HS đọc ghi nhớ.
- GV dùng bảng phụ HS điền:
Bài tập nhanh: Giải thích nghĩa các từ
sau:
I. Nghĩa của từ là gì?
1. Ví dụ:
* Nhận xét:
- Chú thích gồm 2 bộ phận:
+ Từ cần giải thích: đứng trước dấu hai chấm.
+ Phần giải thích: làm rõ nghĩa cho từ cần
giải thích.
-> Nghĩa của từ là phần đứng sau dấu hai chấm.
- Mô hình:
Hình thức
Nội dung -> Nghĩa của từ.
2. Ghi nhớ: (Sgk)
+ Thuyền: phương tiện giao thông nhỏ
trên mặt nước, hoạt động bằng sức
người, sức gió.
+ Chào hỏi: chào bằng lời khi gặp nhau.
- HS đọc lại các chú thích ở mục I
H’: Trong mỗi chú thích trên nghĩa của
từ được giải thích bằng cách nào?
H’: Tìm từ trái nghĩa với “cao thượng”,
“sáng sủa”?
- Cao thượng > < nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn
- Sáng sủa > < tối tăm, hắc ám, u ám, âm u
H’: Những từ trên được giải thích bằng
cách nào?
H’: Qua đây ta thấy nghĩa của từ được
giải thích bằng những cách nào?
- HS trả lời.
- GV chốt, rút ra kết luận
- HS đọc ghi nhớ.
- GV: yêu cầu HS lấy VD về cách giải
thích trên.
+ Trung thực: Thật thà, thẳng thắn.
+ Nhẵn nhụi: không nham nhở, sù sì.
II. Cách giải thích nghĩa của từ
1. Ví dụ.
* Nhận xét:
- Tập quán: giải thích bằng cách trình bày
khái niệm mà từ biểu thị.
- Lẫm liệt, nao núng: giải thích bằng cách
đưa ra từ đồng nghĩa.
-> Đưa ra những từ trái nghĩa.
2. Ghi nhớ: (Sgk)
* Hoạt động 3: Luyện tập
H’: Xem lại văn bản Thánh Gióng và
cho biết các chú thích số 1, 3, 7, 10 được
giải thích bằng cách nào?
- HS suy nghĩ, trả lời miệng, nhận xét,
bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc, xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS điền nối tiếp.
- GV chia lớp làm 6 nhóm
- Nhóm: 1,3,5: Bài 4
- Nhóm: 2,4,6: Bài 5
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: Tìm hiểu cách giải thích
nghĩa của từ ở văn bản Thánh Gióng.
(1) Thánh Gióng: Đức thánh làng Gióng -
> Giải thích bằng khái niệm.
(3) Thụ thai: bắt đầu có thai -> Giải thích
bằng từ đồng nghĩa
(7) Kinh ngạc: Thái độ ngạc nhiên trước
hiện tượng lạ...-> Giải thích bằng khái
niệm.
(10) Tráng sĩ: người có sức lực cường
tráng chí khí mạnh, làm việc lớn.-> Giải
thích bằng từ đồng nghĩa và miêu tả.
2. Bài tập 3: Điền các từ theo trật tự sau:
- Trung bình
- Trung gian
- Trung niên
3. Bài tập 4: Giải thích các từ
- Giếng: Hố đào thẳng đứng, sâu xuống
lòng đất, để lấy nước. -> Giải thích bằng
khái niệm.
- HS thảo luận trong 4 phút.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm
nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, kết luận.
- Mất theo cách giải nghĩa của Nụ là
“không biết ở đâu”.
- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ
nhàng, liên tiếp. -> Giải thích bằng khái
niệm.
- Hèn nhát: thiếu can đảm (đến mức đáng
khinh bỉ) -> Giải thích bằng cách đưa ra
từ trái nghĩa.
4. Bài tập 5:
- Mất theo cách giải nghĩa của nhân vật
Nụ là không đúng.
- Mất hiểu theo cách thông thường là
“không còn được sở hữu, không có,
không thuộc về mình”.
* Hoạt động 4: Vận dụng
HĐN 5 (4p)
Gv: Yêu cầu Hs thực hiện trò chơi “Từ điển mi ni”
Trong thời gian 4 phút tìm hiểu tên và giải thích từ theo chủ đề, nhóm nào tìm
và giải thích được nhiều từ chính xác sẽ chiến thắng.
+ Nhóm 1,3: đồ dùng học tập.
+ Nhóm 2,5: Nghề nghiệp
+ Nhóm 4,6: hiện tượng thiên nhiên
Gv: Yêu cầu HS niêm yết kết quả trên bảng, chữa và nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (Làm ở nhà)
- BT: Tìm trong văn bản “Thánh Gióng” một số từ ngữ khó và giải thích.
Yêu cầu HS: Về nhà tìm hiểu, liên hệ.
Gv: Kiểm tra tiết sau.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học, làm bài tập 2 (Sgk)
- Chuẩn bị: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Yêu cầu: đọc kĩ các ví dụ trong sgk, trả lời câu hỏi, dự kiến làm bài tập.
+ Tìm hiểu nghĩa của các từ chân?
+ Tìm thêm các từ có nhiều nghĩa như từ chân
------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 16 + 19/10/2020
Tiết 23+24
TỪ NHIỀU NGHĨA
VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong từ nhiều
nghĩa
2. Phẩm chất: Có ý thức lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt đúng nghĩa trong thực
tiễn giao tiếp của bản thân.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Biết lựa chọn tài liệu học tập và ghi nhớ bài học.
- Giao tiếp, hợp tác tích cực, chủ động hợp tác với bạn bè, thầy cô trong thực hiện các
nhiệm vụ học tập.
- Vận dụng các kiến thức – kĩ năng đề giải quyết vấn đề bài học và thực tiễn đặt ra.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong giao tiếp.
- Biết dùng từ nhiều nghĩa đúng chỗ trong khi nói và viết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Đọc và nghiên cứu bài; trả lời các câu hỏi SGK
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Phân tích mẫu, vấn đáp, qui nạp, thực hành
2. Kỹ thuật: Động não, thảo luận nhóm, cặp đôi.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H. Thế nào là nghĩa của từ? Cách giải thích nghĩa của từ?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
GV đưa ví dụ:
- Bàn ghế học sinh
- Lớp 6B đang bàn kế hoạch tổ chức tết trung thu.
? Giải thích nghĩa của từ bàn trong mỗi câu?
GV: Những từ có đặc điểm như từ bàn ở đây được gọi là loại từ gì......
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- HS đọc ví dụ trên bảng phụ
HS: HĐ cá nhân trình bày câu hỏi
H’: Hãy chỉ ra nghĩa của từ “Chân” trong
bài thơ?
I. TỪ NHIỀU NGHĨA
1. Ví dụ ( SGK)
GV đưa VD:
- Chân tường được sơn màu đỏ.
- Bạn Lan bị đau chân
H’: Giải thích nghĩa của từ chân trong mỗi
ví dụ?
H’: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ
chân?
-> nhiều nghĩa
H’: Em hãy giải thích nghĩa của các từ:
gạo, com pa, kiềng, củi.
H’: Các từ trên có mấy nghĩa?
-> 1 nghĩa
H’: Nhận xét về nghĩa của từ TV?
H’: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- HS đọc ghi nhớ
H’: Tìm một từ nhiều nghĩa và giải thích
nghĩa của mỗi từ?
VD: mắt: Bộ phận cơ thể người dùng để nhìn.
+ Bộ phận lồi ra của một số sự vật
- HS đọc lại các ví dụ
H’: Nghĩa của các từ chân có điểm gì chung?
- HS: Đều mang nét nghĩa cơ bản bộ phận
dưới cùng, là giá đỡ.
H’: Theo em trong 3 nghĩa của từ chân
nghĩa nào là nghĩa xuất hiện từ đầu?
H’: Nghĩa của từ chân 1, 2 được hình thành
trên cơ sở nào?
GV: Như vậy nghĩa gốc của từ chân đã
được thay đổi để tạo ra các từ chân với
nghĩa khác nhau. Việc thay đổi này người
ta gọi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
H’: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa
của từ?
H’: Trong từ nhiều nghĩa có những nghĩa nào?
-> nghĩa gốc và nghĩa chuyển
H’: Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển?
H’: Trong một câu cụ thể, một từ được
dùng với mấy nghĩa?
- chân 1: Phần dưới cùng của một số đồ
vật dùng để đỡ các bộ phận khác
- chân 2: Phần dưới cùng của vật bám
chắc trên mặt nền.
- chân 3: Bộ phận cuối cùng của người
hoặc động vật dùng để đi lại.
-> Từ có thể có 1 nghĩa hay nhiều nghĩa
-> Từ nhiều nghĩa là từ có từ 2 nghĩa trở lên
2. Ghi nhớ ( SGK)
II. HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
1. Ví dụ.
- chân: Bộ phận cuối cùng của người
hoặc động vật dùng để đi lại -> Nghĩa
xuất hiện từ đầu -> Nghĩa gốc
- Nghĩa của từ (“chân”1, 2): được hình
thành trên cơ sở nghĩa gốc của từ (“chân”
3) -> Nghĩa chuyển
-> Chuyển nghĩa: Thay đổi nghĩa của từ
tạo ra từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu
- Nghĩa chuyển: hình thành trên cơ sở
nghĩa gốc.
- HS: Trong một câu cụ thể một từ chỉ
được dùng với một nghĩa.
GV: Trong VH có những trường hợp đặc
biệt một từ được dùng với nhiều nghĩa.
VD: Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy
hàng.
HS: Đọc ghi nhớ -> GV chốt KT lí thuyết
H’: Trong bài thơ “những cái chân” từ
chân được dùng với những nghĩa nào?
- HS: Chân được dùng với nghĩa chuyển
song vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên
mới có liên tưởng thú vị như kiềng 3 chân,
nhưng không đi, võng không chân lại đi
khắp nước.
Tiết 2
2. Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 3: Luyện tập
HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập.
HĐ nhóm 5 phút: (3 nhóm – mỗi nhóm
làm 1 bài) -> Trình bày kết quả -> Nhận
xét -> GV kết luận, sử chữa.
H’: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người có
hiện tượng chuyển nghĩa.
HS: HĐ cá nhân.
H’: Các trường hợp chuyển nghĩa dùng bộ
phận cây cối được chuyển thành bộ phận
chỉ người.
H’: Tìm một số hiện tượng chuyển nghĩa
chỉ sự vật sang chỉ hoạt động.
- Chuyển từ chỉ HĐ sang chỉ đơn vị.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1.
- Tay: tay anh chị, tay súng, tay ghế...
- Đầu: Đầu mối, đầu tầu, đầu ngõ
- Mũi: mũi kim, mũi kéo, mũi đất, mũi
tiếng công.
Bài 2.
- Lá: phổi, lách, gan.
- Quả: tim, thận
- Búp: búp ngón tay
Bài 3.
VD:
- Cưa → cưa xẻ , cưa gỗ
- Quạt → quạt cho bé ngủ
- Cuốc → Mẹ cuốc ruộng
- Gánh gánh rau đi bán → một gánh rau.
- Cuộn tranh lại → một cuộn tranh
- Bó rau -> hai bó rau
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Hoạt động cá nhân: HS đặt câu có sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa trong bài tập 3
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo
- Quan sát thực tế, tìm những từ chỉ bộ phận cơ thể người, chỉ bộ phận của đồ vật ?
VD: tai chén, miệng bát, đít xoong, chân bàn, tay ghế, ...
? Chúng được sử dụng với nghĩa nào: Giải thích một số từ? (nghĩa chuyển...)
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Học thuộc ghi nhớ, nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa
của từ.
- Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa. Làm bài tập 4, 5 (57)
- Đọc và nghiên cứu bài: Chữa lỗi dùng từ
+ Đọc các ví dụ và trả lời câu hỏi sgk.
+ Trong khi dùng từ thường mắc phải những lỗi nào? Nguyễn nhân mắc lỗi? Làm thế
nào để khắc phục các lỗi đó?
-------------------------------------------------------------
Ngày giảng: 19/10/2020
Tiết 25
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận ra được câu mắc lỗi lặp từ và lẫn lộn những từ gần âm,dùng từ không đúng nghĩa.
- Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm,lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
2. Phẩm chất:
- Bết hạn chế mắc lỗi dùng từ khi nói và viết.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt.
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Chủ đông tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để nói và viết dùng từ đúng nghĩa.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp;
- Nhận xét được ưu điểm, thiếu sót của bản thân, của cả nhóm trong thực hiện nhiệm
vụ học tập.
b. Năng lực đặc thù:
- Biết phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi.
- Dùng từ thành thạo trong khi nói và viết.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập
2. Học sinh: Nghiên cứu bài
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật chia nhóm
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
H. Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Cho ví dụ minh họa.
3. Bài mới
* Hoạt động 1: Khởi động
- GV: Cho HS quan sát câu văn. Nêu yêu cầu: Em có nhận xét gì về cách viết câu văn
này: Truyện “Thạch Sanh” là một truyện cổ tích rất hay nên em rất thích đọc truyện
“Thạch Sanh”.
- HS quan sát, suy nghĩ, nêu nhận xét: Câu văn thừa cụm từ truyện “Thạch Sanh”->
rườm rà
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm
- GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc
- HS đọc VD 1 (SGK) – Dộng não HĐ cá
nhân trả lời câu hỏi:
H’: Gạch chân từ ngữ giống nhau?
- HS đọc VD và gạch chân từ
H’: Việc lặp từ ở VD a nhằm mục đích gì?
GV: Là phép tu từ điệp ngữ mà sau này các
em sẽ được ọc ở lớp 7.
H’: Việc lặp đi lặp lại từ “truyện dân
gian” ở đoạn văn b có tác dụng như ở đoạn
văn a không? Gây cho ta một cảm giác như
thế nào?
H’: Hãy chữa lại câu mắc lỗi ở VD b
-> Sửa lỗi: Em rất thích đọc truyện DG vì
nó có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
H’: Qua ví dụ em hãy cho biết vì sao ta lại
bị mắc lỗi như vậy?
+ Lặp không cung cấp nội dung mới.
+ Bỏ từ lặp đi câu văn vẫn rõ nghĩa mà
diễn đạt lại thanh thoát, nhẹ nhàng hơn.
H’: Thế nào là lỗi lặp từ?
H’: Làm thế nào để không mắc phải lỗi lặp
từ như vậy?
-> Cân nhắc kĩ khi dùng từ.
- HS đọc ví dụ SGK
H’: Trong những câu này từ nào dùng
không đúng?
- HS giải thích nghĩa của từ
- GV giải nghĩa từ
- HS HĐ nhóm 4 (2p): sửa lỗi.
I. LẶP TỪ
1. Ví dụ:
* Từ giống nhau:
a. tre, giữ, anh hùng
-> Việc lặp từ nhằm nhấn mạnh ý, tạo
nhịp điệu hài hoà như một bài thơ cho văn xuôi.
=> Lặp từ có chủ ý, là một hiện tượng
nghệ thuật.
b. Truyện dân gian
-> Lặp từ lặp gây cảm giác nặng nề, nhàm
chán
=> Lỗi lặp từ.
=> Do vốn từ nghèo nàn hoặc dùng từ
một cách tùy tiện, thiếu cân nhắc.
2. Ghi nhớ:
Lỗi lặp từ: Dùng từ tùy tiện, thiếu cân
nhắc, gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
II. LẪN LỘN TỪ GẦN ÂM
1. Ví dụ.
- Câu a: tham quan → nhầm thành thăm
quan.
Câu b: mấp máy → nhầm thành nhấp
nháy.
+ Tham quan: Xem thấy tận mắt để mở
rộng tầm hiểu biết, hoặc học tập kinh
nghiệm.
+ Thăm quan: Không có trong TV
+ Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp.
+ Nhấp nháy: 1. Mở ra, nhắm lại liên tiếp;
2. ánh sáng khi lóe ra, khi tắt liên tiếp.
H’: Nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi lẫn
lộn từ gần âm khi dùng từ?
H’: Phải làm gì để không mắc phải lỗi này?
- HS đọc VD
H’: Chỉ ra lỗi dùng từ trong những câu
sau? (HĐ nhóm bàn 1p)
GV giải thích tại sao các từ này sai:
+ Yếu điểm: điểm quan trọng.
+ Đề bạt: cử lên giữ chức vụ cao hơn (Do
cấp cao quyết định).
+ Chứng thực: xác nhận đúng sự thật.
H’: Thay từ dùng sai bằng từ khác cho
đúng? (HĐ nhóm bàn 1p)
H’: Lỗi mà người viết mắc phải ở đây là
lỗi gì?
H’: Em hãy chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi
của các câu văn trên?
H’: Làm thế nào để không mắc phải những
lỗi đó? (HĐ nhóm bàn 1p)
2. Ghi nhớ:
- Lẫn lộn từ gần âm: Dùng nhầm từ, lẫn
lộn từ có cách phát âm gần giống nhau do
không nắm rõ nghĩa của từ hoặc nhớ
không chính xác hình thức ngữ âm.
- Cách sửa: Chỉ dùng từ khi nhớ chính
xác hình thức ngữ âm hoặc nhớ chính xác
nghĩa của từ.
III. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA
1. VD: ( SGK)
- Từ dùng sai: yếu điểm, đề bạt, chứng thực.
* Sửa:
a. Mặc dù còn một số nhược điểm ...
b. Trong cuộc họp lớp, Lan... nhất trí bầu làm.
c. Nhà thơ.... được tận mắt chứng kiến.
* Nguyên nhân:
- Do không biết nghĩa
- Do hiểu sai nghĩa
- Hiểu nghĩa không đầy đủ
* Cách khắc phục:
- Nếu không hiểu, chưa hiểu rõ nghĩa của
từ thì không dùng.
- Chưa hiểu phải tra từ điển.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV yêu cầu HS về nhà tự làm.
- HDHS: phát hiện lỗi sau đó chỉ ra nguyên
nhân và sửa lại.
IV. LUYỆN TẬP
* Hoạt động 4: Vận dụng
H’: Nhận diện lỗi dùng từ ? Nêu nguyên nhân và cách chữa?
1. Giặc tan xác, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn.
2. Thánh Gióng và biểu tương về người anh hùng thật xứng đáng ghi tên trong sổ sách.
3. Toàn dân nhiệt liệt phản ứng tháng an toàn giao thông.
4. Thủy Tinh tàn bạo đến tán tận lương tâm.
- GV: Khái quát lỗi, nguyên nhân mắc lỗi và yêu cầu Hs sửa.
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo (Làm ở nhà)
- Hãy quan sát đời sống và chỉ ra những hiện tượng mắc lỗi dùng từ. Nêu cách ứng
xử của em trước những hiện tượng đó?
- Trao đổi với các bạn , hoặc với người thân về các hiện tượng mắc lỗi đó và nêu
hướng khắc phục của em về các hiện tượng lỗi đó.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Nhớ ba loại lỗi( lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đú
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_20_den_26_nam_hoc_2020_2021_truon.pdf