Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Văn bản "Thạch Sanh" - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là truyện cổ tích

- Nắm được những đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dùng sĩ thông

qua nhân vật Thạch Sanh.

- Thấy được sự ra đời và lớn lên cũng như những thử thách và chiến công của

Thạch Sanh.

2. Phẩm chất :

- Nhân ái : lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

3. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng

ác, chính nghĩa thắng gian tà.

b. Năng lực đặc thù:

- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp

- Năng lực văn học : trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân

vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.

2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học.

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Văn bản "Thạch Sanh" - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/10/2020 (6a2) TIẾT 19 - BÀI 6 VĂN BẢN: THẠCH SANH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu thế nào là truyện cổ tích - Nắm được những đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dùng sĩ thông qua nhân vật Thạch Sanh. - Thấy được sự ra đời và lớn lên cũng như những thử thách và chiến công của Thạch Sanh. 2. Phẩm chất : - Nhân ái : lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. 3. Năng lực a. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: yêu quý thầy cô bạn bè. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lòng hướng thiện, niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. b. Năng lực đặc thù: - Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp - Năng lực văn học : trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện II. CHUẨN BỊ 1. GV: Tranh ảnh, bảng phụ, phiếu học tập, đĩa nhạc.... 2. HS: Đọc nhiều lần vb và trả lời các câu hỏi trong bài học. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng bình. 2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: H. Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh? Trong truyện, em thích chi tiết nào nhất? Vì sao? 3. Bài mới * HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Thạch Sanh là một trong những truyện cổ tích tiêu biểu của kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, được nhân dân ta rất yêu thích. Cuộc đời và những chiến công của Thạch Sanh cùng với sự hấp dẫn của truyện và của nhiều chi tiết thần kì đã làm xúc động, say mê rất nhiều thế hệ người đọc, người nghe. Để hiểu sâu hơn về truyện và nhân vật Thạch Sanh, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu... * HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm - GV nêu yêu cầu đọc: Chậm, rõ ràng, gợi không khí cổ tích, chú ý phân biệt giọng kể và giọng nhân vật nhất là giọng Lý Thông. - Đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đến hết. - HS nhận xét cách đọc. - GV sửa chữa, uốn nắn. H. Hãy tóm tắt lại truyện Thạch Sanh bằng một chuỗi sự việc chính? - HS trình bày, GV chốt trên bảng phụ - HD học sinh tóm tắt truyện. H. Em hãy giải thích nghĩa các từ: Thái tử, thiên thần, tứ cố vô thân, chằn tinh, nước chư hầu? H. Các từ: Thái tử, thiên thần, xét về nguồn gốc thuộc lớp từ nào mà chúng ta đã học? - Từ mượn. - GV: Cho hs đọc lại chú thích về truyện cổ tích ở văn bản Sọ Dừa. H. Thế nào là truyện cổ tích ? H. Đọc truyện cổ tích này em thấy cổ tích có gì giống và khác với I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc, kể tóm tắt a. Đọc b. Kể tóm tắt: Các sự việc chính - Thạch Sanh ra đời - Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông - Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông - Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. - Thạch Sanh diệt chằn tinh bị Lí Thông cướp công. - Thạch Sanh diệt đại bàng cứu công chúa, lại bị cướp công. - Thạch San cứu thái tử con vua Thủy Tề - Bị hồn chằn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt vào ngục. - Thạch Sanh được giải oan, lấy công chúa. - Thạch Sanh chiến thắng quân 18 nước chư hầu. - Thạch Sanh lên ngôi vua. 2. Chú thích (SGK) 3. Khái niệm truyện cổ tích - Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: truyền thuyết? Truyền thuyết Cổ tích Truyện dân gian, có yếu tố hoang đường kỳ lạ - Kể về các NV, SK liên quan đến lịch sử. - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân... - Kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật - Thể hiện ước mơ, niềm tin của ND về tốt xấu, thiện ác... H. Thạch sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích ? - Nhân vật dũng sĩ. - GV chốt H. Phương thức biểu đạt chính của văn bản? H. Theo em truyện có những tuyến nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? - Hai tuyến nhân vật - Chính diện: Thạch Sanh, Vua, công chúa - Phản diện: mẹ con Lí Thông - HS đọc lại đoạn từ đầu đến ... thần thông. H. Nêu nội dung đoạn vừa đọc? H. Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? H. Em có nhận xét gì về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? H. Trong những chi tiết ấy, em thấy những chi tiết nào là bình thường, chi tiết nào mang tính chất khác thường? - Bình thường: + Là con một người nông dân tốt bụng. Sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi Nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ... - Thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác. 4. Thể loại - Truyện Thạch Sanh thuộc nhóm truyện ca ngợi người dũng sĩ. 5. Phương thức biểu đạt: Tự sự II. Đọc- hiểu văn bản 1. Nhân vật Thạch Sanh a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. - Là thái tử con Ngọc Hoàng. - Mẹ mang thai trong nhiều năm. - Lớn lên mồ côi cha mẹ, sống nghèo khổ bằng nghề kiếm củi. - Được thiên thần dạy đủ võ nghệ... =>Vừa bình thường, vừa khác thường. trên rừng. - Khác thường: là thái tử con Ngọc Hoàng đầu thai vào nhà họ Thạch. Bà mẹ mang thai trong nhiều năm. TS được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ H. Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, nhân dân ta muốn thể hiện mục đích gì? * GV nhấn mạnh: Nhân dân ta quan niệm rằng, nhân vật ra đời và lớn lên kì lạ như vậy tất sẽ lập được chiến công. Và những con người có khả năng, phẩm chất kì lạ, khác thường. H. Quan sát phần tiếp theo của câu chuyện và cho biết: phần diễn biến này kể về điều gì trong cuộc đời của nhân vật Thạch Sanh? - GV treo tranh minh họa: TS chém chằn tinh, bắn đại bàng. - HS quan sát tranh, theo dõi SGK - HĐ nhóm 2 câu hỏi sau H1: Hãy liệt kê xem trong đời mình, Thạch Sanh đã trải qua những thử thách gì và chàng đã lập những chiến công nào? - Ý nghĩa: + Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật, làm tăng sức hấp dẫn của truyện. + Thể hiện ước mơ, niềm tin: con người bình thường cũng là những con người có tài năng, phẩm chất kì lạ. b. Những thử thách và chiến công của Thạch Sanh - Thử thách: + Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. + Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí thông lấp của hang. + Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt vào ngục. + 18 nước chư hầu kéo quân sang đánh. - Chiến công: + Diệt chằn tinh H2. Nhận xét gì về mức độ và tính chất các cuộc thử thách và những chiến công của Thạch Sanh đạt được? - Thảo luận trong 3 phút. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận trên bảng phụ. H. Trải qua những thử thách, em thấy Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì? GV bình: những phẩm chất của Thạch Sanh là những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc ta. Vì thế truyện cổ tích được nhân dân ta rất yêu thích. + Diệt đại bàng, cứu công chúa, cứu con vua Thuỷ Tề + Thạch Sanh minh oan, lấy công chúa + Chiến thắng 18 nước chư hầu. => Thử thách ngày một tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm, chiến công càng rực rỡ vẻ vang. c. Phẩm chất: - Sự thật thà chất phác. - Sự dũng cảm và tài năng. - Nhân hậu, cao thượng, yêu hoà bình. * HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Kể tóm tắt truyện * HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG - Thế nào là truyện cổ tích? Truyện cổ tích thưởng thể hiện ước mơ gì của nhân dân ta? - Sự ra đời và lớn lên vừa bình thường vừa khác thường của TS có ý nghĩa gì? * HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO - Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU - Kể tóm tắt truyện. Nắm vững nội dung tiết 1. - Chuẩn bị: Thạch Sanh (Tiếp) Yêu cầu: Đọc kĩ lại văn bản, tìm hiểu vì sao TS có thể vượt qua được những thử thách để lập chiến công, hành động và việc làm của Lí Thông-> Ý nghĩa truyện Những nét chính về nghệ thuật.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_lop_6_tiet_19_van_ban_thach_sanh_nam_hoc_202.pdf
Giáo án liên quan