I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự ( qua những từ ngữ được diễn đạt
trong đề).
- Thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lậy dàn ý khi làm bài
văn tự sự.
- Biết những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Biết tìm hiểu đề và làm bài văn tự sự
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thấy được tầm quan trọng của việc
tìm hiểu đề, lập ý, lậy dàn ý khi làm bài văn tự sự.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Cách làm bài văn tự sự
+ Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập.
2. HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
4 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Mục I) - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 28/09/2020 (6a2)
TIẾT 13 - BÀI 3:
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ
(Mục I)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự ( qua những từ ngữ được diễn đạt
trong đề).
- Thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lậy dàn ý khi làm bài
văn tự sự.
- Biết những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Phẩm chất :
- Trách nhiệm : Biết tìm hiểu đề và làm bài văn tự sự
- Chăm chỉ : Chăm chỉ học tập
3. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: tự ý thức trong việc học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thấy được tầm quan trọng của việc
tìm hiểu đề, lập ý, lậy dàn ý khi làm bài văn tự sự.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ : Có kĩ năng trình bày trước nhóm, trước lớp
- Năng lực văn học : Cách làm bài văn tự sự
+ Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: bảng phụ, phiếu học tập....
2. HS: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thảo luận cặp đôi, phân tích, giảng
bình.
2. Kỹ thuật: chia nhóm, đặt câu hỏi
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
H. Chủ đề là gì? dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần nhiệm vụ của mỗi
phần?
3. Bài mới
* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
Trước khi bắt tay vào viết bài văn tự sự ta cần phải có những thao tác gì ?
Làm thế nào để viết được bài văn tự sự đúng và hay ? Bài học hôm nay sẽ giúp
các em hiểu rõ điều đó.
* HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG MỚI
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức trọng tâm
+ PP: Đọc diễn cảm, vấn đáp
+ KT: chia nhóm, đặt câu hỏi
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm
bài văn tự sự
- GV treo bảng phụ - HS đọc các đề bài
H. Lời văn đề 1,2 nêu ra những yêu cầu
gì? Những chữ nào trong đề cho em biết
điều đó?
H. Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể có
phải là đề tự sự không ? Vì sao ?
H. Tìm những từ ngữ trọng tâm ở mỗi đề
và gạch chân các từ ngữ đó?
H. Trong các đề trên, em thấy:
- Đề nào nghiêng về kể người ?
- Đề nào nghiêng về kể việc ?
- Đề nào nghiêng về tường thuật ?
H. Ta xác định được tất cả các yêu cầu
trên là nhờ đâu?
Gv: Tất cả các thao tác ta vừa làm: đọc,
gạch chân các từ trọng tâm, xác định yêu
cầu về nội dung... là ta đã thực hiện bước
tìm hiểu đề.
H. Vậy em hãy cho biết: khi tìm hiểu đề ta
cần phải làm gì?
Gv: Đề văn tự sự có thể diễn đạt thành
nhiều dạng: tường thuật, kể chuyện,
tường trình; có thể có phạm vi giới hạn
hoặc không giới hạn, cách diễn đạt các đề
khác nhau: lộ hoặc ẩn.
- Đọc ghi nhớ 1
- GV Gọi HS đọc đề, GV chép đề lên
bảng
H. Đề đã đưa ra yêu cầu nào buộc em
phải thực hiện?
1. Đề văn tự sự
a. Ví dụ
- Đề 1,2
+ Thể loại: kể chuyện.
+ Nội dung: câu chuyện em thích,
và người bạn tốt.
+ Ngôn ngữ: Lời văn của em.
- Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể
nhưng vẫn là đề tự sự vì đề yêu
cầu có chuyện, có việc.
- Trong các đề trên:
+ Đề nghiêng về kể người: 2, 6
+ Đề nghiêng về kể việc: 3, 4, 5
+ Đề nghiêng về tường thuật lại sự
việc: 3, 4, 5
-> Muốn xác định được các yêu
cầu trên ta phải bám vào lời văn
của đề ra.
b. Bài học: (ý 1-SGK)
- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kĩ lời văn,
nắm được yêu cầu đề...
2. Cách làm bài văn tự sự
* Đề bài
Kể một câu chuyện em thích bằng
lời văn của em.
a. Tìm hiểu đề
- Thể loại: kể
- Nội dung: câu chuyện em thích.
H. Sau khi xác định yêu cầu của đề em dự
định chọn truyện nào để kể?
- GV cho học sinh lựa chọn 1 số truyện ->
- GV chọn 1 truyện để học sinh thực hiện.
H. Trong truyện Thánh Gióng em thích
nhân vật nào? Sự việc nào? Thể hiện chủ
đề gì?
* GV: như vậy đoạn kể việc mẹ Thánh
Gióng giẫm vào vết chân to có thể bỏ qua,
chuyện tre đằng ngà, làng Cháy có thể
không kể.
H. Như vậy em thấy kể lại truyện có phải
chép y nguyên trong sách không?
- Không chép y nguyên
- GV: Tất cả những thao tác em vừa làm
là thao tác lập ý.
H. Vậy em hiểu thế nào là lập ý ?
H. Với những sự việc em vừa tìm được ở
trên, em định mở đầu câu chuyện như thế
nào?
- Phần diễn biến nên bắt đầu từ đâu?
- Phần kết thúc nên kể từ chỗ nào?
H. Ta có thể đảo vị trí các sự việc được
không? Vì sao?
- Không, vì trình tự sự việc bị đảo lộn
GV: Như vậy việc sắp xếp các sự việc để
kể theo trình tự mở - thân - kết ta gọi là
lập dàn ý. Kể chuyện quan trọng nhất là
- Kể bằng lời văn của mình.
b. Lập ý
VD: Truyện Thánh Gióng
- Nhân vật: Thánh Gióng.
- Sự việc: Tinh thần đánh giặc của
Thánh Gióng.
- Chủ đề: Tinh thần yêu nước
chống giặc ngoại xâm.
=> Lập ý là xác định nội dung sẽ
viết theo yêu cầu của đề: Nhân
vật, sự việc, diễn biến, kết quả và
ý nghĩa của câu chuyện.
c. Lập dàn ý
Truyện Thánh Gióng.
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài:
+ Thánh Gióng bảo vua làm cho
ngựa sắt, roi sắt.
+ Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn
nhanh.
+ Khi ngựa sắt và roi sắt được
đem đến, Thánh Gióng vươn vai...
+ Roi sắt gãy lấy tre làm vũ khí.
+ Thắng giặc, Gióng bỏ lại áo giáp
sắt bay về trời.
- Kết bài: Vua nhớ công ơn phong
là Phù Đổng Thiên Vương và lập
đền thờ ngay tại quê nhà.
biết xác định chỗ bắt đầu và kết thúc.
H. Vậy thế nào là lập dàn ý?
H. Muốn làm bài văn hoàn chỉnh khi đã
lập dàn ý ta phải làm thế nào?
- GV cho học sinh viết 1 vài đoạn theo
dàn bài
- Trình bày, nhận xét, bổ sung
- Gv nhân xét, cho điểm những em viết
tốt.
GV: Lưu ý viết bằng lời văn của mình
tức là diễn đạt, dùng từ đặt câu theo ý
mình, không lệ thuộc sao chép lại văn bản
đã có hay bài làm của người khác, nếu
cần dẫn lời phải đặt trong ngoặc kép
H. Sau khi viết bài xong em cần phải làm
gì?
- Sửa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi câu.
H. Qua việc tìm hiểu các nội dung trên,
em hãy rút ra cách làm một bài văn tự
sự?
- HS trả lời, nhận xét.
- GV kết luận
- HS đọc ghi nhớ SGK
=> Lập dàn ý là sắp xếp chuỗi sự
việc theo trình tự.
d. Viết bài: bằng lời văn của mình.
- Mở bài
- Thân bài
- Kết luận
đ. Đọc và sửa lỗi
* Bài học: (SGK)
* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Thế nào là đề văn tự sự? Nêu cách làm bài văn tự sự?
- Nêu dàn bài của bài văn tự sự?
* HOẠT ĐỘNG 4: ĐỘNG VẬN DỤNG
? Lập dàn ý cho truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
* HOẠT ĐỘNG 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG
SÁNG TẠO
- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ TIẾT HỌC SAU
- Chuẩn bị: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (tiếp)
Yêu cầu: ôn tập lại kiến thức về văn tự sự, cách làm bài văn tự sự, lập dàn ý, viết
các đoạn văn, bài văn cho đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của
em
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_6_tiet_13_tim_hieu_de_va_cach_lam_bai_va.pdf