Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 58: Ôn luyện về dấu câu - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.

- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản ;

ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu

sai ý người viết định diễn đạt.

2. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

- Nhận ra và sửa lỗi về dấu câu đã học.

3. Thái độ

- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về

dấu câu.

4. Định hướng năng lực

a. Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học.

+ Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Chuẩn bị sẵn bảng liệt kê công dụng cảu dấu câu.

2. Học sinh: Ôn tập lại các loại dấu câu đã học.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 8 - Tiết 58: Ôn luyện về dấu câu - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 22/11/2019 (8C) Tiết 58. Bài 14 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: - Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản ; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 2. Kỹ năng - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản. - Nhận ra và sửa lỗi về dấu câu đã học. 3. Thái độ - Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu, tránh được các lỗi thường gặp về dấu câu. 4. Định hướng năng lực a. Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học. + Năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù: Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Chuẩn bị sẵn bảng liệt kê công dụng cảu dấu câu. 2. Học sinh: Ôn tập lại các loại dấu câu đã học. III. Phương pháp, kĩ thuật 1. Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, trao đổi đàm thoại 2. Kĩ thuật: thảo luận nhóm IV. Tổ chức các hoạt động trên lớp. 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới *Hoạt động 1: Khởi động Chọn cặp vấn đáp sử dụng các kiểu câu và chỉ ra dấu câu kết thúc câu. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6, 7, 8 lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu sau đây: HĐ cá nhân I. Tổng kết về dấu câu Dấu câu Công dụng Dấu ngoặc Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích. Dấu hai chấm dùng để đánh GV: Để đề mục trắng HS: Đọc ví dụ. Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu chỗ đó. Cách dùng ra sao? _ Trao đổi nhóm(4HS) Chỉ ra lỗi và cách sửa (4Ví dụ- sgk) đơn dấu hai chấm dấu báo trước phần giải thích thuyết minh cho một phần trước đó. Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang) Dấu ngoặc kép Dấu ngoặc kép dùng để: Đánh dấu từ ngữ câu dẫn trực tiếp. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo hoặc tập san...được dẫn. II. Các lỗi thường gặp về dấu câu * Ví dụ 1: - Lời văn ở đây thiếu dấu ngắt câu sau “xúc động”. - Dùng dấu chấm để kết thúc câu. - Viết hoa chữ T (Trong) ở đầu câu. 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc. *Ví dụ 2: - Dùng dấu hai chấm sau từ này là sai vì nội dung ý nghĩa của câu chưa có. (mới có thành phần trạng ngữ còn cụm C - V ở tiếp nối sau) - Dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa thành phần phụ và thành phần chính của câu là hợp lí. 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc. * VD 3: - Nhiều loại hoa quả mà viết đánh đồng là không được. - Thiếu dấu phẩy để tách các bộ phận liên kết. - Đặt dấu phẩy: Cam, quýt, xoài... 3. Thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết. * VD 4: - Dấu chấm hỏi ở cuối câu dấu dùng sai. Vì đây không phải là câu nghi vấn. Đây là câu trần thuật nên dùng dấu chấm. Qua quan sát tìm hiểu phân tích các ví dụ trên em rút ra kết luận gì về việc sử dụng dấu câu? HS: Đọc Bài học sgk - Dùng dấu câu ở cuối câu thứ hai là sai vì đây là câu nghi vấn nên dùng dấu chấm hỏi. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu. -> Khi viết cần tránh 4 lỗi thường gặp về dấu câu. * Bài học (sgk) HĐ 3: Luyện tập Bài tập 1 (sgk/Tr152) HS: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1. GV: Chép đoạn văn dưới đây vào vở bài tập và điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn. Tại sao em lại điền dấu câu đó vào các chỗ? - HĐ cá nhân (,) (.) (.) (.) (:) (-), (!), (!), (!), (!) (,), (,), (.), (,), (.) (,), (,), (,), (.) (,), (:) (-), (?), (?), (?), (!). - Căn cứ vào câu phân loại theo mục đích nói. Bài tập 2 (sgk/Tr152) - HSHĐ nhóm đôi Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào đó các dấu câu thích hợp? a. ...mới về?...mẹ dặn là anh...chiều nay b. ...sản xuất,...có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách .” c. ...năm tháng, nhưng... 4.HĐ 4: Vận dụng: -Đặt 1câu có sử dụng ít nhất 3 dấu câu. 5.HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng: - Tìm câu tục ngữ, ca dao có sử dụng các dấu câu khác nhau. V.Hướng dẫn chuẩn bị bài học tiết sau - Ôn luyện thật kĩ về dấu câu. - Viết đoạn văn (5-7 dòng) về chủ đề học tập, có sử dụng các dấu câu.

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_ngu_van_khoi_8_tiet_58_on_luyen_ve_dau_cau_nam_hoc_2.pdf