I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng.
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ.
- Yêu thích kiểu bài kể chuyện kể chuyện tưởng tượng.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp.
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 114 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Tiết 67: Kể chuyện tưởng tượng - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/11/2019( 6A2)
Tiết 67:
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng.
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ.
- Yêu thích kiểu bài kể chuyện kể chuyện tưởng tượng.
4. Phẩm chất, năng lực cần đạt
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực ngôn ngữ: Tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp.
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
2. Kĩ thuật
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật động não.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là kể chuyện đời thường?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động:
GV: Trong một số câu chuyện người ta sử dụng yếu tố tưởng tượng, vậy tưởng
tượng có vai trò ntn chúng ta vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới.
Hoạt động của GV - HS Nội dung
Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1
phút, kĩ thuật động não.
I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng
tượng.
1. Ví dụ
a. Ví dụ 1:
GV: Cho học sinh suy nghĩ 1P.
? Hãy kể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân,
Tay, Tai, Mắt, Miệng?
? Trong truyện người ta tưởng tượng ra
những gì?
? Tưởng tượng đóng vai trò như thế nào
trong truyện này?
? Có phải tất cả mọi chi tiết, sự việc
trong truyện đều là bịa đặt hay không?
Vì sao?
? Sự tưởng tượng đó có ý nghĩa gì?
HS: Suy nghĩ 1P trình bày.
? Theo em tưởng tượng trong tự sự
nhằm mục đích gì?
HS đọc truyện Lục súc tranh công.
? Truyện có thật trong thực tế không?
GV phát phiếu học tập
HS hoạt động nhóm 2( 4p)
? Chỉ ra sự tưởng tượng của tác giả dân
gian?
? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật
nào?
? Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích
gì?
GV hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu
tương tự với câu truyện thứ hai : Giấc
mơ trò truyện với Lang Liêu.
? Qua hai bài tập vừa tìm hiểu, em hiểu
thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
- Chân,Tay,Tai, Mắt thấy lão Miệng
chẳng làm gì mà chỉ ngồi ăn không =>
bàn nhau không cho lão ăn nữa .
- Một tuần sau cả bọn thấy mệt mỏi rã
rời. Lão miệng cũng thế .
- Cả bọn bàn nhau làm cho lão Miệng ăn
=> cả bọn khoẻ mạnh và lại sống hoà
thuận như xưa .
- Tưởng tượng: Các bộ phận trên cơ thể
con người được tưởng tượng thành
những nhân vật riêng có tên gọi, có nhà,
biết suy nghĩ, hành động như con người.
=> Truyện sinh động, hấp dẫn.
- Chi tiết dựa vào sự thật: Đặc điểm của
các nhân vật này trong thực tế. (Miệng
có ăn thì các bộ phận mới khỏe mạnh).
- Ý nghĩa: Trong XH con người phải
biết nương tựa vào nhau, tách rời nhau
thì không thể tồn tại được.
=> Mục đích: Nhằm thể hiện một tư
tưởng, một chủ đề.
b. Ví dụ 2:
Phiếu học tập
Tưởng
tượng
Sự thật Mục đích
+ Sáu con
gia súc nói
được tiếng
người.
+ Sáu con
kể công và
kể khổ.
cuộc sống
và công
việc của
mỗi giống
vật.
Làm nổi
bật chủ đề:
Các giống
vật tuy
khác nhau
nhưng đều
có ích cho
con người
không nên
so bì.
2. Bài học: SGK – 133
HS đọc ghi nhớ SGK.
? Kể chuyện tưởng tượng khác với kể
chuyện đời thường ở chỗ nào?
Sử dụng kĩ thuật 1 phút.
Hoạt động 3: Luyện tập
Kĩ thuật hoạt động nhóm .
GV: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
GV: Cho học sinh hoạt động cá
nhân-> HĐ nhóm đôi. 7P. - GV đưa ra
đề bài: Hãy lập dàn ý cho đề sau “
Tưởng tượng 10 năm sau em về thăm
lại mái trường mà hiện nay em đang
học?
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1.
* Dàn bài :
a. MB: Giới thiệu chung:
+ Hoàn cảnh về thăm trường cũ.
+ Thời gian về thăm lúc nào?
b. TB: Kể cụ thể:
- Khi bước chân đến cổng trường thì
thấy sự thay đổi xung quanh trường ntn?
- Bên trong ngôi trường XD ntn? Các
lớp học cũ bây giờ ra sao? Sân trường có
gì thay đổi?
- Bước vào phòng thầy hiệu trưởng thì
thấy thầy có gì thay đổi?
- Những thầy cô giáo cũ thì sao? Có gì
thay đổi
c. KB: Tạm biệt mái trường, trong lòng
cảm thấy dạt dào xúc cảm.
Hoạt động 4: Vận dụng.
? Viết bài hoàn chỉnh phần MB cho đề bài trên?
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Vẽ một bức tranh về ngôi trường em đang học sau 10 năm.
V. Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau:
- Về nhà học bài; Viết bài văn hoàn thiện với đề bài trện.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng.
Yêu cầu : Lập dàn ý cho đề 1 SGK - 134.
.................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_khoi_6_tiet_67_ke_chuyen_tuong_tuong_nam_hoc.pdf