Giáo án Ngữ văn khối 12 - Tiết 45: Văn: Người lái đò sông đà (trích) Nguyễn Tuân

1. Mục tiêu dạy học:

1.1. Về kiến thức:

- Cảm nhận được sông Đà - nói rộng ra, vùng Tây Bắc có vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng rất dữ dội, khắc nghiệt. Những người lao đọng gắn bó với con sông, với vùng đất ấy đã gan góc, thông minh vật lộn với thiên nhiên, với những thế lực thực dân phong kiến để tồn tại và chiến thắng.

- Cảm và hiểu những nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân: Trí tưởng tượng phong phú, vốn từ ngữ dồi dào, biến hoá, câu văn đa dạng, nhiều tầng, nhiều lớp, giàu hình ảnh, cách nói ví von, so sánh độc đáo, vốn tri thức uyên bác.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

1.2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tùy bút.

1.3. Về thái độ: Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 720 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn khối 12 - Tiết 45: Văn: Người lái đò sông đà (trích) Nguyễn Tuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/11/2011 Tiết theo PPCT: 45. Văn: NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (Trích) Nguyễn Tuân 1. Mục tiêu dạy học: 1.1. Về kiến thức: - Cảm nhận được sông Đà - nói rộng ra, vùng Tây Bắc có vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng rất dữ dội, khắc nghiệt. Những người lao đọng gắn bó với con sông, với vùng đất ấy đã gan góc, thông minh vật lộn với thiên nhiên, với những thế lực thực dân phong kiến để tồn tại và chiến thắng. - Cảm và hiểu những nét đặc sắc chủ yếu trong nghệ thuật tuỳ bút của Nguyễn Tuân: Trí tưởng tượng phong phú, vốn từ ngữ dồi dào, biến hoá, câu văn đa dạng, nhiều tầng, nhiều lớp, giàu hình ảnh, cách nói ví von, so sánh độc đáo, vốn tri thức uyên bác. - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. 1.2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích văn bản tùy bút. 1.3. Về thái độ: Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa đã dùng văn chương để khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của nhân dân và Tổ quốc. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 2.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên soạn bài và chuẩn bị những phương tiện dạy học cần thiết; đọc lại tùy bút “Người lái đò sông Đà” và một số văn bản khác trong tập tùy bút “Sông Đà”. 2.2. Chuẩn bị của học sinh: Học sinh chuẩn bị bài ở nhà; đọc lại phần tiểu dẫn về tác giả Nguyễn Tuân trong bài “Chữ người tử tù” (SGK Ngữ văn 11) và những tác phẩm của Nguyễn Tuân đã được học từ những lớp trước. 3. Phương pháp dạy học: Giáo viên tiến hành giờ dạy theo các phương pháp: Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, thảo luận, so sánh, thuyết giảng. 4. Tiến trình dạy học: 4.1. Ổn định trật tự: 4.2. Kiểm tra bài cũ: 4.3. Bài mới: Vào bài: Đất nước Việt Nam có biết bao con sông, mỗi con sông đều gắn bó với cuộc sống của biết bao con người. Chẳng thế mà, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong trường ca “Mặt đường khát vọng” đã từng viết: “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu Mà đến Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”. Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng với nhà văn Nguyễn Tuân khám phá vẻ đẹp hùng vĩ và trữ tình của một dòng sông miền Tây Bắc của Tổ quốc và những con người mà tâm hồn mang chất vàng mười đã gắn bó suốt cuộc đời mình với dòng sông ấy, qua tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt A. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: GV dùng các câu hỏi kiểm tra bài cũ đề giới thiệu lại vài nét về tác giả Nguyễn Tuân (Violet). Câu 1: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân gói gọn trong một chữ “ngông”. Em hiểu thế nào là cái ngông của Nguyễn Tuân? A. Là sự bất cần, phủ nhận tất cả, chống đối tất cả. B. Là sự khác người, tự đại, coi mình là nhất. C. Là sự ngang tàng, kiêu bạc, độc đáo. Câu 2: Việc Nguyễn Tuân thường sử dụng thể tùy bút (kí) để sáng tác có liên quan thế nào với phong cách nghệ thuật của ông? Thể tùy bút (kí) có kết cấu phóng túng, không theo một khuôn phép nào, nó phù hợp để nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện cái tôi ngang tàng, kiêu bạc, độc đáo của mình. GV trình chiếu bảng so sánh về các vấn đề trong sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945: Thời gian Các vấn đề Trước Cách mạng Sau Cách mạng Đề tài Quá khứ, ma quỷ, ăn chơi trụy lạc - Nhân dân lao động - Thiên nhiên đất nước Ngông Chống đối phủ nhận thực tại Quyết tâm kiếm tìm khẳng định Thể loại Thơ, truyện, tùy bút Tùy bút (kí) Cái đẹp Quái lạ, kinh khủng, tài hoa khác đời Con người – chất vàng mười của đất nước => Tất cả những vấn đề nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám đều tập trung trong bài tùy bút “Người lái đò sông Đà”. Tìm hiểu tùy bút này chúng ta sẽ thấy được những gì độc đáo nhất của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám. 2. Tác phẩm: Sử dụng câu hỏi ghép đôi (Violet) để học sinh nhận diện kiến thức từ phần Tiểu dẫn. GV yêu cầu học sinh đọc 2 phần của văn bản: - Phần 1: Từ “Hùng vĩ của sông Đà” đến “rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. - Phần 2: Từ “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài...” đến “rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”. GV yêu cầu học sinh đọc các phần chú thích liên quan. GV nhấn mạnh chú thích: “Chúng thủy đông giai tẩu – Đà giang độc bắc lưu” -> Ở chú thích này ta phải hiểu đúng sông Đà để khỏi phụ lòng một nhà văn uyên bác. Không phải cả dòng sông Đà đều chảy ngược về hướng bắc mà chỉ đến khi chảy qua Chợ Bờ (huyện Đà Bắc – Tỉnh Hòa Bình) dòng sông mới vòng ngược một góc 90 độ để “độc bắc lưu”. GV có thể chú thích bằng bản đồ. B. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích: GV hỏi: Qua việc đọc văn bản và chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà” có mấy hình tượng nhân vật? Những hình tượng nhân vật này là biểu hiện cho những điều gì? HS trả lời. 2. Phân tích: 2.1. Các hình tượng nhân vật của đoạn trích: Đoạn trích có hai hình tượng nhân vật: - Hình tượng con sông Đà -> Biểu tượng của thiên nhiên Tây Bắc hung dữ, khắc nghiệt nhưng giàu tiềm năng. - Hình tượng người lái đò sông Đà -> Biểu tượng của con người Tây Bắc, mang trong mình những phẩm chất được ví như chất vàng mười. GV hỏi: Hình tượng con sông Đà trong đoạn trích được miêu tả ở những tính chất nào? Những tính chất đó có quan hệ như thế nào đối với nhau. GV giải thích thêm: Chớ nên lầm tưởng hai tính chất hung bạo và trữ tình luôn thay nhau tồn tại trên cùng một đoạn sông. Đà giang chỉ thực sự trữ tình khi nó chảy qua một khúc ngoặt 90 độ ở Chợ Bờ (Hòa Bình), chảy ngược theo hướng bắc và hòa với sông Hồng, sông Chảy ở ngã ba sông Hồng Đà (Tam Nông – Phú Thọ). 2.2. Hình tượng con sông Đà: a. Các tính chất của con sông Đà: Hình tượng con sông Đà được miêu tả với hai tính chất: - Con sông Đà hung bạo. - Con sông Đà trữ tình. => Hai tính chất này có tính chất đối lập với nhau, thể hiện sự đối lập về tính chất ở từng đoạn của dòng sông. GV dẫn dắt và nêu câu hỏi: Trong hành trình của chuyến đi gian khổ và hào hứng đến miền Tây Bắc của tổ quốc, dọc theo một dải sông Đà, Nguyễn Tuân đã quan sát và ghi lại được những biểu hiện hùng vĩ và hung dữ nào của Đà giang? HS chỉ cần tìm các biểu hiện mà chưa cần đi sâu phân tích. b. Sông Đà – con sông hung bạo: * Sự hung dữ và hung bạo của sông Đà qua ghi chép của Nguyễn Tuân có thể thấy những biểu hiện: - Những cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”, một khúc sông hẹp bị đá chẹn lại như cái yết hầu; - Mặt ghềnh Hát Loóng sóng nước dữ dội; - Quãng Tà Mường Vát có những cái hút nước chết người; - Những cảnh thác – đá với tiếng nước réo ghê rợn và những thạch trận đầy nguy hiểm. GV dẫn dắt: Có thể thấy, Nguyễn Tuân đã không quản ngại công phu quan sát, tìm hiểu kĩ càng để ghi lại sự dung dữ của sông Đà trên nhiều dạng vẻ. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân không làm công việc của một nhà địa lí hay địa chất học dù những ghi chéo phát hiện của ông rất có giá trị về các lĩnh vực ấy. Trái lại, với tư cách là một kì tài trong việc sử dụng ngôn từ, nhà văn đã dùng ngôn từ để buộc sự hung tợn mà kì vĩ của sông Đà phải sống dậy, phải hiện hình như một sinh thể độc dữ, và phải gào thét lên trên những hàng chữ viết. GV tổ chức thảo luận nhóm: Mỗi tổ của lớp chia thành một nhóm để phân tích, thảo luận để làm sáng tỏ điều đó và giới thiệu cho cả lớp cùng cảm nhận sự đặc sắc trong cách thể hiện hình tượng con sông Đà hung bạo của Nguyễn Tuân. - Nhóm 1 (tổ 1): Những cảnh đá bờ sông dựng vách thành. - Nhóm 2 (tổ 2): Mặt ghềnh Hát Loóng. - Nhóm 3 (tổ 3): Những cái hút nước chết người. - Nhóm 4 (tổ 4): Những cảnh thác – đá trên sông Đà. GV lưu ý các nhóm: - Thời gian thảo luận (5-7 phút). - Không chỉ nêu những biểu hiện hung bạo của sông Đà mà quan trọng hơn là phải phát hiện và phân tích những thủ pháp nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo và sự vận dụng vốn kiến thức uyên bác về các ngành nghệ thuật, khoa học của tác giả để xây dựng hình tượng một con sông Đà hung bạo và kì vĩ. GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ, sự hùng vĩ và hung bạo của sông Đà đã hiện ra ở nhiều dạng vẻ khác nhau. Tất cả đều toát lên một sự hoang dại, một sức mạnh thiên nhiên kì vĩ. Nhưng như đã nói, Nguyễn Tuân đến với sông Đà với một mục đích trước tiên là tìm chất vàng của thiên nhiên. Vậy theo em, nhà văn đã tìm thấy thứ vàng nào của sông Đà nói riêng và thiên nhiên Tây Bắc nói chung đằng sau những biểu hiện hung bạo kia của Đà giang? * Những cảnh “đá bờ sông dựng vách thành”: - “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”: nhà văn giúp người đọc hình dung được độ cao của vách đá hai bờ sông và sự âm u, lạnh lẽo của lòng sông. - “Vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu”: lấy một bộ phận nhỏ hẹp ở cổ họng con người, Nguyễn Tuân đã diễn tả một cách hình ảnh sự nhỏ hẹp của dòng chảy. Dòng chảy hẹp + lưu lượng lớn = dòng chảy cực xiết. - Nhà văn dùng các so sánh đầy hình ảnh: “đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách” và “có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia” - Dùng liên tưởng độc đáo đề giúp người ở thành phố, chưa bao giờ đến sông Đà cũng có thể hình dung ra độ cao của vách đá, sự lạnh lẽo, u tối của lòng sông. * Mặt ghềnh Hát Loóng: - Nhân hóa dòng sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn. - Điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc kết hợp với các thanh trắc đã tạo nhịp điệu khẩn trương, âm hưởng dữ dội: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” - Câu văn phối hợp nhịp ngắn dài: “nước xô đá/ đá xô sóng/ sóng xô gió/ cuồn cuộn luồng sóng gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua quãng ấy” * Những cái hút nước chết người: - Những so sánh, liên tưởng độc đáo, phong phú đầy tính gợi hình, gợi thanh, gợi cảm: + “những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông chuẩn bị làm móng cầu.” + “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.” + “những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”. + Ví những con thuyền phải qua những vùng xoáy nước thật nhanh như “ô tô sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực” + Tưởng tượng người quay phim ngồi thuyền thúng để bị hút xuống những hút nước và quay máy ngược lên. - Kể tả một cách hiện thực và đầy hình ảnh về những cái thuyền bị hút nước nó hút xuống: “thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”. -> Nguyễn Tuân đã huy động kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau (giao thông, điện ảnh) để tả sức mạnh khủng khiếp của những hút nước sông Đà. * Những cảnh thác – đá sông Đà: - Nhà văn sử dụng nhân hóa để biến dòng sông thành một sinh thể dữ dằn, gào thét trong những âm thanh phong phú, ghê sợ. - Cái độc đáo của nhà văn ở đây là đã dùng âm thanh lửa cháy để tả âm thanh của thác nước. - Nhà văn vẫn sử dụng nhân hóa để biến mỗi hòn đá trên sông Đà thành những binh, những tướng dữ tợn, nham hiểm và hiếu chiến. => Đằng sau sức mạnh hoang dại của thiên nhiên kì vĩ là tiềm năng thủy điện to lớn của sông Đà. Đó chính là chất vàng của dòng sông mà một nhà văn uyên bác như Nguyễn Tuân đã nhìn thấy. 4.4. Củng cố: 5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: - Phân tích vẻ hung bạo của sông Đà. - Chuẩn bị tiết hai: tìm hiểu về vẻ đẹp trữ tình của dòng sông và hình tượng người lái đò sông Đà.

File đính kèm:

  • docTiết thứ 45 & 46 - Người lái đò sông Đà.doc