I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức về văn học trung đại, chữa lỗi về cách sử dụng từ và diễn đạt.
Có ý thức học tập và sửa lỗi.
Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Chấm bài, lọc ra những lỗi sai trong bài làm của HS
2. Học sinh: Xem lại đề bài kiểm tra Truyện Trung đại
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Phần văn học trung đại đã kết thúc và tiến hành kiểm tra một tiết để đánh giá quá trình tiếp thu về văn bản. Vậy các em đã làm được những gì và chưa làm được gì hôm nay chúng ta tiến hành trả bài kiểm tra.
92 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 9 từ tuần 12 đến tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:5/11 2011
Ngày giảng: 7/11 /2011 TUẦN 12
TIẾT 56
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm và củng cố lại kiến thức về văn học trung đại, chữa lỗi về cách sử dụng từ và diễn đạt.
Có ý thức học tập và sửa lỗi.
Rèn luyện các kĩ năng diễn đạt.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Chấm bài, lọc ra những lỗi sai trong bài làm của HS
2. Học sinh: Xem lại đề bài kiểm tra Truyện Trung đại
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Phần văn học trung đại đã kết thúc và tiến hành kiểm tra một tiết để đánh giá quá trình tiếp thu về văn bản. Vậy các em đã làm được những gì và chưa làm được gì hôm nay chúng ta tiến hành trả bài kiểm tra.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS: Đọc lại đề bài
GV: Lần lượt hướng dẫn HS trả lời cỏc cõu hỏi
? Em hóy đọc thuộc lũng 8 cõu thơ cuối trong đoạn trớch: Kiều ở lầu Ngưng Bớch
HS: Đọc, nhận xột
? Giỏ trị nội dung của Truyện Kiều
- Giá trị nội dung:
+ Giá trị hiện thực: Là một bức tranh hiện thực về một xã hội bất công , tàn bạo,
+ Giá trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người ,là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa, tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng , nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như khát vọng về quyền sống, khát vọng tự do, công lí, khát vọng tình yêu, hạnh phúc...
? Giỏ trị nghệ thuật
- Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ thể loại. Với Truyện Kiều ngôn ngữ văn học dân tộc đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình .
? Nhõn vật Vũ Nương trong TP Chuyện người con gỏi Nam Xương của Nguyễn Dữ được thể hiện qua những tỡnh huống nào
- Trong cuộc sống vợ chồng bỡnh thường: Luụn giữ gỡn khuụn phộp, khụng để lỳc nào vợ chồng phải đến thất hũa
- Khi tiễn chồng đi lớnh: Khụng mong hiển vinh mà chỉ cầu mong cho chồng bỡnh an trở về
- Khi xa chồng: Nàng thể hiện rừ là người mẹ hiền, dõu thảo, một người vợ thủy chung,..
- Khi bị chồng nghi oan:
+ Nàng phõn trần để chồng hiểu rừ lũng mỡnh
+ Đau đớn thất vọng
+ Thất vọng đến tột cựng để bảo toàn danh tiết nàng đó tự vẫn
- Nhận xột chung: Vũ Nương là người phụ nữ nết na hiền thục, đảm đang thỏo vỏt, thờ kớnh mẹ chồng rất mực hiếu thảo, một dạ thủy chung với chồng,...
GV: Nhận xét ưu điểm: Nhìn chung các em đã nắm được truyện trung đại qua phần trắc nghiệm hầu hết các em làm được bài.
- Một số em chưa nắm chắc nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều. Đa số các em chưa biết phân tích bài tổng hợp, có nhiều em chưa biết cách trình bày.
I. Đề bài.
Cõu 1 ( 2đ) :
Chộp lại tỏm cõu thơ cuối trong đoạn trớch : “ Kiều ở lầu Ngưng Bớch”.
Cõu 2( 3đ):
Em hiểu gỡ về giỏ trị nội dung và nghệ thuật của tỏc phẩm Truyện Kiều của tỏc giả Nguyễn Du.
Cõu 3(5đ):
Viết đoạn văn ngắn phõn tớch nhõn vật Vũ Nương trong tỏc phẩm: “ Chuyện người con gỏi Nam Xương” của Nguyễn Dữ
II. Nhận xột
1. Ưu điểm
2. Hạn chế
III. Chữa lỗi, trả bài
1. Chữa lỗi
* Lỗi dùng từ đặt câu:
- Thế lục đồng tiền đã đàn áp họ.
- Những tác phẩm đã phê phán người phụ nữ.
* Lỗi chính tả: l-n, ch- tr.
2. Trả bài
Củng cố và dặn dò:
Củng cố: GV nhận xét giờ trả bài.
Dặn dò: Học nội dung bài.
Chuẩn bị bài mới "Bếp lửa"
**********************************************
Ngày soạn:6/11 2011
Ngày giảng: 8/11 /2011
TIẾT 57: BẾP LỬA
Bằng Việt
I. Mục tiêu cần đạt.
* Với đối tượng HS Tb-Y cần biết được
- Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình, người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ bếp lửa. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua tư tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.
- Giúp HS cảm nhận được tình yêu thương con người và ước vọng của người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Có ý thức trân trọng giữ gìn kí ức tốt đẹp.
- Có tình yêu quê hương.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích và tìm hiểu thơ, kĩ năng đọc thơ.
* Với đối tượng HS Tb-Y cần hiểu được
- Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình, người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ bếp lửa. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua tư tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.
- Giúp HS cảm nhận được tình yêu thương con người và ước vọng của người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Có ý thức trân trọng giữ gìn kí ức tốt đẹp.
- Có tình yêu quê hương.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích và tìm hiểu thơ, kĩ năng đọc thơ.
II. Chuẩn bị.
1. Giỏo viờn: Nghiờn cứu, soạn giỏo ỏn
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài "Đoàn thuyền đánh cá". Nêu nội dung ý nghĩa bài thơ.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng từ những năm sáu mươi với giọng thơ trầm lắng, nghĩ ngợi mượt mà, thường khai thác những kỉ niệm thiếu thời và gợi ước mơ tuổi trẻ. Bếp lửa là một trong những sáng tác đầu tay của ông khi đang còn là sinh viên học tập ở nước ngoài nhớ về đất nước quê hương qua hình ảnh bếp lửa và bà nội kính yêu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS: Đọc chú thích dấu sao.
? Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả.
GV: Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ.
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào.
GV: Nêu yêu cầu đọc.
Đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu, nhấn mạnh các điệp ngữ. Những khổ thơ còn lại đọc diễn cảm, ấp áp.
HS: Theo dõi phần chú thích SGK.
? Bài thơ là lời của nhân vật nào, nói về ai và về điều gì.
GV: Lời của người cháu nói về tình bà cháu.
? Dựa vào mạch tâm trạng ấy hãy nêu bố cục bài thơ.
GV: 4 phần
- Khổ thơ đầu: Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc.
- 4 khổ tiếp: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, gắn bó vói hình ảnh bếp lửa.
- Khổ thứ sáu: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Khổ cuối: Người cháu đã trưởng thành đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà.
? Mở đầu dòng cảm xúc của tác giả là hình ảnh nào.
GV: Bếp lửa chờn vờn, ấp ưu nồng đượm.
? Em có nhận xét gì về hình ảnh trên.
GV: Hình ảnh gần gũi thân thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam.
? Chờn vờn, ấp ưu thuộc từ loại gì có tác dụng như thế nào.
GV: Từ láy gợi sự chính xác của công việc của ngọn lửa, còn gợi bàn tay kiên nhẫn khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa.
? Từ hình ảnh bếp lửa tác giả gợi nhớ đến ai.
GV: Thương bà biết mấy nắng mưa.
? Qua đó cho thấy hình ảnh bếp lửa có tác dụng như thế nào.
HS: Đọc 4 khổ thơ tiếp theo.
? Trong dòng hồi tưởng về bà hình ảnh nào xuất hiện.
GV: Đói mòn đói mỏi.
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Nạn đói 1945.
- Bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy lụi
Hoàn cảnh của đất nước trong kháng chiến chống Pháp.
? Ngoài những kỉ niệm đó còn có những kỉ niệm nào.
GV: Khói hun nhèn mắt cháu...cay.
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn.
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.
? Em có nhận xét như thế nào về hình ảnh bếp lửa trong sự hồi tưởng của tác giả.
? Vì sao hai câu thơ sau tác giả không dùng bếp lửa mà là hình ảnh ngọn lửa.
GV: Từ bếp lửa thành ngọn lửa, tình cảm của bà.
- Từ hình ảnh bép lửa, tiếng tu hú.
? Âm thanh của tiếng tu hú có ý nghĩa như thế nào.
I. Đọc hiểu văn bản.
1. Tác giả- tác phẩm.
a, Tác giả.
b, Tác phẩm:
1963 khi tác giả đang học ở nước ngoài.
2. Đọc hiểu chú thích.
a, Đọc.
b, Hiểu chú thích.
- Thể thơ: Thơ tám chữ.
- Từ khó.
c. Bố cục: 4 phần.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1, Khơi nguồn cảm xúc.
- Hình ảnh bếp lửa:
- Khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc vè bà.
2, Những kỉ niệm tuỏi thơ bên bà và hình ảnh người bà.
- Kỉ niệm tuổi thơ bên bà thiếu thốn gian khổ.
- Bà chăm chút cháu sớm hôm.
- Hình ảnh bếp lửa hiện diện như tình bà cháu ấp áp, bà là chỗ dựa tinh thần cho cháu.
Tiếng tu hú gợi hoài niệm gợi tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu.
Củng cố và dặn dò:
Củng cố: ? Hình ảnh bếp lửa có tác dụng như thế nào.
Dặn dò: Học nội dung bài.
Chuẩn bị bài mới " Bếp lửa" tiếp theo.
***********************************************
Ngày soạn: 7/11/2011
Ngày giảng: 9/11/2011
TIẾT 58
BẾP LỬA ( Tiếp theo)
HDĐT: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM Bẫ LỚN TRấN LƯNG MẸ
I. Mục tiêu cần đạt.
* Với đối tượng HS Tb-Y
* Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình, người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ bếp lửa. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua tư tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.
- Giúp HS cảm nhận được tình yêu thương con người và ước vọng của người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- HS: Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử hiện này. Giọng thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
* Có ý thức trân trọng giữ gìn kí ức tốt đẹp.
- Có tình yêu quê hương.
* Rèn luyện các kĩ năng phân tích và tìm hiểu thơ, kĩ năng đọc thơ.
* Với đối tượng HS K-G
* Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình, người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh trong bài thơ bếp lửa. Thấy được nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua tư tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận của tác giả.
- Giúp HS cảm nhận được tình yêu thương con người và ước vọng của người mẹ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- HS: Cảm nhận được tình yêu thương con và ước vọng của người mẹ Tà- ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó phần nào hiểu được lòng yêu quê hương, đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong thời kì lịch sử hiện này. Giọng thơ tha thiết ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm qua những khúc ru cùng bố cục đặc sắc của bài thơ.
* Có ý thức trân trọng giữ gìn kí ức tốt đẹp.
- Có tình yêu quê hương.
* Rèn luyện các kĩ năng phân tích và tìm hiểu thơ, kĩ năng đọc thơ.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Nghiờn cứu, soạn giỏo ỏn
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Kỉ niệm tuổi thơ bên bà và hình ảnh người bà như thế nào.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Những kỉ niệm tuổi thơ bên bà và hình ảnh bà, ngọn lửa hiện diện như tình bà cháu ấm áp , bà là chỗ dựa tinh thần cho cháu, suy ngẫm về bà và cuộc đời bà như thế nào hôm nay các em học tiết tiếp theo.
Chủ đề người mẹ - tình mẹ con trong chiến tranh cách mạng Việt Nam, từ những bà bầm, bà bủ, bà mẹ Việt Bắc, mẹ Tơm, mẹ Suốt...và hôm nay các em được tìm hiểu về người mẹ Tà - ôi( miền tây Thừa Thiên) vừa nuôi con vừa góp phần đánh Mĩ trong những năm 60- 70 của thế kỉ XX.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
HS:
? Từ hình ảnh bếp lửa tác giả nhớ về cuộc đời bà như thế nào.
GV: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì. Hình ảnh người bà luôn gắn liền với những hình ảnh nào.
GV: Từ láy Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa.
? Qua chi tiết trên em thấy cuộc đời bà như thế nào.
GV: Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình.
- Vất vả lo toan cho gia đình, tần tảo và đức hi sinh.
? Hình ảnh bếp lửa được nhắc tới mấy lần, nó có ý nghĩa gì.
GV: 10 lần, bếp lửa, ngọn lửa, nhóm bếp lửa.
? Tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu lại nhớ đến bà và ngược lại.
? Vì sao tác giả viết " Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!".
GV: Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà, bà nhóm lửa cũng là nhóm lên niềm yêu thương niềm vui, sự sống dành cho con cháu.
- Một ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, nièm tin.
? Qua phân tích hình ảnh người bà có ý nghĩa như thế nào.
GV: Người cháu đã khôn lớn, đang ở phương trời xa, quen với khung trời rộng với bếp ga, bếp điện nhưng vẫn luôn nhớ về hình ảnh bếp lửa, nhớ về bà.
- Ngọn lửa của lòng bà đã trở thành kỉ niệm, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cho cháu.
? Qua đó cho thấy tình cảm của người cháu dành cho bà là tình cảm như thế nào.
? Bài thơ kết hợp những phương thức biểu đạt nào.
GV: Biểu cảm- miêu tả, tự sự- bình luận.
? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
GV: - Đan xen giữa các phương thức biểu đạt.
- Các điệp từ.
- Giọng điệu và thể thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc.
? Nội dung khái quát của bài thơ là gì.
? Vì sao hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh bà trong bài thơ.
? Em có suy nghĩ gì về nhan đề bài thơ.
GV: Hướng dẫn HS làm.
? Nêu vài nét tiêu biểu về tác giả.
GV: Là nhà thơ trưởng thànhtrong kháng chiến chống Mĩ.
? Tác phẩm ra đời vào thời gian nào.
GV: Ra đời 1971 trong những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
GV: Nêu yêu cầu đọc.
Giọng tha thiết ngọt ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, câu thơ đối xứng, tình cảm sâu lắng thiết tha trừu mến, thể hiện được nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ.
GV: Đọc mẫu.
HS: Đọc theo nhóm, đọc cá nhân mỗi nhóm.
- HS: Đọc thầm.
- HS: Đọc đúng.
- HS: Đọc diễn cảm.
? Nhận xét giọng đọc của bạn.
HS: Đọc thầm phần chú thích.
? Bài thơ thuộc thể thơ nào.
GV: Thơ trữ tình, thể thơ tám chữ. Mang tính chất một bài hát ru con kiểu mới.
? Bài thơ có bố cục mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
GV: Khúc hát ru gồm 3 đoạn. Mối đoạn gồm 2 lời ru.
? Em có nhận xét gì về mỗi phần.
GV: Mỗi phần đều mở đầu bằng 2 câu thơ" Em cu Tai... mẹ" và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ "Ngủ ngon a- Kay ơi..." 4 câu hát ru.
- ở từng lời ru được ngắt nhịp đều đặn ở giữa các dòng thơ, đều có sự lặp lại ở các khúc hát ru.
? Bài thơ làm nổi bật hình ảnh nào.
GV: - Hình ảnh người mẹ Tà- ôi.
- Tình cảm khát vọng của người mẹ qua khúc hát ru.
? Tà- ôi là dân tộc ở khu vực nào.
GV: Dân tộc thiểu số ở vùng Tây Thừa Thiên của đất nước ta.
? ở khổ thơ đầu tác giả miêu tả người mẹ qua chi tiết nào.
GV: Mẹ giã gạo....làm gối.
? Mẹ giã gạo để làm gì.
GV: Góp phần nuôi bộ đội kháng chiến, giã gạo bằng chày tay của người dân tộc Tây Nguyên.
? Em có nhận xét gì về công việc ấy.
GV: Công việc vất vả.
? Ngoài công việc giã gạo nuôi quân người mẹ ấy còn làm gì.
GV: Vừa địu con vừa tỉa bắp trên núi Ka- lưa.
? Công việc lao động sản xuất của người mẹ được tác giả thể hiện qua hình ảnh nào.
GV: Lưng núi....nhỏ.
? Tác giả sửt dụng biện pháp nghệ thuật nào. Có tác dụng gì.
GV: So sánh chân thực. Cách suy nghĩ cụ thể giản đơn của người miền núi.
? Em hiểu cái hay và sâu sắc của hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ " Mặt trời của bắp....trên lưng" như thế nào.
GV: Mặt trời 2 là hình ảnh ẩn dụ. So sánh ngầm đứa con với mặt trời là muốn nói với mẹ, đứa con thành thiêng liêng cao quý nhất, là nguồn sống của mẹ
? Ngoài công việc lao động sản xuất người mẹ ấy còn làm những công việc gì.
GV: Chuyển lán, đạp rừng...mẹ địu con đi để giành trận cuối.
- Trực tiếp tham gia kháng chiến, bảo vệ căn cứ.
? Qua phân tích những công việc của người mẹ Tà- ôi, em cảm nhận như thế nào về người mẹ ấy.
GV: 3 đoạn thơ lần lượt hiện ra những công việc cùng tấm lòng của người mẹ.
- Để hiểu được khát vọng của người mẹ ấy chúng ta phải hiểu được mối liên hệ giữa công việc của người mẹ đang làm với tình cảm và ước mong của người mẹ.
? Em có nhận xét như thế nào về những khúc hát ru ấy.
GV: Khúc hát ru được lặp đi lặp lại.
? Hình ảnh" Lưng đưa...thành lời" có ý nghĩa gì.
GV: Chứa đựng tình cảm tha thiết yêu thương.
? Mỗi lời ru gắn kết với công việc cụ thể như thế nào.
GV: - Mai sau con lớn vung chày lún sân.
- Mai sau con lớn phát mười Ka- lưi.
- Mai sau con lớn làm người tự do.
? Qua công việc và ước mơ trên em hiểu người mẹ có khát vọng gì.
GV: Thương bộ đội nên mẹ giã gạo nuôi quân, vì thương làng đói nên mẹ tỉa bắp trên đòi.
- Mong con mau khôn lớn, khoẻ mạnh, cường tráng, mạnh mẽ trong lao động sản xuất, khát vọng độc lập tự do.
? Em có nhận xét như thế nào về mỗi khúc ru với khát vọng của mẹ.
? Như vậy tình yêu con của người mẹ ấy đã gắn với những tình cảm nào.
? Em hiểu như thế nào về ước mong của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các ca khúc.
? Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ là gì.
GV: Cả bài thơ là một khúc ca giàu nhạc điệu.
? Bài thơ trên làm nổi bật nội dung gì.
? Nêu yêu cầu bài tập 1.
GV: Hướng dẫn HS về nhà làm.
A. Văn bản: BẾP LỬA (Tiếp theo)
II. Đọc - Hiểu văn bản
3, Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
- Hình ảnh bà luôn gắn liền với bếp lửa, bà nhóm lên tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ tình cảm gia đình.
- Hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc kì diệu thiêng liêng.
Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa, ngọn lửa của sự sống, niềm tin.
d, Người cháu đã đi xa.
- Lòng kính yêu trân trọng biết ơn bà.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ SGK.
IV. Luyện tập.
B. HDĐT: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM Bẫ LỚN TRấN LƯNG MẸ
I. Đọc hiểu văn bản.
1.Tác giả- tác phẩm.
a) Tác giả.
b) Tác phẩm.
2. Đọc hiểu chú thích.
a, Đọc.
b, Hiểu chú thích.
c. Bố cục: 3 phần.
II. Đọc - Hiểu văn bản
1, Hình ảnh người mẹ Tà- ôi.
- Mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội. Công việc vất vả.
Tinh thần bền bỉ quyết tâm trong công việc lao động kháng chiến, chứng tỏ tình yêu buôn làng, yêu bộ đội, yêu quê hương đất nước của người mẹ Tà- ôi.
2, Khúc hát ru và khát vọng của người mẹ.
- Mỗi lời ru là một ước nguyện gắn với những công việc và khát vọng ngày càng rộng lớn.
- Tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ SGK.
VI. Luyện tập.
1. Bài tập 1.
Củng cố và dặn dò:
Củng cố: ? HS đọc diễn cảm bài thơ " Khúc hát....lưng mẹ"
Dặn dò: Học nội dung bài.
Chuẩn bị bài mới"ánh trăng" .
*************************************************
Ngày soạn: 8/11/2011
Ngày giảng: 10/11/2011
TIẾT 58
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy
I. Mục tiêu cần đạt.
* Với đối tượng HS Tb-Y
- Giúp HS hiểu được ý nghĩacủa hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tùnh với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống cho mình.
Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong văn bản, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong bài thơ.
- Có ý thức trân trọng giữ gìn kí ức tốt đẹp, quá khứ, sống ân tình thuỷ chung.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích và tìm hiểu thơ, kĩ năng đọc thơ.
* Với đối tượng HS K-G
- Giúp HS hiểu được ý nghĩacủa hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tùnh với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và rút ra bài học về cách sống cho mình.
Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong văn bản, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong bài thơ.
- Có ý thức trân trọng giữ gìn kí ức tốt đẹp, quá khứ, sống ân tình thuỷ chung.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích và tìm hiểu thơ, kĩ năng đọc thơ.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy: Ngiờn cứu, soạn giỏo ỏn
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ". Nêu nội dung văn bản.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Trăng luôn là đề tài tạo thi hứng cho thơ ca. Song ngày nay dưới ánh điện trăng cũng nhạt dần với người thành phố. Nhưng với Nguỹen Duy một người sống tình nghĩa thì dù ở thành phố ánh điện muôn màu cũng không quên được vầng trăng tri kỉ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
? Nêu vài nét tiêu biểu về nhà thơ Nguyễn Duy.
GV: Là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào.
GV: - Bài thơ viết năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Bài thơ là một lần giật mình của Nguyễn Duy.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc linh hoạt, theo cảm xúc từng phần.
- 3 khổ đầu: Giọng kể, nhịp trôi chảy.
- Khổ 4: Giọng cao đột ngột ngỡ ngàng.
- Khổ 5,6: Giọng thiết tha trầm lắng suy tư.
GV: Đọc mẫu 2 khổ thơ đầu.
HS: Đọc đến hết- Nhận xét cách đọc của bạn.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào.
GV: Thơ 5 tiếng, 4 câu trên một khổ.
HS: Đọc thầm phần chú thích.
? Bài thơ có bố cục mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
GV: 3 phần: - 2 khổ đầu. Quan hệ của tác giả với vầng trăng.
- 1 khổ tiếp: Khi sống ở thành phố.
- 3 khổ cuối: Tình cờ gặp lại vầng trăng, cảm xúc và suy ngẫm của tác giả đọng lại ở cái giật mình.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ, được kể theo dòng cảm xúc chung để bộc lộ.
HS: Đọc 2 khổ thơ đầu.
? Mở đầu bài thơ tác giả cho ta biết ông sống ở đâu. Vào thời điểm nào.
GV: Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
- Hồi nhỏ là hồi còn bé thơ, sống tại quê hương, nơi có sông có đồng có ruộng có biển.
- Hồi chiến tranh là thời kì mà người lính chiến đấu sống ở rừng trên chiến khu.
? ở hai thời điểm này tác giả cảm nhận vầng trăng như thế nào.
GV: Vầng trăng thành tri kỉ.
? Em hiểu "Tri kỉ" có nghĩa là gì.
GV: Hiểu bạn như hiểu mình, là người bạn thân thiết, người bạn tâm giao.
? Vì sao tác giả có cảm nhận " Trần trụi với thiên nhiên- Hồn nhiên như cây cỏ".
GV: Sống gần cây cỏ thiên nhiên, tâm hồn trong sáng hồn nhiên, con người với thiên nhiên hoà hợp, trong sáng đẹp đẽ.
? Tình cảm ấy được tác giả cảm nhận ra sao.
GV: Ngỡ không bao giờ quên- Cái vầng trăng tình nghĩa.
? Tại sao tác giả sử dụng từ "Ngỡ" mà không phải là từ khác. Cách sử dụng ấy có ý nghĩa như thế nào.
GV: Khẳng định tình cảm không bao giờ có thể quên được.
? Vì sao tác giả gọi vầng trăng là tri kỉ, vầng trăng là tình nghĩa.
GV: Trăng rất gần gũi thân mật như người bạn tâm giao, ân tình sâu nặng.
? Qua phân tích em cảm như thế nào về tình cảm của tác giả với vầng trăng.
GV: Trong kí ức của tác giả về tuổi thơ và thời kì còn là người lính dâng sống trần trụi với thiên nhiên, gần sông gần bể, rừng, con người trong sáng hồn nhiên coi ánh trăng như người bạn tâm giao, tri kỉ, tình nghĩa trọn vẹn sâu nặng.
Nhưng sau khi không sống ở quê, ở rừng nữa, được sống ở thành phố rồi thì tình cảm đối với trăng như thế nào.
HS: Đọc khổ 3.
? Cuộc sống ở thành phố được tác giả diễn tả như thế nào.
GV: Quen ánh điện cửa gương.
? Qua chi tiết trên em hiểu như thế nào về cuộc sống ấy.
GV: Cuộc sống đầy đủ tiện nghi, sang trong và hiện đại.
? Khi cuộc sống như vậy con người có còn thấy trăng là tri kỉ tình nghĩa nữa không.
GV: Vầng trăng đi qua ngõ- Như người dưng qua đường.
? Em hiểu "Người dưng" là như thế nào.
?Vậy lí do để trăng trở thành là người dưng vì sao.
GV: Sống trong cuộc sống tràn đấy tiện nghi hiện đại, điện sáng, cửa gương chói lọi nên người ta quên đi vầng trăng.
? Tác giả giải thích lí do ấy có phù hợp với thực tế không.
GV: Rất phù hợp với cuộc sống hiện đại, vây bủa con người, không có điều kiện mở rộng tâm hồn mình với thiên nhiên, trăng lướt qua cuộc sống của họ cũng hối hả, gấp gáp.
? Qua khổ thơ này tác giả muốn nói lên điều gì.
GV: Đây cũng là sự thực, con người ta thường từ sung sướng trở về cuộc sống bần hàn thì luôn nhớ quãng thời gian sung sướng ấy, chứ từ cuộc sống gian lao, vất vả mà được sống cuộc sống hiện đại nơi phố phường thì ít người nhớ đến quá khứ, nhất là quá khứ gian lao vất vả mà trước đây có những kỷ niệm tác giả như không thể nào quên.
? ở khổ thơ 1,2,3 tác giả kể theo thời gian như thế nào và sử dụng nghệ thuật gì.
GV: Kể về thời gian quá khứ. Nghệ thuật đối lập, hoàn cảnh và tình cảm con người.
HS: Đọc 3 khổ thơ cuối.
? Buyn-đinh nghĩa là gì.
GV: Toà nhà cao tầng, hiện đại.
Điện không phải lúc nào cũng sáng cũng sẵn.
? Em hiểu "Thình lình" nghĩa là gì.
GV: Bấy ngờ, nhanh.
GV: Điện tắt trong phòng tối om, trong không gian tối om đó con người đã vội bật tung cửa sổ.
? Em có nhận xét như thế nào về hoạt động "vội bật tung cửa sổ".
GV: Vội vã, nhanh nhẹn.
? Khi cửa sổ vừa bật mở thì hình ảnh nào xuất hiện.
GV: Đột ngột vầng trăng tròn.
? Trong một khổ thơ chứa 3 từ "Thình lình, vội vã, đột ngột" biểu hiện trạng thái như thế nào.
GV: Điện mất, chính lúc này con người mới chú ý đến trăng, xuất hiện đột ngột mà tự nhiên, con người có hoạt động: ngửa mặt lên nhìn mặt.
? Trong câu thơ có 2 từ "Mặt" em hiểu như thế n
File đính kèm:
- Giáo án ngữ văn 9 từ tuần 12.doc