A. Mục tiêu: Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
-KT: Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của các em trên thế giới hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.
-KN: + KNBH: Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lâp văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản
+ Kĩ năng sống(KNS): Giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo.
-TĐ: Giáo dục ý thức học tập của hs Phát huy công ước quốc tế về quyền trẻ em.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 9 từ tiết 8 đến tiết 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:............................ Tieát 11 - 12
NG:
A. Mục tiêu: Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản.
-KT: Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của các em trên thế giới hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.
-KN: + KNBH: Nâng cao một bước kĩ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng.
Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lâp văn bản nhật dụng.
Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản
+ Kĩ năng sống(KNS): Giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
-TĐ: Giáo dục ý thức học tập của hs Phát huy công ước quốc tế về quyền trẻ em.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ : Nêu những luận điểm chính trong “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.Theo em trong những luận điểm đó thì luận nào là quan trọng nhất vì sao?
III.Bài mới : “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1:
Nêu thể loại của văn bản?
? Nêu xuất xứ của văn bản.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản
Đọc, tìm hiểu chú thích
- GV hướng dẫn HS cách đọc (đọc mạch lạc rõ ràng )
-Gọi HS đọc,nhận xét cách đọc, nhắc HS chú ý các từ: a-pác-thai, thôn tính, giải trừ quân bị
? Căn cứ vào đề mục của văn bản thì ta chia văn bản này mấy phần ? Nội dung của từng phần? ( 3 phần )
- Gọi HS đọc đoạn 1
? Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới được nêu ra như thế nào qua bản tuyên bố?
Gọi HS phát biểu,GV nhận xét, lấy dẫn chứng thực tế phân tích.
? Qua đó cho chúng ta thấy được thực trạng gì của trẻ em thế giới ?
Hiện thực của trẻ em thế giới hiện nay.
- GVchốt lại ý .Trẻ em là mầm xanh là tương lai là chủ nhân của đất nước nên trẻ em phải được sống trong vui tươi, thanh bình được chơi, được học và phát triển. Đúng như Bác Hồ từng nói : “ trẻ em như búp trên cành.Biết ăn ngủ, học hành là ngoan”. Nhưng trong thực tế cuộc sống, của rất nhiều trẻ em lại không được như vậy
- Gọi HS đọc đoạn 2
? dựa vào đoạn 2 của văn bản em hãy nêu các điều kiện thuận lợi cơ bản của cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em ?
Từ những thuận lợi đó thì quyền trẻ em trên thế giới sẽ như thế nào?
Trong điều kiện hiện nay đất nước ta đã quan tâm chăm sóc như thế nào đối với trẻ em ? ( cho các nhóm thảo luận )
( ký vào công ước quyền trẻ em, mở thêm trường lớp, tạo điều kiện vui chơi , quan tâm giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt…)
? Bản thân các em phải làm gì để xứng đáng với sự quan tâm đó ? (ra sức phấn đấu học tập rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt đối với gia đình , nhà trường, xã hội )
đấu học tập rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt đối với gia đình ,nhà trường ,xã hội )
- gọi HS đọc đoạn 3
- Nêu những nhiệm vụ cụ thể của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia đối với quền sống ,bảo vệ trẻ em ?
HS trình bày.
? em có nhận xét như thế nào về những nhiệm vụ đó ?
Qua đó em có suy nghĩ gì về sự bảo vệ và phát triển của trẻ em ?
Bảo vệ quyền lợi ,chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế.
- Qua những chủ trương,chính sách,hành động cụ thể,hăm sóc trẻ em .Chứng tỏ trình độ văn minh của từng quốc gia.
Qua văn bản tb… cho ta thấy điều gì?
HS nêu đầy đủ nội dung của bài.
Nêu những đặc sắc nghệ thuật được sử dung trong bài?
HS nêu.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3 Luyện tập
? Nhận xét bố cục của văn bản ?
? Chủ trương của Đảng và nhà nước, các tổ chức xã hội đối với trẻ em mà cụ thể ở địa phương em như thế nào.
Hs phát biểu.
A. Giới thiệu chung.
I. Tìm hiểu văn bản.
1.Thể loại. - Văn bản nhật dụng
2.Xuất xứ.
- Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em .Họp tại Niu Ốc ngày 30- 9-1990
B. Phân tích văn bản.
1.Đọc-Chú thích.
2.Bố cục.
- Chia 3 đoạn
-Đoạn 1: Từ đầu đến đáp ứngà Sự thách thức.
-Đoạn 2: Tiếp đó đến nguyên đóà Cơ hội.
-Đoạn 3: Còn lạià Nhiệm vụ.
3.phân tích
a.Sự thách thức
- Nạn nhân chiến tranh và bạo lực
- Sự phân biệt chủng tộc
- Sự xâm lược và thôn tính của nước ngoài.
- Đói nghèo, dịch bệnh và mù chữ
- Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
àThực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới.
b.Cơ hội
- Liên kết các nước lại để các nước có đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ sinh mạng cho trẻ em.
- Có công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Sự đoàn kết, hợp tác quốc tế.
à Bài trừ phần rất lớn nỗi bất hạnh của trẻ em, tạo tính pháp lý, tăng cường phúc lợi cho trẻ em.
c. Nhiệm vụ
-Có 8 nhiệm vụ.
àNhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện,vừa sâu sắc về vật chất lẩn tinh thần đối với trẻ em.
à Có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia, liên quan trực tiếp đến tưng lai đất nước
4.Tổng kết.
4. 1.Nội dung.
4. 2.Nghệ thuật.
4. 3.Ghi nhớ.
C. Luyện tập.
-Văn bản hợp lí,chặt chẽ có sức thuyết phục cao.
Về nhà viết đoạn văn theo yêu cầu.
IV.Cũng cố dặn dò Tìm hiểu thực tế công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở địa phương. Sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về cuộc sống của trẻ em, những quan tâm của các cá nhân, các đoàn thể, các cấp chính quyền, các tổ chức xà hội, các tổ chức quốc tế đối với trẻ em.
GV hệ thống kiến thức nhắc HS nắm lại các luận điểm .Học thuộc phần ghi nhớ . Soạn bài “ Chuyện Người con gái Nam Xương " .
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
---------------------@--------------------
NS:…………….. Tieát 13
NG:
A. mục tiêu . Hiểu được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Đánh giá hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ hoặc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Vì nhiều lý do khác nhau,các phương châm hội thoại không tuân thủ.
- KT : Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Những trường hợp không phương châm hội thoại.
- KN : + KNBH: Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
+ Kĩ năng sống(KNS): Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, suy nghĩ sáng tạo...
-TĐ : Giáo dục ý thức tham gia giao tiếp của hs.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định tổ chức .
II. Kiểm tra bài cũ : Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự?
III. Bài mới : “ Các phương châm hội thoại (t t)”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 : Đọc tìm hiểu truyện “ Chào hỏi”
? Theo em chàng rể trong truyện có tuân thủ phương châm lịch sự không ? Vì sao?
? nêu nhận xét của emvề câu hỏi của anh chàng rể trong tình huống này ?
(Câu hỏi không phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp )
? từ đó em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp ?
( Cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp )
- GV nhắc lại tình huống giao tiếp ( Nói với ai, nói ở đâu, nói lúc nào, nhằm mục đích gì )
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2 :Em hãy nêu những phương châm hội thoai mà em đã học
Hs nêu
- Đọc đoạn đối thoại
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn không ?
không vì không cung cấp lượng thông tin đúng như An mong muốn
?Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy ?
vì người nói không biết chính xác
- Xét ví dụ 3( SGK)
? Vì sao bác sĩ lại nói như vậy ( Một việc làm nhân đạo )
- Xét ví dụ 4 (SGK )
? Nêu mục đích của cách nói này?
Gây được sự chú ý hoặc để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3; Luyện tập
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập , hướng dẫn HS làm
? Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoai nào ?
- Gọi HS lên làm bài tập 2
? Thái độ của các vị khách( chân, tay, tai, mắt )là không tuân thủ phương châm hội thoại nào ?
A. Lí thuyết.
I .Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
1. Ngữ liệu. “ Chào hỏi”
2.Phân tích ngữ liệu.
à Không tuân thủ đúng phương châm lịch sự vì đã quấy rầy, làm phiền người khác
à Trong giao tiếp cần chú ý các đặc điểm của tình huống giao tiếp
3 .Ghi nhớ: ( trang 37 SGK )
II . Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
1.Ngữ liệu.
2.Phân tích ngữ liệu.
- Đâu khoảng đầu thế kỷ xx
à Không tuân thủ phương châm về lượng
à Ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơnàĐể người nghe hiểu theo hàm ý nào đó
3.Ghi nhớ: ( trang 37 SGK )
III. Luyện tập.
1 Bài tập 1
à Không tuân thủ phương châmcách thức vì cách nói của ông bố không rõ ràng.
2. Bài tập 2
àKhông tuân thủ phương châm lịch sự vì không có cơ sở chính đáng.
IV.Cũng cố dặn dò. Tìm trong truyện dân gian một số ví dụ về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân.
GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức. Nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ. Tìm những tình huống thích hợp cho những trường hợp không tuân thủ và tuân thủ phương châm hội thoại. Chuẩn bị bài viết số 1bài văn thuyết minh.
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
NS:………………. Tieát 14 - 15
NG:9a…………….
9b……………
.
A. Mục tiêu .
- Viết được bài văn thuyết minh theo yêu cầu có sử dụng biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí và có hiệu quả
B.Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Làm việc cá nhân.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức.
2. Đề : GV ghi đề lên bảng: Cây mía ở quê em.
a.Yêu cầu đề:
- Phải trình bày về cây mía trong đời sống làng quê em( trình bày vị trí,vai trò của cây mía trong đời sống của người nông dân, nông thôn). Đó là cuộc sống của người nông dân.
- Bài làm phải trình bày đầy đủ bố cục 3 phần có sử dung các biện pháp nghệ thuật đã học. đặc biệt là yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
b. Dàn bài :
+ Mở bài:
- Giới thiệu chung cây mía về ở quê hương em ( Ngắn gọn, xúc tích có kết hợp yếu tố miêu tả)
+ Thân bài;Những ý cần thuyết minh
- Cây mía đối với đời sống người dân quê em.
- Đặc điểm tiêu biểu của cây mía:thân,lá, ngọn,gốc,mắt,đốt(gióng),vỏ,lõi
- Cách trồng trọt và chăm sóc cây mía.
- Lợi ích của cây mía.
- Cách thưởng thức mía.
-Tình hình phát triển cây mía hiện nay.
+ kết bài : Cây mía trong nhận thức của người nông dân ( khẳng định tầm quan trọng của cây mía ở làng quê em);ý thức bảo tồn và phát triển lâu dài.
3. Biểu điểm:
- Điểm 9+10 : Bài làm đáp ứng yêu cầu về nội dung hình thức đầy đủ các ý, lời văn mạch lạc, cách diễn đạt lưu loát có kết hợp yếu tố miêu tả không sai lỗi chính tả.
- Điểm 7+8 :So với yêu cầu trên còn thiếu vài ý, lời văn còn vài chổ mắc lỗi diễn đạt, sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả.
- Điểm 5+6 : Làm đầy đủ bố cục văn bản nhưng ý chỉ làm một nửa so với dàn ý, lời văn ,cách viết chưa mạch lạc sai từ 5 đến 8 lỗi chính tả
- Điểm 4+3 : Chưa làm bài hoàn chỉnh, ý còn sơ sài ,chung chung, không sử dụng yếu tố miêu tả.
- Điểm 1+2 : Làm sơ sài chưa nắm được cách viết bài văn thuyết minh , mắc nhiều lỗi diễn đạt, cách dùng từ, sai nhiều lỗi chính tả ,làm lạc đề
3.Cũng cố dặn dò. Ôn tập kĩ về văn bản thuyết minh các biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả.
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NS:………………… Tieát 16
NG:9a……………...
9b……………..
A. Mục tiêu: Hiểu được tính chất phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm của từ ngữ xưng hô tiếng việt. Biết sử dụng từ ngữ xưng hô một cách thích hợp trong giao tiếp.
- KT: Hệ thống các từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. Đặc điểm của việc sử dụng sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng việt.
-KN: + KNBH: Phân tích để thấy rõ mối quan hệ giữa việc sử dụng tù ngữ xưng hô trong văn bản. Nắm vững và sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô.
+ Kĩ năng sống(KNS): Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định...
- TĐ: giáo dục hs ý thức tham gia giao tiếp.
B.Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêuvà giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại ? Cho ví dụ ?
ĐA:Có ba trường hợp không tuân thủ.
3. Bài mới: “Xưng hô trong hội thoại”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1: Em hãy nêu một số từ ngữ
xưng hô trong tiếng Việt ? Cách sử dụng từ ngữ cho thích hợp.
- Tôi, anh, con ,cháu, em, chị, tao, tớ mày ,bác, chú, cô, dì…
? Qua đó em có nhận xét gì về cách xưng hô trong tiếng việt?
? Hãy nêu một số tình huống có những cách xưng hô đa dạng phong phú . àKhông thể dùng tuỳ tiện, khi xưng hô cần tuỳ thuộc vào tính chất của tình huống giao tiếp và mối quan hệ với người nghe. Xưng hô trong tiếng việt rất đa dạng phong phú, tinh tế.
- Gọi HS đọc đoạn trích ( SGK ) xácđịnh từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích ?
? Em có nhận xét gì về cách xưng hô qua hai đoạn trích?
- Đoạn 1
Anh- em
Ta – chú mày
àĐây là lối xưng hô bất bình đẳng
- Đoạn 2
- Tôi- Anh
- Tôi- Anh
à đây là lối xưng hô bình đẳng
- Gọi HS trả lời ,HS nhận xét, GV nhận xét chốt ý
? Vậy khi xưng hô trong hội thoại chúng ta cần chú ý gì?
Do tình huống giao tiếp thay đổi nên vị thế của hai nhân vậtcũng khác nhau.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ(SGK)
Hoạt động 2 Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1
- Gọi HS làm, gọi HS nhận xét, GV nhận xét,GV sửa những sai sót.
- Gọi HS làm bài tập 2
Trong văn bản khoa học vì sao tác giả thường xưng “ chúng tôi” mà không xưng “ tôi”
- Gọi HS làm bài tập 3
? Cách xưng hô của cậu bé trong truyện “Thánh Gióng” với mẹ và sứ giả có gì khác?
- Gọi HS làm bài tập 4
? Cách xưng hô của vị tướng và thầy giáocũ thể hiện điều gì ?
- Gọi HS làm bài tập 5
Cách xưng hô của Bác như vậy tạo cho người nghe cảm giác gì ?
- Gọi HS làm bài tập 6
Cách xưng hô của “ cai lệ” và “ chị Dậu” thể hiện điều gì ? Vì sao có sự thay đổi đó?
A. Lí thuyết.
I Từ ngữ xưng hô và việt sử dụng tiếng việt
1.Ngữ liệu.
2.Phân tích ngữ liệu.
- từ ngữ xưng hô phong phú.
- căn cứ vào đối tượng và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
3. Ghi Nhớ ( SGK trang 39 )
B. Luyện tập
Bài tập 1
-Vì cách dùng từ “ chúng ta”thay vì dùng từ “chúng em” do ngôn ngữ châu âu chỉ có ngôi số ít và ngôi số nhiều.
Bài tập 2
Việc dùng từ “chúng tôi” thay cho từ “ tôi” tăng tính khách quan và thể hiện tính khiêm tốn của tác giả.
Bài tập 3
Với mẹ là cách xưng hô “mẹ ơi” với sứ giả “ông với ta” thể hiện sự khác thường của em bé.
Bài tập 4
Vị tướng xứng “thầy con” thể hiện thái độ kính cẩn tinh thần “ tôn sư trọng đạo” người thầy giáo cũ xưng hô “ ngài” tôn trọng cương vị của học trò.
Bài tập 5
-Tạo cảm giác gần gũi thân thiết đánh dấu bước ngoặc trong mối quan hệ lãnh tụ với nhân dân của một nước dân chủ.
6.Bài tập 6
“Cai lệ” cách xưng hô của kẻ có vị thế “chị Dậu” cách xưng hô của người dân bị áp bức sự thay đổi đó thể hiện thái độ hành vi ứng sử của nhân vật sự phản kháng quyết liệt.
IV.Cũng cố dặn dò. Tìm các ví dụ về việc lựa chọn từ ngữ xưng hô khiêm nhường và tôn trọng người đối thoại.
HS khái quát kiến thức. GV hệ thống lại kiến thức. Lưu ý HS cách dùng từ ngữ xưng hô cho phù hợp với đối tượng và tình huống giao tiếp. Về nhà nắm lại bài, học thuộc phần ghi nhớ.
Soạn bài “cách dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp”
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… --------------------@-------------------
NS:……………… Tieát 17-18
NG:9a……………
9b……………
A. Mục tiêu: Bước đầu làm quen với thể loại truyện truyền kì. Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
- KT: Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì.
Hiện thực về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến và vẻ đẹp truyền thống của họ. Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện vợ chàng Trương.
- KN: + KNBH: Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì. Cảm nhận những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian. Kể lại được truyện.
+ Kĩ năng sống(KNS): Giao tiếp, thuyết trình, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
- TĐ: ý thức về sự bình đẳng nam nữ trong xã hội.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
B. B.Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Qua văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn bảo vệ và sự phát triển của trẻ em”. Em nhận thức thế nào về tầm quan trọng của vấn đề này ?
Đáp án:Bảo vệ, chăm lo tới sự phát triển của trẻ em là nhiệm vụ của mỗi quốc gia…
3. Bài mới : “ Chuyện Ngưòi con gái Nam Xương”
Phương pháp
Nội dung
Hoat động 1 ; Đọc và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
? Em hãy nêu vài nét về tác giả.
HS nêu theo phần đã chuẩn bị
Nêu nhưng hiểu biết của em về tác phẩm ?
- Gọi HS trả lời,GV nhận xét chốt ý, dẫn giảng
? Em hiểu thế nào là “ truyền kỳ mạn lục” ?
Truyền kỳ là loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc khai thác các truyện cổ dân gian hoặc dã sử. Truyền kỳ mạn lục là đỉnh cao của thể loại này viết bằng chữ Hán được xem là một áng “thiên cổ kỳ bút”.
Hoạt động 2:Phân tích tác phẩm
GV hướng dẫn đọc: Đọc giọng diễn cảm, phân biệt các đối thoại với lời thoại thể hiện tâm trạng nhân vật trong từng hoàn cảnh.
GV đọc mẫu - gọi hs đọc tiếp - hs nhận xét - gv nhận xét, uốn nắn.
Gv kiểm tra việc đọc và học chú thích của học sinh.
- GV cho HS giải thích một số từ trong chú thích
Gọi hs tóm tắt tác phẩm.
? Văn bản này chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính từng đoạn?
- Đoạn 1: Từ đầu đến cha mẹ đẻ mìnhà Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh với Vũ Nương, sự xa cách vì chiến tranh và phẩm hạnh của nàng trong thời gian xa cách.
- Đoạn 2 : Tiếp đó đến việc trót đã qua rồià nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Đoạn 3 : Đoạn còn lạiàcuộc gặp gỡ giữa Phan Lang với Vũ Nương ở động Linh Phi. Vũ Nương Được giải oan.
? Tác phẩm có mấy nhân vật ? Nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật phụ? Số phận của các nhân vật?
Hs nêu.
(câu chuyện kể về ai? Nàng có phẩm chất gì ? vì sao nàng lại tìm đến cái chết ? qua đó thể hiện điều gì ở nhân dân ta?
? Vũ Nương được tác giả giới thiệu là người phụ nữ như thế nào ?
? Cuộc đời của người phụ nữ có vẻ đẹp vẹn toàn ấy được tác giả miêu tả ở những hoàn cảnh,tình huống nào ?
Trong cuộc sống đời thường nàng đối xử với chồng ra sao ?
+ Trong cuộc sống đời thường “giữ gìn khuôn phép, không từng để đến thất hoà.
? khi tiễn chồng đi lính nàng có lời lẽ như thế nào ?
Khichồng đi lính“chẳng mong…bình an”àNàng chỉ mong chồng bình an trở về không mong hiển vinh. “ chỉ e…gian lao”àCảm thông với nổi vất vả của chồng. “ Nhìn trăng soi… bay bổng” ; “mỗi khi…ngăn được”àTâm trạng nhớ nhung
?Em có nhận xét gì về hình ảnh “bướm lượn đầy vườn,mây che kín núi”.
Là hình ảnh ước lệ,chỉ cảnh mùa đông ảm đạm
Lúc vắng chồng nàng đã thể hiện vai trò trách nhiệm gì ?
?Khi xa chồng VN đối xử với mẹ chồng và con trai ntn.
? qua các hoàn cảnh, tình huống đó em có nhận xét gì về Vũ Nương ?
( cho các nhóm thảo luận , phát biểu )
? Qua những chi tiết vừa phân tích em cảm nhận được gì về nhân vật Vũ Nương ?
- Gọi HS đại diện nhóm trả lời, cho các nhóm nhận xét, GV nhận xét và chốt ý
( GV bình giảng )
Hoạt động 4 Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
? Điếu gì đã dẫn đến cái chết của nàng?
Trước sự ghen tuôn giận dữ của Trương Sinh Vn đã làm gì?
- Nàng khóc lóc thanh minh, hàng xóm bênh vực cho nàng. Nhưng không được Trương Sinh chấp nhận và đánh đuổi nàng đi vì uất ức, tủi nhục, tuyệt vọng, nỗi đau đớn tột cùng, nàng trẫm mình xuống sông mà chết.
- Gọi HS đọc lời thanh minh của nàng và nhận xét lời thanh minh đó ?
tâm trạng của nàng lúc này như thế nào ?
? Khi tất cả lời thanh minh của nàng và của hàng xóm không được chấp nhận, nàng đã có hành động gì?
? Cái chết của Vũ Nương đã chứng tỏ điều gì ?
( Cho nhóm thảo luận )
àCái chết của nàng khẳng định tiết hạnh, lòng thuỷ chung trong trắng của chính nàng. Là lời kết án chế độ phong kiến đầy bất công với nhưng định kiến hà khắc lạc hậu. Đồng thời tố cáo mạnh mẽ cuộc chiến phi nghĩa và cũng là cái giá cho những kẻ ghen tuôn vô cớ
? Vậy ngoài ý nghĩa thanh minh cho sự trong sạch của mình thì cái chết của Vũ Nương còn có ý nghĩa gì khác ? (nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nàng )
( GV bình giảng )
? Tình cảm của tác giả đối với nhân vật Vũ Nương như thế nào?
à Tác giả bày tỏ niềm thương cảm của mình đối với số phận bi thảm của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.
- Mọi người chăm sóc yêu thương nhau. Có cuộc sống sung sướng.
àHoàn chỉnh nét đẹp người phụ nữ Việt Nam
? Vn được giải oan ntn.? dưới thuỷ cung mọi người đối xử với Vũ Nương như thế nào? Cuộc sống dưới thuỷ cung khác gì so với trần gian?
? Vì sao cuộc sống dưới thuỷ cung sung sướng như vậy nhưng Vũ Nương vẫn nhớ chồng con?
? Theo em câu chuyện kết thúc ở đoạn Vũ Nương tự vẫn đã thoả mãn người đọc chưa?
?Các chi tiết kỳ ảo mà Nguyễn Dữ đưa vào truyện nhằm mục đích gì?
Hoạt động 5 : Nhân vật Trương Sinh
? Nhân vật Trương Sinh được tác giả khắc họa như thế nào ?
? Qua nhân vật Trương Sinh em hiểu thế nào về vai trò của người đàn ông trong xã hội phong kiến?
- Gọi HS trả lời,nhận xét, GV nhận xét chốt ý
( GV bình giảng )
? Qua câu chuyện em cảm nhận được gì về nội dung
Hs khái quát nội dung bài.
Tóm tắt đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
HS nêu.
Hs đọc ghi nhớ.
- Em hãy kể lại câu chuyện theo cách của mình.
A. Giới thiệu chung.
1 Tác giả : Nguyễn Dữ quê Hải Dương, sống vào nửa đầu thế kỷ XVI. Ông học rộng tài cao nhưng chán nản trước thời cuộc nên chỉ làm quan có một năm rồi cáo về sống ẩn dật như nhiều tri thức đương thời.
2 Tác phẩm:Chuyện Người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 một trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục.
B.Phân tích văn bản.
1.Đoc-Chú thích.
2. bố cục: chia làm 3 đoạn
3. Phân tích.
a. Nhân vật Vũ Nương
- Thuỳ mị , nết na tư dung tốt đẹpà Người phụ nữ có vẻ đẹp vẹn toàn.
+ Khi chồng đi lính: Cảm thông với nỗi vất vả của chồng, thương nhớ chồng tha thiết, thuỷ chung chờ chồng.
+ Với mẹ chồng và con trai: Một mình vừa nuôi con nhỏ vừa chăm sóc mẹ già thuốc thang khi mẹ đau ốm, lúc mẹ chồng mất ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình.
à Vũ Nương là người phụ nữ nết na, xinh đẹp, người vợ hiền thục thuỷ chung, người mẹ giàu tình thương, người con dâu hiếu thảoà Là nét đặc trưng của người phụ nữViệt Nam.
2. Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Lời nói ngây thơ của đứa trẻ “Ô hay…bế cả”
àTạo mối nghi nghờ lòng chung thuỷ của nàng.
.
à Thể hiện ứơc mơ ngàn đời của nhân dân ta, kết thúc có hậu
àLẽ công bằng đời.
c.Nhân vật Trương Sinh.
- Không có học
- Đa nghi hay ghen
- Cách cư xử hồ đồ, độc đoán, . Trương Sinh trở thành kẻ vũ phu , thô bạo, kẻ trực tiếp dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
àCái thế của người chồng trong xã hội phụ quyền phong kiến.
III. Tổng kết:
1.Nội dung.
File đính kèm:
- 8-18.doc