A. Mục tiêu ; Nắm được hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp. Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp bằng lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- KT: Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- KN: + KNBH: Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo.
- TĐ:giáo dục ý thức học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài củ : Khi cần lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp, người nói còn tuỳ thuộc vào những điều kiện nào ?
Hệ thống từ ngữ xưng hô và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
30 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 9 từ tiết 19 đến tiết 29, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát 19
NS:………………..
NG:…………….
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ DẪN GIÁN TIẾP
A. Mục tiêu ; Nắm được hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp , cách dẫn gián tiếp. Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp bằng lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
- KT: Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- KN: + KNBH: Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
- TĐ:giáo dục ý thức học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài củ : Khi cần lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp, người nói còn tuỳ thuộc vào những điều kiện nào ?
Hệ thống từ ngữ xưng hô và đặc điểm của tình huống giao tiếp.
3. Bài mới : “Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động1 : Cách dẫn trực tiếp. Trong đoạn trích (a, b) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ ? Căn cứ vào đâu mà em biết điều đó?
? Lời nói và ý nghỉ ở đây có đặc điểm gì ? có giữ được nguyên vẹn không? a.àLời nói vì có từ “ cháu nói” Được dẫn nguyên vẹn.
b. là ý nghỉ vì có từ “ thầm nghĩ”à Được dẫn nguyên vẹn
? Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước là dấu gì?
? qua ví dụ vừa phân tích em hãy cho biết thế nào là lời dẫn trực tiếp?
- GV lần lượt cho HS trả lời, cho HS nhận xét, bổ sung, GV chốt ý
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
Hoạt động 2.Cách dẫn gián tiếp
? So với ví dụ ( a,b) ở mục ( I ) thì ví dụ (a,b) ở mục (II) có gì giống và khác nhau?
- Giống : Ví dụ( a,b)ở mục ( II) đều là lời nói và ý nghĩ
- Khác : Không có dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. Dẫn lời nói, ý nghĩ một cách gián tiếp không giữ nguyên vẹn lời nói hay ý mà chỉ thuật lại lời nói hay ý của người, nhân vật.
? Có thể thêm từ “ là” “ rằng” trước lời
dẫn không ? (Cho nhóm thảo luận )
?Từ đó em hãy cho biết thế nào là lời dẫn gián tiếp?
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3.Luyện tập
-Gọi HS làm bài tập 1. Tìm lời dẫn trong đoạn trích. Đó là lời nói hay ý nghĩ ? là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp.
- Gọi HS làm bài tập 2
- Viết doạn văn có nội dung trong 3 ý theo cách trực tiếp , gián tiếp
- Gọi HS làm bài tập 3
- Thuật lại lời Vũ Nương theo cách gián
tiếp.
gọi 5 hs trình bày, hs nhận xét, gv nhận xét và bổ sung.
A. Lí thuyết.
I. Cách dẫn trực tiếp
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
àDấu hai chấm, dấu ngoặc kép.
- Lời dẫn trực tiếp.
3. Ghi nhớ: ( SGK trang 54 )
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
à Lời dẫn gián tiếp
3. Ghi nhớ.(SGK trang 54 )
B. Luyện tập.
1 Bài tập 1
- Cả hai tình huống đều là cách dẫn trực tiếp
- Ví dụ ( a ) dẫn lời, ví dụ ( b ) dẫn ý.
2. Bài tập 2
a. Dẫn trực tiếp
Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc… chủ tịch nhấn mạnh “ chúng ta… của một dân tộc anh hùng”
b. Dẫn trực tiếp
Trong cuốn sách tiếng việt… ông Đặng Thai Mai khẳng định rằng Người Việt Nam… Tiếng nói của mình.
3. Bài tập 3
- Nhờ nói hộ chàng Trương rằng nếu còn nhớ chút tình xưa… tôi sẽ trở về.
IV.Cũng cố dặn dò. Sửa lỗi trong việc sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong một bài viết của bản thân.
HS khái quát kiến thức. GV củng cố lại toàn bộ kiến thức. Dặn HS học phần ghi nhớ Soạn, chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng và bài “ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”.
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
NS:…………….. Tieát 20
NG:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG VÀ TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu: Nắm được một trong những cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng việt là biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sơ nghĩa gốc.
- KT: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ. Hai phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ.
- KN: + KNBH: Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản. Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định...
-TĐ: Giáo dục ý thức học tập của học sinh. Tìm tòi, sử dụng từ ngữ có hiệu quả trong giao tiếp.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C.Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Lời dẫn trực tiếp khác lời dẫn gián tiếp như thế nào ? cho ví dụ.
-ĐA: -Dẫn trực tiếp là dẫn lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. Dẫn trực tiếp đặt trong dấu ngoặc kép.
-Dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói hay ý nghĩ có điều chỉnh cho phù hợp. Không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Bài mới:“Sự phát triển của từ vựng”
Phương pháp
Nội dung
-Hoạt động1 Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
- Gọi HS đọc phần 1( SGK ).
Cho biết từ kinh tế trong bài thơ có nghĩa như thế nào?
? Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa như vậy không?
- Ngày nay từ “ kinh tế” có nghĩa là chỉ toàn bộ sự hoạt động của con người lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra.
? Qua đó ta rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ?
Thay đổi theo gốc độ thời gian.
? Lấy nghĩa trong bài thơ của Phan Bội Châu cho nghĩa ngày nay còn phù hợp không?
àNghĩa của từ không phải là bất biến. Nó thay đổi theo thời gian có nghĩa cũ bị mất đi, có nghĩa mới hình thành.
Gọi HS đọc mục ( 2) chú ý từ in đậm
? Nghĩa nào là nghĩ gốc? Nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
a. - Xuân(1) là nghĩa gốc chỉ mùa mở đầu một năm.
- Xuân(2) là nghĩa chuyển chỉ về tuổi trẻ.
b. Tay(1) là nghĩa gốc chỉ bộ phận trên cơ thể người dùng để nắm, cầm một vật.
Tay(2) chỉ về người chuyên hoạt động hay giỏi một môn nào đó, một nghề nào đó.
? Từ hai ví dụ trên theo em nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? Đâu là phương thức ẩn dụ, đâu là phương thức hoán dụ?
(cho nhóm thảo luận)
-Cho nhóm thảo luận. Gọi đại diện nhóm phát biểu, cho các nhóm nhận xét bổ sung. GV nhận xét, bổ sung chốt ý.
a. phương thức ẩn dụ
b. phương thức hoán dụ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2. Luyện tập
Gọi HS làm bài tập 1
? xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ chân ?
- Tương tự gọi HS làm bài tập 2.
HS trình bày bài tập 3.
-Bài tập 4 Tìm ví dụ để chứng minh các từ trên là từ nhiều nghĩa
A. Lí thuyết.
I. Sự biến đổi và sự phát triển nghĩa của từ
1.Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
-Từ “ kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.
3.Ghi nhớ (SGK trang 56)
B. Luyện tập
Bài tập 1
a. nghĩa gốc:Một bộ phận của cơ thể.
b.Một vị trí trong đội tuyển ( phương thức hoán dụ).
c. Nghĩa chuyển: chân kiềng vị tí tiếp xúc với mặt đất ( ẩn dụ).
d.Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của mây (phương thức ẩn dụ).
Bài tập 2.
- Trà được dùng với nghĩa chuyển tự chế biến pha để uống theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 3.
- Từ đồng hồ được dùng với nghĩa chuyển dùng để đo, bề ngoài giống đồng hồ theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 4.
- Hội chứng: Hội chứng suy giảm miễn dịch,hội chứng viêm đường hô hấp cấp, hội chứng chất độc màu da cam…
- Ngân hàng : Ngân hàng nhà nước, ngân hàng đề thi,ngân hàng máu…
- Sốt : sốt cao, sốt giá, cơn sốt nhà đất…
-Vua : Vua bóng đá ,Vua dầu hoả, vua nhạc rốc…
IV.Cũng cố dặn dò. Tìm các từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa.
HS khái quát kiến thức. GV hệ thống lại toàn.bộ kiến thức. Nắm được sự phát triển của từ và phương thức chuyển nghĩa. Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập còn lại. Soạn và chuẩn bị bài “sự phát triển của từ vựng tiếp theo”.
E. Rút kinh nghiệm. :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu: Biết linh hoạt trình bày văn bản tự sự với các dung lượng khác nhau phù hợp với yêu cầu của mỗi hoàn camhr giao tiếp, học tập. Củng cố kiến thức về thể loại tự sự đã học.
-KT: Các yếu tố của thể loại tự sự ( nhân vật, sự việc, cốt truyện…). Yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự.
-KN: + KNBH: Tóm tắt một văn bản tự sự theo các mục đích khác nhau.
-TĐ:Giáo dục ý thức học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV:SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài củ : Kiểm tra vở soạn và sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới : " Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 Tìm hiểu các tình huống
( SGK trang 58 )
HS đọc.
?Trong 3 tình huống trên yêu cầu chúng ta điều gì ?
Tóm tắt tác phẩm tự sự.
? Vậy tóm tắt văn bản nhằm mục đích gì?
? Nêu sự khác nhau giữa văn bản tóm tắt và chưa tóm tắt?
? Văn bản tóm tắt cần giữ lại những sự kiện gì?
? Nêu những tình huống khác nhau trong cuộc sống mà em cần tóm tắt?
kể tóm tắt một sự việc,câu chuyện,một bộ phim…
? Như vậy khi tóm tắt một tác phẩm tự sự ta cần tuân thủ điều gì?
- Gọi HS lần lược trả lời câu hỏi.cho HS nhận xét,GV nhận xét,chốt ý
à Khi tóm tắt văn bản tự sự cần:
Đọc kỹ văn bản
Xác định nội dung yêu cầu tóm tắt (Chọn sự việc, nhân vật )
Sắp xếp các nội dung chính theo một trình tự hợp lý
Kể lại bằng lời văn của mình
Hoạt động 2.Thực hành
- Gọi HS làm bài tập 1
? các sự việc chính đã nêu đầy đủ chưa ?
? Còn chi tiết nào chưa hợp lý ? Vì sao chi tiết đó lại là sự việc chính cần phải nêu
- Cho học sinh lần lượt trả lời câu hỏi
- Cho HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
- Cho các nhóm làm bài tập 2, 3
Tóm tắt truyện “Người con gái Nam Xương” 20 dòng.
Tóm tắt Khoảng 7 đến 9 dòng truyện “Người con gái Nam Xương”
- Gọi các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét bổ sung
- GV chuẩn bị bảng phụ đã tóm tắt cho học sinh tham khảo
- Bài tập 3Tương tự bài tập 2
Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3 Luyện tập
- Gọi HS tóm tắt tác phẩm “ Lão Hạc”
- Gọi HS nhận xét, GVnhận xét,tóm tắt dùng bảng phụ nêu các nhân vật,sự việc, sự kiện chính.
A. Lí thuyết.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
1. Ngữ liệu.
2. Phân tích ngữ liệu.
- Giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của tác phẩm ( sự việc, nhân vật, sự kiện chính ).
- Văn bản tóm tắt ngắn gọn hơn.
II.Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự.
*Tóm tắt văn bản.
- Sự việc trong truyện đã nêu khá đầy đủ cốt truyện. tuy vậy vẫn thiếu một sự việc rất quan trọng. Đó là chi tiết “ một đêm Trươmg Sinh ngồi bên đèn thì đứa con chỉ cái bóng là cha nó đến”. Giúp Trương Sinh hiểu đã nghi oan cho Vợ. Đây là sự việc quan trọng vì qua đó giải oan cho Vũ Nương.
*Ghi nhớ ( SGK trang 59 )
B. Luyện tập
1. Tóm tắt truyện Lão Hạc, Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
- Dùng bảng phụ đã chuẩn bị ở nhà cho HS tham khảo.
IV.Cũng cố dặn dò.
Rút gọn văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương.
Tóm tắt văn bản Hoàng lê nhất thống chí.
HS khái quát kiến thức. - GV hệ thống lại tiết luyện tập. Nhắc HS chú ý khi tóm tắt . Về nhà tóm tắt theo yêu cầu bài tập 2 phần luyện tập. Soạn bài Sự phát triển của từ vựng ( tiếp).
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
NS:…………… Tieát 21
NG:…………..
ĐỌC THÊM: CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
A. Mục tiêu: Bước đầu làm quen với thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.
Cảm nhận được nội dung phản ánh xã hội của tuỳ bút trong bài. Thấy được đặc điểm độc đáo của truyện.
- KT: Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại. Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh.
Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại.
- KN: + KNBH: Đọc – hiểu một văn bản tuỳ bút thời kì trung đại. Tìm hiểu môt số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trinh.
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
-TĐ: Giáo dục ý thức chống lại tệ tham nhũng, quan liêu.
B.Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương? Nêu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
HS tóm tắt và nêu đầy đủ nội dung, nghệ thuật.
3. Bài mới:“ Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả,tác phẩm.
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả.
Hs dựa sgk nêu.Gv khắc sâu thêm.
Ông sống ẩn dật, biên soạn sách vở.
?Em biết gì về tác phẩm Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh.
Hs nêu rõ về tác phẩm Vũ trung tùy bút.
Hoạt động 2.Phân tích tác phẩm.
Đọc ,tìm hiểu chú thích
-GV hướng dẫn HS đọc
(đọc rõ ràng, chính xác chú ý các từ cổ: trân cầm, dị thú, cổ mộc, quái thạch, triệu bất thường, cơ binh ).
tìm hiểu chú thích
Gv kiểm tra việc đọc và học chú thích của hs.
tìm hiểu bố cục văn bản.
? Văn bản chia làm mấy đoạn? nêu nội dung từng đoạn?
Hs nêu.
- Gọi HS đọc đoạn 1
? Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ trong phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào?
Hs thảo luận(4 phút)
- Thích ngắm cánh đẹp, ngự…Tây Hồ,
Núi Từ Trầm, núi Dũng Thuý
-Xây dựng đền đài liên tục
- Mỗi tháng… để vui chơi…quan lại phải theo hầu hạ
- Trân cầm,dị thú…thu lấy
- Lấycây đa to…đều tay
? Ngoài việc vui chơi, đối với của cải của dân chúng, chúa đã có hành động gì ?
(lấy của cải của dân chúng )
? tìm những chi tiết nói lên điều đó?
? Để miêu tả chi tiết đó tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật này?
? Qua những chi tiết trên,em hiểu thế nào về cuộc sống của bọn phong kiến đương thời? Từ đó dự báo điều gì của triều đại này?
àBáo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại.
- Gọi HS đọc phần còn lại
? trong đoạn văn đó có từ nào nêu lên bản chất nhũng nhiễu vơ vét của bọn quan lại hậu cần đương thời? Em hiểu từ đó như thế nào?
- “ nhờ gió bẻ măng”à Lợi dụng cơ hội để kiếm chác. GV bình luận thêm.
? Tìm những dẫn chứng nêu ra những thủ đoạn vơ vét của cải của bọn quan lại hậu cần?
- Xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh….biên ngay hai chữ phụng thủ. Đêm đến cho người…để lấy tiền.
- Hòn đá hay cây cối to…phá nhà huỷ tường để khiên ra .
- phải bỏ của ra kêu van
- Phải đập bỏ…cây cảnh
àHành vi bỉ ổi, táng tận lương tâm, tàn nhẫn, vừa ăn cướp vừa la làng, chúng tha hồ hoành hành, tác oai tác quái
àCuộc sống người dân bất ổn, quyền lợi bị xâm phạm, bị tước đoạt.
? Trước những thủ đoạn ấy, người dân đã làm gì để tránh tai vạ?
Chặt cây, phá bỏ hòn non bộ.
? từ đó cho chúng ta thấy gì về bọn quan lại phong kiến lúc bấy giờ? Cũng như tình cảnh người dân ?
( Nhóm thảo luận )
? qua đó em có suy nghĩ gì về xã hội phong kiến đương thời ?
àChính hành động của chúng góp phần làm cho xã hội phong kiến càng thêm thối nát suy tàn.
( GV bình giảng )
Việc đưa ra những dẫn chứng cuối đoạn trích nhằm mụch đích gì ?
Tăng tính thuyết phục cho đoạn văn trên.
?Nêu nội dung của bài.
Hs nêu theo bài vừa học.
Khái quát những đặc sắc nghệ thuật của bài?
Miêu tả,nhận định, lựa chọn ngôi kể, sự việc, ngôn ngữ khách quan.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 4.Luyện tập.
Gv hướng dẫn học sinh luyện tập.
So sánh thể loại tuỳ bút có gì khác so với văn bản “ Người con gái Nam Xương”.
A. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: Phạm Đình Hổ (1768 -1839), quê Hà Tây, là một nho sĩ sống trong thời kỳ chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
2. Tác phẩm : Một tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sinh động, hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó. “Vũ trung tuỳ bút” là tuỳ bút viết trong những ngày mưa.
B. Phân tích tác phẩm.
1. Đọc-Chú thích.
2. Bố cục: 2 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến bất tường. Nêu lên cuộc sống xa hoa hưởng lạc của chúa Trịnh.
- Đoạn 2 : Còn lại: Cách chúa và bọn quan lại hậu cần vơ vét của cải của dân chúng.
3. Phân tích.
a. Thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan lại.
- Thích chơi đèn đuốc, bày đặt nghi lễ, xây dựng đình đài ->hao tốn tiền của.
- Bày đặt nhiều trò chơi giải trí lố lăng, tốn kém.
- Cướp đoạt của quý trong thiên hạ.
àLiệt kê, miêu tả tỉ mỉ, chân thật, khách quan cuộc sống xa hoa hưởng lạc, bóc lột công sức lao động, của cải của nhân dân một cách trắng trợn.
b. Bọn quan lại hậu cần trong phủ chúa nhũng nhiễu vơ vét của dân.
- vừa ăn cướp,vừa la làng.
- thường vu oan, giá họa cho dân lành.
- doạ dẫm, cướp, tống tiền.
- hoành hành, tác oai, tác quái.
4. Tổng Kết.
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
3. Ghi nhớ : (SGK trang 65 )
C. Luyện tập.
IV.Cũng cố dặn dò
Tìm đọc một số tư liệu về vũ trung tuỳ bút.
HS khái quát kiến thức.
- GV hệ thống lại kiến thức . GV hệ thống lại bài giảng . Nhắc HS học phần ghi nhớ. Nắm lại nội dung , luận điểm, luận cứ của bài. Làm phần luyện tập vào vở.
Soạn bài “ Hoàng Lê nhất thống chí”.
E. Rút kinh nghiệm.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
--------------------@--------------------
NS:………………… Tieát 23-24
NG:………………
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
A. Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với thể loại truyện chương hồi. Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- KT: Những hiểu biết chun g về nhóm tác phẩm ngô gia văn phái, về phong trào Tây sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khổi bờ cõi.
- KN: + KNBH: Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ. Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tôc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của đại của dân tộc. Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.Hiểu sơ bộ về thể loại và giá trị nghệ thuật của lối văn trần thuật kết hợp miêu tả sinh động
+ KNS: Giao tiếp, lắng nghe tích cực, ra quyết định, tự nhận thức, suy nghĩ sáng tạo...
- TĐ: Giáo dục ý thức cách mạng của học sinh.
B. Chuẩn bị:
GV: SGK, các tài liệu liên quan, các tình huống.
HS: sgk đọc và soạn kĩ bài, sưu tầm các tài liệu liên quan.
C. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, phân tích ngôn ngữ, gợi tìm.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ Thói hưởng lạc xa hoa chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? Thủ đoạn của bọn quan lại hậu cần đối với dân chúng?
ĐA: Bày trò vui chơi, giải trí, thu sản vật quý của dân.
Thủ đoạn, hành động…
3. Bài mới: “ Hoàng Lê nhất thống chí”
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, đọc tìm hiểu chú thích.
? Nêu một số nét về tác giả, phần tác giả có gì đặc biệt?
Hs nêu theo sự chuẩn bị.
(Thể chí có đặc điểm gì? Tại sao tác phẩm được gọi là Hoàng Lê nhất thống chí ?
- Chí là một thể văn vừa có tính văn học, vừa có tính lịch sử
- Hoàng Lê nhất thống chí. Đây là cuốn sách ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê, viết theo thể chí.
-Hồi thứ 14 tác phẩm này phản ảnh giai đoạn lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ 18.
Hoạt động 2. phân tích tác phẩm.
-Hướng dẫn HS đọc( rõ ràng,phân biệt lời thoại ,tự sự )
Kiểm tra việc đọc và học chú thích của hs.
? Nêu nội dung chính của đoạn trích ?
Chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung,sự thất bại thảm hại của giặc và số phậncủa lũ vua quan phản nước.
? Đoạn trích chia làm mấy phần? nêu nội dung từng phần?
-Đoạn 1 từ đầu đến năm mậu thân 1788àđược tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân chinh cầm quân diệt giặc
- Đoạn 2: Tiếp đó đến kéo vào thànhà Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung.
- Đoạn 3: đoạn còn lạià Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thẳm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống
- gọi HS đọc đoạn 1
? Khi nghe tin giặc đánh chiếm thành Thăng Long Nguyễn Huệ đã có thái độ và hành động gì?
Hs thảo luận (4 phút).
- Tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế
- Đốc xuất đại binh ra bắc
- Gặp gỡ người cống sĩ ở huyện la sơn
- Tuyển mộ binh lính ,duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ binh sĩ, định kế hoạch hành quân đánh giặc và có kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
? Phản ứng đó cho thấy đặc điểm nào trong con người Bắc Bình Vương ?
cương trực, mạnh mẽ quyết đoán
? Việc Nguyễn Huệ nghe lời tướng sĩ, lên ngôi tự mình đốc xuất đại binh ra bắc cho thấy thêm điều gì ở vị vua này?
Biết nghe lẽ phải, có ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược
? những tư tưởng , cảm xúc của vua Quang Trung trong những lời chỉ dụ biểu hiện như thế nào? Câu “ trong khoảng …mà cai trị” đề cao điều gì? à Ý thức cao về chủ quyền của đất nước. Câu “người phương bắc…đuổi chúng đi” hiểu được điều gì ở bọn giặc? àhiểu dã tâm của giặc. Câu “Đời Hán…về phương bắc” nêu cao tinh thần gì của dân tộc ta ? àTự hào tinh thần đánh đuổi giặc ngoại xâm của ông cha ta. Những câu còn lại thể hiện điều gì ở Nguyễn Huệ? Tin tưởng ở chính nghĩa, quyết tâm đánh giặc, kỷ luật nghiêm minh
? lời phủ dụ có tác dụng như thế nào đối với quân sĩ?
kích thích lòng yêu nước, truyền thống quật cường của dân tộc
? Việc dùng Ngô Thì Nhậm và tha tội cho Ngô Văn Sở cho thấy năng lực gì ở vị vua này?
mưu lược dùng người
? Ý tránh binh đao với phương bắc cho thấy thêm khả năng nào ở vị vua này?
Tầm nhìn xa trông rộng, tư tưởng yêu chuộng hoà bình.
? Sự khao quân vào ngày 30 tháng chạp cùng lời hứa đón năm mới ở Thăng Long cho thấy năng lực đặc biệt gì ở vua Quang Trung?
Tiên đoán chính xác.
Các Sự việc trên đã cho ta thấy về một vị vua như thế nào?
? Tóm tắt Thời gian từ khi xuất quân đến khi tiến vào thăng Long?
25/12/1778à5/1/1779 thời gian thần tốc.
Tóm tắt trận đánh Hạ Hồi và Ngọc Hồi ? Qua đó em có nhận xét gì về cách đánh và tài năng quân sự của Quang Trung?
bất ngờ, thần tốc, bí mật, táo bạo quyết liệt, đảm bảo thắng lợi, tài mưu lược cầm quân
Phân tích sự thảm bại của quân thù và bè lũ bán nước.
? Trong khi quân Tây Sơn tiến đánh như vũ bão, thì cuộc sống của các tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống ở Thăng Long diễn ra như thế nào? Vì sao như vậy?
? Khi quân Tây Sơn đánh đến thì bọn chúng thế nào? Em có nhận xét gì về bọn tướng và quân giặc?
Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, quân lính giày xéo lên nhau mà chạy.
- Tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đống yên, người không kịp mặc giáp… chuồn trước qua cầu phao.
- Quân “ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin hàng hoặc bỏ chạy tán loạn giày xéo lên nhau mà chết.
? Quân Thanh đại bại, còn vua tôi bọn bán nước hại dân Lê Chiêu Thống thì sao? Em có nhận xét gì về số phận của lũ bán nước?
- Nghe tin có biến, Lê Chiêu Thống cùng bọn bề tôi thân tín vội vã “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy trối chết, cướp thuyền dân để qua sông, chạy “luôn mấy ngày không ăn”. Vua tôi chỉ còn biết “ cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
? Đoạn sau phần trích đã miêu tả hai cuộc tháo chạy có gì khác biệt ? Vì sao có sự khác biệt đó ?
( nhóm thảo luận )
Giống đều là tả thực, với các chi tiết cụ thể. Khác âm hưởng khác nhau khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân Thanh giọng đều nhanh hối hả, hả hê sung sướng. Còn với bọn bán nước nhịp điệu chậm, âm hưởng ngậm ngùi chua xót.
? Qua đoạn trích ,em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật của của bài ?
Lựa chọn trình tự kể, khắc hoạ nhân vật, giọng điệu trần thuật.
Hs đọc ghi nhớ.
Hoạt dộng 3: Luyện tập Hướng dẫn HS viết. Gọi hs trình bày. Hs nx,gv nhận xét.
A. Giới thiệu chung.
1.Tác giả : Ngô gia văn phái là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô T
File đính kèm:
- 19-29.doc