Giáo án ngữ văn 9 học kỳ I năm học 2010- 2011

I. Mục tiêu cần đạt.

* Với đối tượng HS Tb-y cần biết được:

- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt

- Nội dung của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc

* Với đối tượng HS K-G cần hiểu được

- Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt

- Nội dung của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc

- Cần phải hiểu thêm đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội và vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, đời sống

II. Chuẩn bị.

1.Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án

2.Học sinh: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk

 

doc298 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án ngữ văn 9 học kỳ I năm học 2010- 2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 / 8 / 2011 Ngày giảng: 22 / 8 / 2011 tuần 1 - tiết 1 Phong cách hồ chí minH ( Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của HCM) Lê Anh Trà I. Mục tiêu cần đạt. * Với đối tượng HS Tb-y cần biết được: - Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt - Nội dung của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc * Với đối tượng HS K-G cần hiểu được - Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt - Nội dung của văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc - Cần phải hiểu thêm đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội và vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, đời sống II. Chuẩn bị. 1.Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án 2.Học sinh: Đọc và soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk III.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 1. ổn định: 2. Kiểm tra đầu giờ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi mọi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Bài học hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu. ĐT Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt K-G . GV nêu yêu cầu đọc: Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng, bình tĩnh, khúc triết. GV đọc mẫu đoạn 1. 2 HS đọc tiếp đến hết bài. GV nhận xét cách đọc. ? Cho biết thể loại của văn bản trên. GV: Thể loại- Văn bản nhật dụng. ? Qua quá trình học trong những năm lớp 6, 7, 8, hãy nêu lại định nghĩa về văn bản nhật dụng?( K-G) ? Theo em, chủ đề của tác phẩm này là gì? GV: Chủ đề: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. ? Em hiểu Bất giác nghĩa là gì. GV: Bất giác là một cách tự nhiên ngẫu nhiên không định trước. ? Thế nào là Đạm bạc. GV: Đạm bạc là sơ sài, giản dị, không cầu kì bầy vẽ. ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì.(K-G) GV: Văn bản trích có thể chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1: Từ đầu ... rất hiện đại: Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách Hồ Chí Minh. - Đoạn 2: Tiếp theo ... hạ tắm ao: Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ. - Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa và phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. ? Tại sao HCM có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hoá trên thế giới? GV:Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, HCM đã có dịp đi rất nhiều nước, tiếp xúc nhiều ? Trong cuộc đời hoạt động gian nan và vất vả Bác đã đến những nơi nào. GV: Bác đã đi qua nhiều nơi tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước từng sống dài ngày ở Pháp, Anh, Nga ,Trung Quốc, Thái Lan GV nhấn mạnh: Đúng, để tiếp thu được tinh hoa văn hoá của nhân loại Bác phải trải qua nhiều gian nan vất vả. “Một viên gạch hồng Bác chống lại cả mùa băng giá… “Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya”. ? Từ chỗ đi nhiều nơi đã giúp cho Bác có điều kiện gì. GV: Tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc, nhiều vùng khác nhau trên thế giới, từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam. ? Từ vốn tri thức văn hoá của Bác như thế nào. GV: Vốn tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng. ? Để có được vốn tri thức sâu rộng đó Bác đã làm như thế nào. GV: Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài: Pháp , Anh, Nga Đó là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất để tìm hiểu và giao lưu với văn hoá các dân tộc trên thế giới. Có ý thức học hỏi toàn diện sâu sắc Đến mức uyên thâm vừa tiếp thu tinh hoa vừa phê phán cái tiêu cực của chủ nghĩa Tư Bản. Học trong công việc, trong lao động, ở mọi nơi, mọi lúc. ? Tuy có chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá song sự tiếp thu của Người có gì đặc biệt. GV: Tiếp thu cái hay cái đẹp. Tuy bị ảnh hưởng song Người không tiếp thu một cách ồ ạt, xô bồ mà trái lại Người chỉ tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Đồng thời phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa Tư Bản. ? Hãy theo dõi vào câu: “ Nhưng điều kỳ lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới ,rất hiện đại {...}.” ở câu văn này tác giả đã nhận định việc tiếp thu văn hoá nhân loại của Bác như thế nào? điều “ kì lạ” mà tác giả muốn nói ở đây là gì.( K-G) GV: Tiếp xúc với nhiều nền văn hoá song Người vẫn giữ gìn bản sắc truyền thống của dân tộc và đã trở thành một nhân cách rất Việt Nam nhưng cũng rất mới, rất hiện đại. ? Em hãy nhận xét cách viết, cách sử dụng từ ngữ của tác giả ở câu này(K-G) - Câu văn dài, lời lẽ trong sáng, giản dị phù hợp với phẩm chất của Bác. - Sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ “rất” - Từ ngữ chuyển loại từ danh từ đ chuyển sang tính từ rất Việt Nam, rất phương Đông GV: Hồ Chí Minh- Người đã tiếp xúc, am hiểu chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá trên thế giới nhưng người không hề bị lai căng mà ngược lại Người vẫn giữ được cái gốc văn hoá dân tộc để trở thành một nhân cách rất Việt Nam Nhưng cũng rất hiện đại. I. Đọc tìm hiểu chung 1. Đọc 2. Chú thích *Thể loại: Văn bản nhật dụng. * Bố cục: 3 phần. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Cách tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đi nhiều nơi, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước vốn tri thức sâu rộng. - Cách tiếp thu. + Tiếp thu một cách có chọn lọc cái hay cái đẹp của văn hoá nhân loại. + Tạo nên một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị nhưng cũng rất mới, hiện đại. Tiếp thu trên nền tảng văn hoá dân tộc. - Dùng nghệ thuật kể, nhận định, đối lập làm sáng tỏ vấn đề. 4. Củng cố và dặn dò. Củng cố: ? Đọc diễn cảm đoạn văn mà em cho là thích nhất. Dặn dò: HS học thuộc phần nội dung bài học. Chuẩn bị bài mới Phong cách Hồ Chí Minh Tiếp theo Ngày soạn: 21 /8/ 2011 Ngày giảng: 23/8/2011 tiết 2 Phong cách hồ chí minH ( Lối sống, phong cách Hồ Chí Minh) Lê Anh Trà I. Mục tiêu cần đạt. * Với đối tượng HS Tb-Y cần biết được: -Vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống, làm việc và sinh hoạt của Bác Hồ - ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc * Với đối tượng HS K-G cần hiểu được: -Vẻ đẹp cụ thể trong phong cách sống, làm việc và sinh hoạt của Bác Hồ - ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, lối sống II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án 2. Học sinh: Soạn bài và học bài cũ III.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài * GV cho HS quan sát bức tranh Bác Hồ làm việc ở nhà sàn Việt Bắc và từ đó dẫn vào bài: Sống chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã đang là khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi gương theo tấm gương sáng người của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt HS: Đọc phần 2 của văn bản. ? Lối sống của Bác được tác giả trình bày trên những phương diện nào. GV: ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh có một lối sống vô cùng giản dị. - Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: “ Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao” như cảnh làng quê quen thuộc; “ chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ” ? Chỉ nghe đọc, chưa được đến thăm em có hình dung được nơi Bác ở và làm việc không? Nhờ đâu mà em hình dung được? GV: - Có hình dung được. Nhờ lời kể, tả, thuyết minh bằng ngôn ngữ giản dị, gần gũi. Bằng lời nhận xét có sử dụng nghệ thuật so sánh “Lần đầu tiên... cung điện của mình” - Trang phục hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ; tư trang ít ỏi: “ Chiếc va li con với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm” - Ăn uống đạm bạc: “Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa” - Cuộc sống: ở một mình (không gia đình, không con cái, suốt cuộc đời hi sinh vì dân vì nước) ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ, cách xây dựng hình ảnh, giọng văn của tác giả ở đoạn này( K-G) - Sử dụng từ ngữ: Hàng loạt các lượng từ, tính từ chỉ số lượng nhỏ: vài, vẻn vẹn, ít ỏi, một. - Các hình ảnh gần gũi, quen thuộc . Giọng văn khúc triết, liệt kê hàng loạt những chi tiết hình ảnh phổ biến, cụ thể đan xen bình luận “Tôi dám chắc … ? Tác giả đã trình bày bằng những biện pháp nghệ thuật gì ? Qua đó em nhận thấy phong cách sống của Người như thế nào GV: Nghệ thuật kể, liệt kê. Bác có lối sống rất giản dị, đạm bạc, cuộc sống một mình, suốt đời hi sinh vì dân vì nước. ? Em có thể đọc những câu thơ, kể những mẩu chuyện khác cũng nói về vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác( K-G) GV: Trong bản tuyên ngôn độc lập Hồ Chí Minh viết “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc ” - Nếp sinh hoạt của Bác rất bình thường giản dị của Bác rất bình thường giản dị, giống như những người dân bình thường đúng như Tố Hữu viết về Bác. “Nhớ ông cụ mắt sáng người áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường” ? Sau khi đã kể về lối sống của Bác, tác giả đã bình luận như thế nào về lối sống đó. GV: “Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những thú quê thuần đức” ? Lời bình luận đó của tác giả nhằm khẳng định điều gì.( K-G) GV: Lời bình luận, đây không phải là lối sống tự thần thánh hoá tự làm khác đời hơn đời Đây là lối sống thanh cao, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống. Cái đẹp là cái giản dị tự nhiên. ? Trong lời bình luận của mình tác giả đã sử dụng lối nói như thế nào? Mục đích gì(K-G) GV: Dùng lối nói khẳng định và liên tưởng. Dùng lối phản bác “Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao một cách dinh dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống , có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác”. Làm rõ ý nghĩa cao cả của lối sống đó. ? Vậy ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì. GV: - Giống các vị danh nho: không phải tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời mà là cách dinh dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống. - Khác các vị danh nho: Đây là lối sống của một người cộng sản lão thành, một vị Chủ tịch nước, linh hồn của dân tộc. ? Từ việc tìm hiểu phong cách và lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh em rút ra được bài học gì trong sự hội nhập với thế giới hiện nay ( HS thảo luận 4 phút ). GV: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. GV: Có thể liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh giúp cho các em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, thế nào là mốt, là hiện đại trong ăn mặc, nói năng.. ? Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào. GV: - Kết hợp giữa kể chuyện giữa phân tích và bình luận. - So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất. - Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt. - Nghệ thuật đối lập ? Qua văn bản giúp em hiểu như thế nào về phong cách Hồ Chí Minh GV: Khái quát nội dung bài học. HS đọc ghi nhớ. ? Tìm đọc và kể lại những câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. HS: Kể GV: Nhận xét bổ sung. GV: Kể chuyện “lịch sử ba bộ quần áo của Bác’’ II. Đọc hiểu văn bản 2. Phong cách về lối sống. - Nhà ở: Đơn sơ. - Trang phục: ít ỏi. - Ăn uống: Đạm bạc không cầu kì. - Nghệ thuật kể, liệt kê. Phong cách sống của Người rất giản dị Là lối sống thanh cao một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, chứ không phải là cách tự thần thánh hoá. - Vận dụng các hình thức so sánh, liên tưởng, các biện pháp NT đối lập III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật. 2. Nội dung. * Ghi nhớ (SGK-Tr 8) IV. Luyện tập. 4.Củng cố và dặn dò. Củng cố: Qua VB tác giả Lê Anh Trà đã đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập là gì? Dặn dò: HS học thuộc phần ghi nhớ và nội dung bài học. Chuẩn bị bài mới “Các phương châm hội thoại”. Ngày giảng: 25/8/2011 Tiết 3 Các phương châm hội thoại I. Mục tiêu cần đạt. * Với đối tượng HS Tb-Y cần biết được: - Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất - Nhận biết được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể * Với đối tượng HS K-G cần hiểu được: - Nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể - Vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất trong giao tiếp cụ thể II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị trước bài mới III.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. ở lớp 8 các em đã được học về hành động nói, lượt lời trong hội thoại, vai giao tiếp. Tiết học này cô và các em sẽ tìm hiểu “Các phương châm hội thoại”. Đây là một trong những vấn đề thuộc về lĩnh vực trong giao tiếp, trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ. Những quy định đã được thể hiện qua các phương châm hội thoại như thế nào, hôm nay cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt HS đọc đoạn đối thoại. ? Trong đoạn đối thoại trên ai là người hỏi và ai là người trả lời. GV: An là người hỏi, Ba là người trả lời. ? Việc gì chi phối đoạn đối thoại ? Em hãy giải thích nghĩa của từ “bơi” GV: Bơi : Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. ? Vậy mục đích câu hỏi của An là gì. GV: Muốn biết địa điểm cụ thể Ba bơi. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà An muốn biết không. GV: Không, mà câu trả lời không mang nội dung cụ thể không đáp ứng được câu hỏi mà An đưa ra ? Em có nhận xét gì về câu trả lời của Ba. GV: Câu trả lời không đủ nội dung vì trong giao tiếp câu nói ra bao giờ cũng cần truyền tải một nội dung nào đó và phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp. ? Nếu là em, em sẽ trả lời câu hỏi của An ra sao? Học sinh tự trả lời. ? Từ đó em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp. GV: Khi nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi HS đọc ví dụ 2. ? Vì sao truyện lại gây cười.(K-G) GV: Vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. ? Lẽ ra cả 2 nhân vật trong truyện phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời. GV: - Anh lợn cưới: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không ? - Anh áo mới : Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. ? Như vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp. GV: Trong giao tiếp không nói nhiều hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. ? Muốn hỏi đáp cho chuẩn mực chúng ta phải chú ý điều gì. GV: Cần chú ý không hỏi thừa và trả lời thừa. ? Qua 2 ví dụ vừa tìm hiểu, em hiểu như thế nào là phương châm về lượng. GV: Khi giao tiếp cần nói cho có đủ nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa. ? Em hãy lấy 1 ví dụ về một cuộc giao tiếp đảm bảo phương châm về lượng.( K-G) GV: Khái quát phần I chuyển sang nội dung mới. Các em vừa tìm hiểu để nắm được thế nào là phương châm về lượng. Vậy phương châm về chất như thế nào chúng ta tiếp tục tìm hiểu phần II. ? HS: Đọc ví dụ. ? Truyện cười này phê phán điều gì ? Vì sao ? GV: Phê phán thói xấu khoác lác. Vì anh chàng kể về quả bí “To như cái đình” là không đúng sự thật, anh ta nói những điều mà chính mình cũng không tin là có thật. ? Từ sự phê phán trên em rút ra được bài học gì trong giao tiếp. GV: Không nói những điều mà mình tin là không đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực. Đây là điều cần tránh. ? Vậy em hiểu thế nào là phương châm về chất? Cho ví dụ minh hoạ. * GV cho HS tình huống để HS thảo luận Tình huống: Trong lớp em, bạn Lan nghỉ học không có lí do. Cả lớp đều chưa biết vì sao bạn nghỉ học. Nếu em là lớp trưởng, em sẽ trả lời cô giáo chủ nhiệm như thế nào khi cô hỏi về Lan? - HS thảo luận đưa ra các ý kiến khác nhau. ý kiến 1: Thưa cô, em không biết lí do bạn nghỉ học ý kiến 2: Thưa cô, có lẽ bạn bị ốm ạ. ý kiến 3: Hình như, nhà bạn có việc đột xuất ạ. GV: Như vậy, trong giao tiếp cần chú ý không nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật, hoặc không có bằng chứng xác thực. Trong câu trả lời của các em người nghe chấp nhận được vì có thêm các tổ hợp từ “Có lẽ, hình như” đ tỏ ý chưa chắc chắn, mức độ tin cậy thấp. (Thông báo với người nghe thông tin mình đa ra chưa được kiểm chứng) * Chú ý: GV lưu ý HS phân biệt nói khoác với nói quá - Nói khoác: Nói ra những điều không đúng sự thật: Không đảm bảo phương châm về chất. - Nói quá: Là biện pháp tu từ, cường độ, quy mô tính chất mức độ của sự vật, sự việc để nhấn mạnh ý diễn đạt. GV cho HS phân tích ví dụ: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày. đ Thánh thót như mưa ruộng cày (Nói quá) đ Nhấn mạnh sự vất vả cực nhọc của người nông dân. GV: Qua việc tìm hiểu bài các em đã nắm được thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất. Để khắc sâu nội dung kiến thức bài học cô và các em chuyển sang phần luyện tập. ? Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau. HS: thảo luận 2 phút, chia lớp làm 3 nhóm. Nhóm trưởng trình bày: GV: Nhận xét bổ sung và chữa HS đọc bài tập 2. ? Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. GV: Các từ ngữ trên đều chỉ những cách nói tuân thủ hoặc vi phạm phương châm hội thoại về chất. ? Đọc truyện cười sau và cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ. HS: suy nghĩ trả lời. GV: Khái quát – tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. Các thành ngữ này chỉ những điều tối kị trong giao tiếp, học sinh cần tránh. ? Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt trên. ? Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào. HS: Giải thích nghĩa các câu thành ngữ. GV: Nhận xét, bổ sung, chữa. - Các thành ngữ này chỉ những điều tối kị trong giao tiếp, HS cần tránh. I. Phương châm về lượng. 1. Ví dụ: * Ví dụ 1: Đọc đoạn đối thoại (SGK Tr 8) + Mục đích hỏi: Để biết địa điểm bơi cụ thể. + Câu trả lời: Không đáp ứng nội dung hỏi. Phải nói đủ nội dung, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. * Ví dụ 2: Đọc văn bản Lợn cưới, áo mới - Nhận xét: Không nói nhiều hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi 2. Ghi nhớ:( SGK ) II. Phương châm về chất. 1.Ví dụ: Đọc văn bản Quả bí khổng lồ. - Không nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. 2. Ghi nhớ:( SGK – Tr10) III. Luyện tập. 1. Bài tập 1: a. Thừa cụm từ “Nuôi ở nhà” bởi vì từ “Gia súc” đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi ở nhà. b. Tất cả các loài chim đều có 2 cánh vì thế “Có 2 cánh” là cụm từ thừa. 2. Bài tập 2. a, nói sách, mách có chứng. b, nói dối. c, nói mò. d, nói nhăng nói cuội. e, nói trạng. 3. Bài tập 3: Với câu hỏi “Rồi có nuôi được không?” người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng, hỏi một điều thừa. 4. Bài tập 4:( K-G) a, Trong nhiều trường hợp, vì một lý do nào đó, người nói muốn đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin, nhưng chưa có bằng chứng chắc chắn. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng. b, Khi nói một điều mà người nói nghĩ là người nghe biết rồi thì người nói đã không tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp, đôi khi để nhấn mạnh hay để chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đều biết. Khi đó để đảm bảo phương châm về lượng, người nói phải dùng những cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết là việc nhắc lại nội dung đã cũ là do chủ ý của người nói. 5. Bài tập 5: (K-G) -ăn đơm nói đặt: Vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. - ăn ốc nói mò : Nói không có căn cứ. - ăn không nói có: Vu khống bịa đặt. - Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi, nhưng không có lý lẽ gì cả. - Khua môi múa mép: Nói ba hoa,khoác lác, phô trương. - Nói dơi nói chuột: Nói lăng nhăng, linh tinh không xác thực. - Hứa hươu hứa vượn: Hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa. - Các câu thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất. 4. Củng cố và dặn dò. Củng cố:Em hiểu thế nào là phương châm về lượng và phương châm về chất. ? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ. Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 6 trong SBT/ trang 5 ở nhà. - Chuẩn bị bài mới Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. **************************** Ngày soạn: 24/8/2011 Ngày giảng: 26/8/2011 tiết 4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. I. Mục tiêu cần đạt * Với đối tượng HS Tb-Y cần biết được: - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng - Vai trò của các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh - Bước đầu nhận ra được các biện pháp NT được sử dụng trong các văn bản thuyết minh, và vận dụng thấp các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh * Với đối tượng HS K- G cần hiểu được: - Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng - Vai trò của các biện pháp NT trong văn bản thuyết minh - Nhận ra được các biện pháp NT được sử dụng trong các văn bản thuyết minh, và biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn thuyết minh II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên: Nghiên cứu, soạn giáo án 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi trong sgk III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. ? Cho biết văn bản thuyết minh là loại văn bản như thế nào. ? Tính chất của văn bản thuyết minh là gì. GV: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp kiến thức về đặc điểm, tính chất , nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích để cho văn bản thuyết minh được hấp dẫn ta cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Vậy sử dụng như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt * Hoạt động 2. ? Văn bản thuyết minh là gì. GV: Là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. ? Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì. GV: Là cung cấp tri thức (hiểu biết) khách quan về sự vật, hiện tượng, vấn đề được chọn làm đối tượng để thuyết minh. ? Hãy kể ra các phương pháp thuyết minh thường dùng đã học.( K-G) GV: Định nghĩa, ví dụ, liệt kê, dùng số liệu, phân loại, so sánh - GV: Trong lớp ta, những bạn nào được đi thăm vịnh Hạ Long rồi? ? Nếu em đã được thăm vịnh Hạ Long, em thấy cảnh sắc thiên nhiên ở đây như thế nào? - Tuyệt đẹp, xứng đáng là kì quan thế giới. ? Lớp mình cũng có một số bạn chưa được tham quan vịnh Hạ Long. Nếu chưa được nhìn thấy vịnh Hạ Long, thì các em hãy quan sát bức tranh vịnh Hạ Long này? (GV treo tranh để HS quan sát). GV gợi dẫn thông thường khi giới thiệu thuyết minh về vịnh Hạ Long người ta thường giới thiệu vịnh rộng bao nhiêu, có bao nhiêu hòn đảo, có hòn đá hình thù gì, hang đá đẹp ra sao. Nhưng Nguyên Ngọc giới thiệu, th

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 9 hoc ki I Nam hoc 10-11.doc