I.MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức :
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua một đoạn trích trong TP" Tắt đèn"
của Ngô Tất Tố.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện
và xây dựng nhân vật.
2. Về kĩ năng:
* Kỹ năng chuẩn:
- Tóm tắt được văn bản. Đồng thời biết vận dụng kiến thức về việc kết hợp các
PTBĐ trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng
hiện thực.
* GDKnăng sống
- Suy nghĩ về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
( thực hiện ở phần II mục 1 )
- Suy nghĩ về tâm trạng của N/v tro ng VB
( thực hiện ở phần II mục 2 )
- Xác định lối sống có nhân cách: tôn trọng người thân và bản thân
( thực hiện ở phần củng cố bài )
3. Về thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng thương yêu,đồng cảm ,biết chia sẽ những khó khăn hoạn nạn.Căm thù nhưng cái xấu xa độc ác.
14 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn 8 tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3- Bài 3
Kết quả cần đạt:
* Giúp học sinh thấy được sự tàn ác,bất nhân của xã hội thực dân phong kiến,nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và những phẩm chất cao đẹp của họ được thể hiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.Thấy được tài năng nghệ thuật của Ngô Tất Tố qua đoạn trích này.
* Nắm và biết cách triển khai ý trong một đoạn văn.Vận dụng kiến thức và kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài văn số 1.
Ngày soạn: 31/ 8/2013
Ngày giảng: Lớp 8a : 9/2013
Lớp:8b: 3/ 9/2013
Lớp: 8c: 4/9 /2013
Tiết 9 : Văn bản TỨC NƯỚC VỠ BỜ.
(Trích Tắt đèn ) - Ngô Tất Tố.
I.MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức :
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua một đoạn trích trong TP" Tắt đèn"
của Ngô Tất Tố.
- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện
và xây dựng nhân vật.
2. Về kĩ năng:
* Kỹ năng chuẩn:
- Tóm tắt được văn bản. Đồng thời biết vận dụng kiến thức về việc kết hợp các
PTBĐ trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng
hiện thực.
* GDKnăng sống
- Suy nghĩ về số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám
( thực hiện ở phần II mục 1 )
- Suy nghĩ về tâm trạng của N/v tro ng VB
( thực hiện ở phần II mục 2 )
- Xác định lối sống có nhân cách: tôn trọng người thân và bản thân
( thực hiện ở phần củng cố bài )
3. Về thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng thương yêu,đồng cảm ,biết chia sẽ những khó khăn hoạn nạn.Căm thù nhưng cái xấu xa độc ác.
II.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Soạn giáo án,hệ thống câu hỏi,bảng phụ, tham khảo TP
“Tắt đèn” để hiểu thêm về đoạn trích.
2. Chuẩn bị của học sinh :
Học bài cũ, soạn bài theo yêu cầu tiết 8, phân tích nhân vật chị Dậu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
a.Câu hỏi:
Nêu nội dung chính và nhệ thuật chính của đoạn trích “Trong lòng mẹ” (Những ngày thơ ấu) của Nguyên Hồng?
b.Đáp án:
Nội dung ( 5 điểm )
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” trích “Những ngày thơ ấu”của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng, tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ của mình.
Nghệ thuật : ( ( 5 điểm - Mỗi ý 2,5 điểm )
Tạo dựng được mạch truyện,mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả biểu cảm tạo nên những dung động trong lũng độc giả.
-Khắc hoạ hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói hành động,tâm trạng sinh động chân thật.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1ph):
Ngô Tất Tố là nhà văn của nông dân, sáng tác của ông chủ yếu viết về nông thôn và đặc biệt thành công ở đề tài này. “Tắt đèn” là môt trong những sáng tác tiêu biểu thành công nhất của ông, được Vũ Trọng Phụng gọi là một cuốn tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy. Vậy để hiểu được tình cảnh của người nông dân trong xã hội xưa như thế nào chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.
(Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)
2.Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của Gv và HS Ghi bảng
Hỏi
HS
GV
GV
Hỏi
HS
GV
Hỏi
Hỏi
HS
Hỏi
HS
GV
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Gv
Hỏi
HS
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
HS
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
HS
GV
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
HS
GV
Hỏi
HS
GV
Hỏi
HS
GV
(yếu)Dựa vào phần chú thích nêu những hiểu biết của em về tác giả Ngô Tất Tố?
Ngô Tất Tố(1893-1954) là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu hiện thực trước cách mạng.Ông nổi tiếng với nhiều lĩnh vực:khảo cứu triết học cổ đại Trung Hoa và văn học cổ Việt Nam,viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch thuật văn học…
Chốt - ghi bảng
- Về hoạt động báo chí, ông được coi là : “một tay ngôn luận xuất sắc trong đám nhà nho”(lời Vũ Trọng Phụng ).
- Về văn học, ông là cây bút phóng sự và là nhà tiểu thuyết nổi tiếng- nhà văn của nông dân.
Ông có những sáng tác tiêu biểu nào?
- Phóng sự Tập án cái đình(1939),Việc làng(1940), là các tập hồ sơ lên án những hủ tục quái gở, man rợ đang đè nặng lên cuộc sống của người nông dân.
- Tiểu thuyết “Tắt đèn”(1939) được Vũ Trọng Phụng gọi là “một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội, hoàn toàn phụng sự dân quê,một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy”.
- Ngoài tiểu thuyết này ông còn có tiểu thuyết “Lều chõng”(1939)
Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích“Tức nước vỡ bờ”:
Cần đọc diễn cảm chú ý ngôn ngữ của từng nhân vật: cai Lệ, chị Dậu (cai Lệ hách dịch,tàn bạo; chị Dậu vừa nhẫn nhịn vừa quyết liệt )
Gọi 1,2 học sinh đọc – gv nhận xét.
Qua nghe bạn đọc em hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản?
Nhân vật chính trong đoạn trích là ai?
Nhân vật chính là: Chị Dậu
Câu chuyện diễn ra xoay quanh sự việc nào,tương ứng với mỗi phần của văn bản?
Tình cảnh của gia đình chị Dậu trong ngày sưu thuế, đốc thuế của bọn cai lệ.
+ Chị Dậu chăm sóc chồng giữa vụ sưu thuế.
+ Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ.
Yêu cầu học sinh chú ý phần chú thích để hiểu thêm một số từ khó: sưu, cai lệ, xái, hầu cận.
Chuyển ý : Để hiểu được tình cảnh của chị Dậu như thế nào? ta chuyển sang pt->
Yêu cầu học sinh theo dõi phần đầu văn bản và cho biết đoạn văn chủ yếu kể về sự việc gì?
Kể về việc chị Dậu đang chăm sóc chồng .
Chị Dậu chăm sóc anh Dậu trong hoàn cảnh nào?
- Giữa vụ sưu thuế căng thẳng .Nhà nghèo chị phải bán con và đàn chó mới đẻ, gánh khoai cuối cùng mới đủ tiền sưu cho anh Dậu để cứu chồng về.Nhưng vẫn có nguy cơ anh Dậu bị bắt trở lại vì chưa có tiền nộp sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái. Lúc này bà cụ hàng xóm vì thương tình cảnh gia đình chị mà mang cho chị một bát gạo để chị nấu cháo cho anh Dậu.
è Khổ cực khốn đốn.
Bình: Đây chính là tình cảnh chung của người nông dân Việt Nam lúc bấy giờ.
Em hãy tìm những chi tiết : chị Dậu chăm sóc chồng khi anh bị bọn cai lệ và người nhà Lí trưởng hành hạ ?
- Cháo chín, chị Dậu bắc mang ra giữa nhà,ngả mâm bát múc ra la liệt.Rồi chị lấy quạt quạt cho chóng nguội.Chị rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm: “Thầy em hãy cố ngồi đậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột.” Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị có ăn ngon miệng hay không.”
Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng, tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Phép tương phản : giữa hình ảnh tần tảo dịu hiền,tình cảm gia đình làng xóm, ân cần ấm áp với không khí căng thẳng đầy đe doạ của tiếng trống, tiếng tù và thúc thuế ở đầu làng.
Hình dung của em về con người chị Dậu từ những lời nói và cử chỉ đó?
Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con, dịu dàng tình cảm.
Chốt ý
Thảo luận nhóm (3phút)
Việc chị chỉ có bát gạo hàng xóm để chăm sóc anh Dậu ốm yếu bị hành hạ giữa vụ sưu thuế gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ, và phẩm chất của họ?
- Cực kì nghèo khổ trong cuộc sống không có lối thoát.Song có sức chịu đựng dẻo dai,không gục ngã trước hoàn cảnh khốn khó.Giàu tình nghĩa(tình nghĩa xóm làng,tình nghĩa với người thân).
GDKNS
(tình nghĩa xóm làng,tình nghĩa với người thân).
Chuyển ý: phẩm chất của chị Dậu còn được thể hiện rõ hơn trong đoạn trích sau (HS theo dõi tiếp).
Trong phần 2 của văn bản xuất hiện các nhân vật đối lập với chị Dậu đó là những nhân vật nào?
Cai lệ và bọn người nhà lí trưởng.
Từ chú thích sgk giúp em hiểu gì về cai lệ?
Cai lệ là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ.
Trong phần truyện này, cai lệ cùng với người nhà lí trưởng kéo đến nhà chị Dậu để tróc thuế sưu.
Dựa vào chú thích (3) em hiểu thuế sưu là thứ thuế gì ?
Thứ thuế nộp bằng tiền mà người đàn ông là dân thường từ 18 đến 60 tuổi (dân đinh) hằng năm phải nộp cho nhà nước phong kiến thực dân; sưu còn có nghĩa là công việc lao động nặng nhọc mà dân đinh phải làm cho nhà nước phong kiến.
(Tích hợp) Ngày nay có còn nạn thuế này khụng? Kể 1 số loại thuế ngày nay và ớch lợi của việc đúng thuế?
HS: kể GV nhận xét.
( khá) Chi tiết gia đình chị Dậu buộc phải nộp suất thuế sưu cho người em chồng đã mất từ năm ngoái nói lên thực trạng xã hội thời đó như thế nào ?
- Bộ mặt xã hội tàn nhẫn, bất công, không có luật lệ; và nỗi thống khổ của người nông dân.
Theo em, bộ mặt tàn nhẫn của xã hội đương thời đó được khắc hoạ qua nhân vật nào?
- Nhân vật cai lệ
Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã khắc hoạ hình ảnh cai lệ bằng những chi tiết điển hình nào ?
“ Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: “thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu ! Mau”
- Trợn ngược hai mắt, hắn quát: “Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mơt mồm xin khất”
- Vẫn giọng hầm hè: “Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!... Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia”.
- Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu: “ Tha này ! Tha này ! ”. Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn lại để trói anh Dậu.
Hãy nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của tác giả
Kết hợp các chi tiết điển hình về bộ dạng, lời nói, hành động để khắc hoạ nhân vật.
Từ đó, em hãy khái quát tính cách của tên cai lệ?
Trả lời: =>
Q ua Hình ảnh tên cai lệ gơi cho em thấy bản chất xã hội cũ như thế nào ?
Trả lời
Bình:
Đó là một xã hội đầy rẫy bất công, tàn ác. Một xã hội có thể gieo mầm hoạ xuống người dân lương thiện bất kì lúc nào. Một xã hội tồn tại trên cơ sở của lí lẽ và hành động bạo ngược.
Chuyển ý: Truyện Tắt Đèn còn tạo dựng được hình ảnh chân thực về người phụ nữ nông dân bị áp bức cùng quẫn trong xã hội phong kiến nhưng vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của người lao động, đó là chị Dậu.
Theo dõi nhân vật chị Dậu trong phần thứ 2 của văn bản, hãy cho biết nhân vật chị Dậu được khắc hoạ bằng những chi tiết nổi bật nào ?
- Chị Dậu run run: “ Nhà cháu túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế “hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”
- Chị Dậu thiết tha: “Khốn nạn ! Nhà chua đã không có, dẫu có mắng chửi cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !”
- Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: “ Cháu van ông, nhà chua vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! ”
- Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”
- Chị Dậu nghiến hai hàm răng:“Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”
- Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận: “ Thà ngồi tù. Để cho chúng nó àm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được ”
Hãy nhận xét nghệ thuật khắc hoạ nhân vật chị Dậu trên các phương diện: lựa chọn chi tiết, kết hợp phương thưc biểu đạt, thể hiện quá trình diễn biến tâm lí ?
- Kết hợp chi tiết điển hình về cử chỉ với lời nói, hành động.
- Kết hợp phương thức tự sự và biểu cảm, miêu tả.
- Miêu tả tâm lí tinh tế, từ lúc chị Dậu còn nhũn nhặn, tha thiết van xin đến cứng cỏi thách thức, quyết liết, thể hiện một sự vùng lên dữ dội của một cá tính mạnh mẽ.
- Dùng phép tương phản giữa tính cách của chị Dậu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.
Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào ?
Tạo dựng được nhân vật vật chị Dậu chân thực, sinh động, có sức truyền cảm.
Từ đó em hãy nhận xét về tính cách của chị Dậu ?
Trả lời
chốt ý:
GDKNS
- Suy nghĩ về tâm trạng của N/v tro ng VB
Nhân vật chị Dậu trong cuộc đương đầu với thế lực áp bức gợi cho em những cảm xúc gì ?
T ự bộc lộ ( dám vượt lên cường quyền để bảo vệ người thân cho rằng biết được kết cục bi thảm của sự việc đó )
è tinh thần phản kháng trước áp bức
Chuyển ý->
Qua tìm hiểu bài em hãy nêu những nét chính về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản?
Trả lời
Chốt ý
I.Đọc và tìm hiểu chung (8phút)
1.Tácgiả:
NgôTấtTố(1893-1954)
là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của trào lưu hiện thực trước cách mạng.
Ông nổi tiếng với nhiều lĩnh vực:khảo cứu triết học cổ đại Trung Hoa và văn học cổ Việt Nam,viết báo, phóng sự, tiểu thuyết, dịch thuật văn học…
2. Tác phẩm
-TP "Tắt đèn" gồm 27 chương , viết năm 1939
-Đoạn trích nằm ở chương XVIII
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
II. Tìm hiểu văn bản
1.Tình thế của chị Dậu trước khi bọn tay sai đến. (8p)
Phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu:bình tĩnh, đảm đang, tình nghĩa
Tình cảnh khốn quẫn của người nông dân nghèo dưới ách bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn.
2. Chị Dậu đương đầu với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng. (16ph)
a. Nhân vật cai lệ.
Hống hách, thô bạo, không còn nhân tính.
b. Nhân vật chị Dậu.
Dịu dàng mà cứng cỏi trong ứng xử. Giàu tình yêu thương.Tiềm tàng tinh thần phản kháng áp bức.
III.Tổng kết. (3ph)
1.Nghệ thuật:
Tạo tình huống truyện có tính kịnh “tức nước vỡ bờ”
Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...).
2.ý nghĩa của văn bản: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn NTT đã phản ánh hiện thực về sự phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phác.
3 . Củng cố bài (3 ph)
GDKNS
Xác định lối sống có nhân cách: tôn trọng người thân và bản thân
H . Cảm nhận của em về nỗi đau của chị Dậu ?
là nỗi đau quá lớn ( chồng bị hành hạ , bản thân bị trà đạp đánh đập
gia đình bị li tán, chị không quản thân phận đàn bà yếu đuối đã dám đứng lên để bảo vệ GĐ.
H. Em có suy nghĩ gì về số phận người nông dân trước CM/ 8 ?
( hãy viết một đoạn văn về ND đó - thực hiện ở nhà )
4. Híng dÉn häc sinh bài ë nhµ: (1ph)
- Häc néi dung phÇn ghi nhí .
- Tãm t¾t đoạn trích (khoảng 10 dòng theo ngôi kể của nhân vật chị Dâu)
- Tập đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất
là sự thay đổi trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật chi Dậu)
- Đọc chuẩn bị bài : Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
***************************************
Ngày soạn: 31/ 8/2013
Ngày giảng: Lớp 8a : 9/2013
Lớp:8b: 3/ 9/2013
Lớp: 8c: 4/9 /2013
Tiết 10 : TẬP LÀM VĂN
XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I.MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được khái niêm đoan văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
2. Về kĩ năng:
Kĩ năng chuẩn
- Nhận diện được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành.
Giáo dục kĩ năng sống ( thực hiện ở phần củng cố bài )
- Lựa chọn tình huống giao tiếp để lựa chon cách tạo lập đoạn văn
- Cách tạo lập một doạn văn theo chủ đề
3. Về thái độ:
- Giáo dục cho các em thấy rõ vai trò và tầm quan trọng trong việc XD ĐV
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên : Soạn giảng và nghiên cứu tài liệu, bảng phụ ghi vd
2. Chuẩn bị của học sinh: Học bài và xem trước bài mới.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (4phút)
a. Câu hỏi: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
b.Đáp án - biểu điểm :
- Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (3 đ)
- Phần mở bài có nhiệm vụ nêu ra chủ đề của văn bản.(2đ)
- Phần thân bài thường có một số đoạn nhỏ trình bày các khía cạnh của chủ đề.(3đ)
- Phần kết bài tổng kết chủ đề.(2đ)
*.Đặt vấn đề vào bài mới (1 ph) Để làm tốt một bài văn ngoài việc chú ý đến tính hệ thống,bố cục thì việc xây dựng đoạn văn trong văn bản cũng là một trong những yêu cầu hết sức quan trong. Vậy để xây dựng một đoạn văn các em sẽ phải làm như thế nào ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
(GV:ghi đầu bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới:
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
GV
GV
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
Hỏi
GV
Hỏi
HS
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
Hỏi
GV
GV
GV
Hỏi
HS
Hỏi
HS
GV
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong sgk- 34 và nêu câu hỏi.
Văn bản trên gồm mấy ý, mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
Văn bản gồm 2 ý tương đương với hai đoạn văn
(ý 1:nói về tác giả; ý 2: nói về tác phẩm)
( Tb) Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
Chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng đấu chấm xuống dòng.
Thường biểu đạt một ý hoàn chỉnh,do nhiều câu tạo thành.
Qua tìm hiểu em hiểu em hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết thế nào là đoạn văn ?
Chốt ý->
Chuyển ý: Trong đoạn văn bao giờ cũng có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề, ta cùng tìm hiểu ->
Gọi học sinh đọc đoạn văn 1 của văn bản và
Tìm các từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn(tức từ ngữ chủ đề)?
-Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong văn bản là từ :Ngô Tất Tố, ông, nhà văn, nhà báo, vì : các câu trong đoạn đều thuyết minh cho đối tượng này.
Đọc đoạn thứ 2 và tìm câu then chốt (câu chủ đề)? Tai sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
- ý khái quát của đoạn văn là:câu 1.
(khá) Từ việc tìm hiểu hãy cho biết từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
Nội dung đoạn văn có thể được trình bày theo những cách nào?so sánh 2 cách trình bày nội dung trong 2 đoạn của văn bản trên?
Cụ thể :đoạn văn thứ nhất
có câu chủ đề không,yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo thứ tự nào?
Câu chủ đề của đoạn thứ 2 đặt ở vị trí nào? ý đoạn văn được triển khai theo thứ tự nào?
- Đoạn 1:
Không có câu chủ đề mà có từ ngữ chủ đề duy trì đối tượng trong đoạn văn.Các câu trong đoạn văn đều tập trung làm sáng tỏ cho từ ngữ chủ đề và được triển khai theo song hành.
- Đoạn 2:
Câu chủ đề được đăt ở vị trí đầu đoạn văn.ý của đoạn văn được triển khai theo cách diễn dịch.
Cho học sinh đọc ví dụ b(sgk)
Đoạn văn có câu chủ đề không?nếu có thì ở vị trí nào?
Đoạn văn có câu chủ đề,nằm ở cuối đoạn văn.
Nội dung của đoạn văn được trình bày theo thứ tự nào?
Trình bày theo cách quy nạp.
Qua tìm hiểu em hãy cho biết có mấy cách trình bày nội dung trong một đoạn văn?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ trong sgk/36.
Chuyển ý: Vậy để củng cố thêm cho phần bài học chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập.
Gọi học sinh đọc và làm bài tập 1.(cá nhân)
Văn bản có thể chia thành mấy ý ?Mỗi ý được diễn đạt thành mấy đoạn văn?
Đọc yêu cầu của bài tập 2 Thảo luận nhóm (3ph)
Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn a, b, c?( mỗi nhóm thảo luận 1ý)
Trả lời
Nhận xét ,kết luận->
Ghi bảng
I.Thế nào là đoạn văn. (10ph)
Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
II.Từ ngữ và câu trong đoạn văn. (20ph)
1.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn.
- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề.
- Từ ngữ chủ đề là từ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần thường là chỉ từ,đại từ,từ đồng nghĩa nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát,lời lẽ ngắn gọn thường đủ hai thành phần chính đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn.
Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn văn bằng các phép diễn dịch,quy nạp,song hành.
* Ghi nhớ(sgk- 36)
II. Luyện tập: (7ph)
1.Bài tập 1 /36
Văn bản có 2 ý, mỗi ý được diễn đạt thành một đoạn văn.
2.Bài tập 2/ 36.
Nội dung của các đoạn văn trình bày theo cách:
a.Diễn dịch.
b.Song hành.
c.Song hành.
3. Củng cốbài (3 phút)
GV khái quát lại bài.
Nhấn mạnh: đoạn văn thường bắt đầu từ chữ viết đòng lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng. Cho nên các em cần lưu ý khi trình bày trong bài làm văn tới.
Một số em rất hay gạch đầu dòng là không đúng yêu cầu.
Cho HS xác định các đoạn văn, câu chủ đề, cách triển khai chủ đề của đoạn 1,2
Giáo dục kĩ năng sống
- Lựa chọn tình huống giao tiếp để lạư chon cách tạo lập đoạn văn
- Cách tạo lập một doạn văn theo chủ đề trong văn bản “Tôi đi học”
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1phút)
- Học thuộc phần ghi nhớ(sgk)
- Làm bài tập 3,4.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu, cách trình bày ý trong đoạn văn kể về kỷ
niệm của Tôi khi ngồi trong lớp học (VB “Tôi đi học”)
- Xem lại lí thuyết các bài tlv, đồng thời chuẩn bị vở viết bài tập làm văn số một
******************************
Ngày soạn: 3 /9/2013
Ngày giảng: Lớp 8a : /9/2013
Lớp:8b: 6/ 9/2013
Lớp: 8c: 6/9 /2013
TIẾT 11,12 : TẬP LÀM VĂN
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
I.MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA:
1. Về kiến thức:
Giúp học sinh hiểu và viết được một bài văn tự sự,đặc biệt khi đã
học văn bản “Tôi đi học”học sinh có thể kể lại những kỷ niệm của chính mình.
2. Về kỹ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng diễn đạt, xây dựng bố cục,xây
dựng đoạn trong một bài văn.
3.Về thái độ:
Giáo dục cho học sinh biết quý trọng những kỷ niệm đẹp, sống có
nội tâm,tình cảm cảm xúc.
II.NỘI DUNG ĐỀ :
Em hãy kể lại những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học.
(Bài văn “ Tôi đi học”của Thanh Tịnh có thể là một gợi ý để liên tưởng)
III. ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
1. Yêu cầu chung:
- HS nắm được cách viết bài văn tự sự kết hợp với các phương thức miêu tả,
biểu cảm.
- Vận dụng các cách xây dựng đoạn văn trong văn tự sự đã học trong bài học
để viết bài hoàn chỉnh.
2.Yêu cầu cụ thể:
Bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
Các phần
Nội dung
Điểm
Mở bài:
Nêu vấn đề bằng cách giới thiệu về kỷ niệm đáng nhớ trong đời:
Trong cuộc đời mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỷ niệm để nhớ.Song với tôi kỷ niệm đẹp nhất và nhớ nhất luôn theo mãi tôi trong suốt quãng đời học sinh đó chính là ngày đầu tiên đi học
1,0
Thân bài:
Kể lại những kỷ niệm đáng nhớ đó bằng trí tưởng tượng,suy nghĩ,cảm xúc: Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng:Biến chuyển trời đất cuối thu,hình ảnh các em nhỏ cùng người thân đến trường gợi cho em nhớ lại ngày ấy cùng những kỷ niệm trong sáng.(0,5đ )
+ Đêm trước ngày khai trường:
- Em chuẩn bị đầy đủ sách vở ,quần áo mới.
- Tâm trạng háo hức lạ thường.
+Tâm trạng và cảm giác trên đường tới trường:
tung tăng đi bên cạnh mẹ,nhìn cái gì cũng thấy đẹp đẽ,đáng yêu(bầu trời,mặt đất, con đường, cây cối…) (2,5đ)
- Tâm trạng và,cảm giác khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng.
- Ngại ngùng trước chỗ đông người.
+ Lúc dự lễ khai giảng:
- Tiếng trống vang lên giòn giã, thúc giục.
- Lần đầu tiên trong đời em được dự buổi lễ long trọng và trang nghiêm như thế.
- Vui và tự hào vì mình đã vào lớp một.
+ Tâm trạng,cảm giác lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên
- Đưa hình ảnh chi tiết cụ thể,trình bày cảm nhận thái độ của bản thân,cũng như của mọi người đối với mình
1,0
1,0
2,0
2,0
2,0
Kết bài
- Nêu cảm xúc,suy nghĩ và bày tỏ tình cảm thái độ của mình đối với ngày đầu tiên đi học( Thấy rằng mình đã lớn, tự nhủ phải chăm ngoan học giỏi để cha mẹ vui lòng.)
1,0
* HS:làm bài (85 phút)
* Thu bài (2 phút)
(Giáo viên thu bài, nhận xét ý thức làm bài của học sinh. )
3. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2 phút )
Soạn văn bản: “Lão Hạc”.
+ Đọc kĩ nản bản chuẩn bị bài: trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
+ Tóm tắt văn bản.
File đính kèm:
- ngu van 8.doc