Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 94, 95: Người trong bao (A.P.Sêkhôp)

Tiết 94, 95

NGƯỜI TRONG BAO

 A.P.SÊKHÔP

I. Mục tiêu

Học xong bài này, học sinh cần đạt những mục tiêu sau:

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung câu truyện.

- Nêu được những nét chính về tác giả và phong cách sáng tác của nhà văn

- Kể được 3 chi tiết chính trong câu truyện

- Nêu được chi tiết tiêu biểu về ngoại hình và tính cách của Mê – li – cốp và rút ra nhận xét.

- Giải thích được nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp

- Phân tích được hình tượng “cái bao” từ đó rút ra chủ đề tư tưởng của truyện ngắn

- Phân tích được phong cách sáng tác của Sê – Khốp thể hiện trong tác phẩm

- So sánh được tác phẩm “Người trong bao” với tác phẩm khác cùng chủ đề của Sê – khốp

 

doc9 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 Tiết 94, 95: Người trong bao (A.P.Sêkhôp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Xác nhận của TCM Ngày soạn: Tiết 94, 95 NGƯỜI TRONG BAO A.P.SÊKHÔP I. Mục tiêu Học xong bài này, học sinh cần đạt những mục tiêu sau: - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung câu truyện. - Nêu được những nét chính về tác giả và phong cách sáng tác của nhà văn - Kể được 3 chi tiết chính trong câu truyện - Nêu được chi tiết tiêu biểu về ngoại hình và tính cách của Mê – li – cốp và rút ra nhận xét. - Giải thích được nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp - Phân tích được hình tượng “cái bao” từ đó rút ra chủ đề tư tưởng của truyện ngắn - Phân tích được phong cách sáng tác của Sê – Khốp thể hiện trong tác phẩm - So sánh được tác phẩm “Người trong bao” với tác phẩm khác cùng chủ đề của Sê – khốp II. Yêu cầu HS chuẩn bị - Học sinh đọc trước tác phẩm, trả lời các câu hỏi trong SGK - Chuẩn bị, tìm hiểu trước về: + Đặc điểm khái quát về văn học Nga và những tác giả lớn trước đó + Tác giả Sê – Khốp + Đọc truyện “Cái chết của một viên công chức” III. Phương pháp, phương tiện 1. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học đọc – hiểu, phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình, phương pháp làm việc nhóm 2. Phương tiện dạy học - Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo, giáo án - Bảng viết - Phiếu học tập IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Đọc thuộc bài Tôi yêu em của Puskin - Nêu bài học tình yêu em rút ra được từ bài thơ 3. Giới thiệu bài mới GV hỏi HS: Trong những chương trình học trước đây em đã được học những tác phẩm nào, của tác giả nào trong nền văn học Nga? Trong tiết học này chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau đi khám phá nền văn học Nga vĩ đại qua 1 tác giả cụ thể là cây bút viết truyện ngắn lỗi lạc An-tôn Páp – lô- vích Sê – khốp với truyện ngắn “Người trong bao”. Tác phẩm này thể hiện rất đặc trưng phong cách sáng tác của Sê-khốp. 4. Dạy bài mới Hoạt động của GV Kiến thức cần đạt * Văn học Nga GV hỏi dựa vào kiến thức em đã học ở lớp dưới và những kiến thức em chuẩn bị trước ở nhà 1 bạn có thể nhắc lại 1 vài nét tiêu biểu nhất của văn học Nga * Tác giả GV gọi 1 HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà nêu những kiến thức mà em tìm hiểu được về văn học Nga. GV gọi 1 HS giới thiệu về tác giả GV chốt lại các ý chính * Truyện ngắn “ Người trong bao” I/ Tìm hiểu chung 1. Tác giả a) Bối cảnh chung - Sê-khốp là nhà văn cuối cùng của dòng văn học cổ điển cuối TK XIX. Sê-khốp sáng tác trong bối cảnh văn học Nga 20 năm cuối TK XIX. Sau lưng ông có cả 1 TK phát triển rực rỡ, vấn đề lớn của xã hội, con người...đã được đặt ra ở những tác giả trước. 20 năm cuối TK XIX được coi là quãng lặng, cả nền văn học đi tìm định hướng mới. Giai đoạn này diễn ra quá trình biến đổi thể loại tiểu thuyết chuyển sang truyện ngắn. Xuất hiện tầng lớp độc giả mới: tầng lớp trung gian (giữa trí thức và bình dân). Ở giai đoạn này văn học không có nhân vật hay không phải văn học không có nhân vật mà là văn học viết về những người bình thường. b) Cuộc đời và sự nghiệp: + An-tôn Páp – lô- vích Sê – khốp (1860 – 1940) được sinh ra trong gia đình buôn bá nhỏ bên bờ biển A – dốp + Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, khoa Y, Sê – khốp trở thành bác sĩ nông thôn đồng thời ông tham gia sáng tác văn học, tích cực hưởng ứng các công việc văn hóa, giáo dục. + !904 mất vì bệnh viêm phổi nặng + Sự nghiệp sáng tác: trên 500 truyện ngắn và nhiều vở kịch + Đặc điểm nổi bật của phong cách nghệ thuật Sê – khốp là sự giản dị, thâm trầm, hàm súc. Cốt truyện trong những tác phẩm của ông thường đơn giản, ít các yếu tố gay cấn. Sê – khốp rất chú ý chọn các chi tiết nghệ thuật để khắc họa nhân vật, tô đậm chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ông được đánh giá là đại biểu lớn cuối cùng của văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch. Sê – khốp từng được nhận giải thưởng Pu – skin, được bầu làm Viện sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. 2. Tác phẩm - Về xã hội: Cuối TK XIX nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa hình thành. Tuy nhiên nước Nga vẫn là 1 nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:giữa toàn thể nhân dân Nga >< vô sản -> bối cảnh đấy tạo nên bầu không khí đen tối, nặng nề, u ám - Truyện ngắn “ Người trong bao” được Sê – khốp sáng tác 1898. Bối cảnh rộng của truyện là bầu không khí chuyên chế u ám, nặng nề của nước Nga vào cuối thế kỉ XIX. - Gọi 1 HS đọc 1 đoạn trong tác phẩm. GV nhấn mạnh giọng điệu chậm hơi buồn, thoáng chút mỉa mai, châm biếm khi khắc họa chân dung Bê–li–cốp - Gọi 1 HS tóm tắt lại câu truyện - GV chốt lại, ghi lại sơ đồ II. Đọc hiểu tác phẩm 1. Đọc và tóm tắt tác phẩm Các tình tiết chính trong truyện: - Cuộc nghỉ đêm sau chuyến đi săn muộn tại làng Mi-rô-nô-xít-xkooi-ê của bác sĩ I-van I-va-nứt và Bu-rơ-kin kể chuyện về Bê-li-cốp - Chuyện về Bê-li-cốp - I-va-nứt kết luận: “Không thể sống mãi như thế này được!” 2. Nhan đề - Giải thích cái bao: Cái bao là vật có công dụng để đựng, bao, gói, đồ đạc. - Người trong bao: 1 kiểu người hèn nhát, sợ hãi luôn sống trong vỏ bọc, ích kỉ, bảo thủ trì trệ Chia lớp thành 3 nhóm và phát phiếu học tập Nhóm 1: tìm hiểu về chân dung và thói quen của Bê- li–cốp Nhóm 2: tìm hiểu về mối quan hệ của Bê–li–cốp với đồng nghiệp và mọi người Nhóm 3: tìm hiểu về cái chết của Bê – li–cốp và biểu tượng “cái bao” GV chốt lại phần chân dung và nhân cách. Trong phần này GV giúp HS tìm hiểu kĩ hơn cuộc nói chuyện giữa Bê-li-cốp và Cô-va-ren-cô GV hỏi: Bu-rơ-kin nhận xét: “Cả ý nghĩ của mình,Bê-li-cốp cũng cố giấu vào bao”. Nhưng trong phần sau của truyện, khi đến gặp Cô-va-ren-cô, y lại nói “Tôi tìm đến anh để giãi bày tâm sự”. Phải chăng cuối cùng Bê-li-cốp đã thay đổi? Gợi ý: GV đọc những đoạn lời của Bê-li-cốp trong hội thoại: GV chốt lại GV hỏi: Chi tiết cái chết của Bê-li-cốp ở phần cuối tác phẩm có phù hợp với mạch phát triển tính cách của nhân vật? Gợi ý: chú ý tới nguyên nhân cái chết và tính cách nhân vật. GV hỏi: Cùng với Bê-li-cốp những kiểu “người trong bao” đã chui vào quan tài vĩnh viễn. Anh chị có đồng ý không? Gợi ý: GV đọc cho HS nghe đoạn văn trong sách nói về vấn đề này: “Nhưng chưa đầy một tuần sau, cuộc sống đã lại diễn ra như cũ” 3. Phân tích văn bản a) Hình tượng Bê-li-cốp * Chân dung – thói quen - Luôn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cổ bông, giấu mặt sau chiếc cổ bành tô bẻ đứng lên, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, luôn kéo mui khi ngồi xe ngựa. - Luôn ngợi ca quá khứ, khen tiếng Hi Lạp cổ “thật là tuyệt vời, êm tai” - Luôn giấu ý nghĩa vào bao, sống theo các thông tư chỉ thị, những bài báo cấm đoán. - Luôn duy trì mối quan hệ tốt với các bạn đồng nghiệp - Ở nhà cũng mặc áo khoác ngoài, đội mũ, đóng cửa, cài then. - Buồng ngủ chật như cái hộp, luôn kéo chăn trùm đầu kín mít khi ngủ dù trời nóng bức ngột ngạt. => NX: Đây là bức chân dung dị thường. Chúng ta có cảm giác không nhìn rõ thực ra Bê-li-cốp là như thế nào, bởi lẽ hắn lọt thỏm chìm lấp trong những cái bao khác nhau. Đôi mắt để nhìn đời nhìn người cũng được bảo vệ che chắn trong bao. Bao quanh hắn là bầu không khí nặng nề, ngột ngạt, thiếu ánh sáng. Khắc họa chân dung Bê-li-cốp nhà văn sử dụng nhiều chi tiết tỉ mỉ, tưởng chừng vụn vặt nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. * Mối quan hệ với đồng nghiệp - Bê-li-cốp và mọi người trong trường, trong thành phố: giáo viên đều sợ hắn, hiệu trưởng sợ hắn, cả thành phố cũng sợ hắn, các bà các cô không dám tổ chức diễn kịch tối thứ 7, giới tu hành không dám ăn thịt và đánh bài. Hắn làm cho người ta sợ tất cả: sợ nói to, sợ gửi thư, sợ làm quen,Nỗi sợ đi kèm với sự thù ghét. - Bê-li-cốp và Va-ren-ca: hắn thích Va-ren-ca nhưng cứ đắn đo suy nghĩ sợ này sợ nọ - Cuộc nói chuyện của giữa Bê-li-cốp và Cô-va-len-cô Bê-li-cốp đã “giãi bày tâm sự” với Cô-va-len-cô? Thực chất của việc giãi bày ở đây là gì? Hắn buồn bực vì việc người ta đưa hắn vào bức chân dung biếm họa “ Một người tình si”. Điều đó là không thể được vì kẻ nào đó đã dám dưa hắn ra làm trò cười trong khi hắn có “đức tin” tuyệt đối về cách sống của bản thân mình. Như hắn mới là đúng mực, như hắn mới là đạo mạo. Hắn thấy cần phải “dạy dỗ” 2 chị em Cô-va-len-cô về hành vi đi xe đạp trên đường phố. Thời đó chuyện đi xe đạp khá mới mẻ chuyện phụ nữ đi xe trên đường chưa phải là hành vi quen mắt. Kịch tính của cuộc gặp mặt xuất hiện khi Cô-va-len-cô không phản ứng như mọi người, không sợ sệt, không sợ bị áp chế. Anh ta sẵn sàng bày tỏ thái độ. Cho nên nhân đó một điều tâm sự thứ 3 được nhắc đến trong câu chuyện: Không được ăn nói như thế với cấp trên, cần phải kính trọng chính quyền. => Như vậy thực chất những điều giãi bày tâm sự vẫn là những lời nói giáo điều, theo thông tư, chỉ thị * Tìm hiểu về cái chết của Bê-li-cốp - Ai là thủ phạm gây ra cái chết của Bê-li-cốp? Thủ phạm chính là tiếng cười ha – ha – ha vang lên không đúng lúc của Va-ren-ca. Tiếng cười đã tố cáo với Bê-li-cốp rằng những người ở chân cầu thang đã biết tất cả . Hắn sợ mình bị biến trở thành trò cười trong thiên hạ, cả thành phố sẽ biết, chuyện sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, thanh tra -> cuối cùng Bê-li-cốp chết vì nỗi sợ hãi bủa vây – một thứ bao vô hình đã biến thành chiếc thòng lọng quàng quanh cổ hắn. - Thoáng nhìn chúng ta thấy chi tiết về cái chết của Bê-li-cốp có vẻ khiên cưỡng, vô lí. Không chết vì bị thương, y lại chết vì một tiếng cười không đúng lúc làm cho thần hồn nát thần tính để rồi tự chết. -> Những điều tưởng vô lí ấy hóa ra lại là một dụng ý nghệ thuật để nói tới những cái có lí khác trong mạch ngầm văn bản. Đó là thực trạng đầy rẫy những nghịch lí trong xã hội Nga đương thời. Một tiếng cười có thể chấm dứt một cuộc đời, cái chết có thể làm người ra sung sướng như được chui vào bao, một thói quen kì quặc lại có thể áp chế trường học, cả thành phố trong suốt 15 năm trời. Thực ra y đã “chết” 15 năm nay. Hơn nữa “khát vọng mãnh liệt” của y là được chui vào bao. “Mục đích cuộc đời” của y là cho vào bao. Thì quan tài chính là một thứ bao tốt nhất không bao giờ phải nghĩ đến chuyện chui ra nữa. Chết là tất yếu cho kết cục của một kiểu tính cách như Bê-li-cốp - Bê-li-cốp chết nhưng rồi không có Bê-li-cốp cuộc sống vẫn diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, chẳng bị chỉ thị nào cấm đoán nhưng cũng chẳng được tự do hoàn toàn, chẳng tốt đẹp gì hơn trước. Trên thực tế còn rất nhiều người trong bao, trong tương lai cũng còn bao nhiêu người như thế nữa. Lối sống trong bao quả thực dai dẳng vô cùng. Người ta đã từng định thay đổi nó bằng một “câu chuyện tình yêu”. Nhưng Bê-li-cốp vẫn là Bê-li-cốp. Cái chết cũng không chấm dứt được lối sống ấy. Chỉ khi nào có một cuộc cách mạng thực sự trả lại bầu không khí xã hội trong lành để người ta được sống đúng là mình. *Lời nhắn gửi của tác giả - Tác giả kết thúc truyện bằng cách phát biểu trực tiếp chủ đề qua một câu cảm thán: “Không thể sống mãi như thế được!” gây ấn tượng mạnh mẽ, như một lời giục giã, hối thúc khẩn thiết đối với người đọc: Hãy thay đổi lối sống trong bao để có một cuộc sống lành mạnh, khỏe khoắn, có ý nghĩa! Theo em truyện ngắn có những đặc sắc gì về mặt nghệ thuật? GV gợi ý HS trả lời theo các phương diện: ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật, biểu tượng c) Đánh giá những thành công về nghệ thuật của tác phẩm. - Ngôi kể: truyện trước hết được kể bởi nhân vật người kể chuyện – tác giả đang kể với chúng ta cuộc đi săn của 2 nhân vật, giáo viên trường trung học và bác sĩ thú y. Nhưng khi kể chuyện về Bê-li-cốp tác giả trao vai trò người kể chuyện cho nhân vật trong tác phẩm: Bu-rơ-kin, người đồng nghiệp của Bê-li-cốp -> khách quan, gần gũi vì Bu-rơ-kin tai nghe mắt thấy - Giọng kể mỉa mai, châm biếm mà điềm tĩnh. Bề ngoài có vẻ khách quan bình thản song mạch ngầm là tâm trạng bức xúc, trăn trở. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình: Bê-li-cốp vừa cá biệt, kì quái không giống ai. Nhưng từ những chi tiết cá biệt, tác giả chạm tới những khái quát điển hình cho một kiểu người, một dạng sống. - NT xây dựng biểu tượng “cái bao” GV gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK GV chốt lại 3. Tổng kết Người trong bao là 1 trong 3 truyện ngắn có chủ đề phê phán lối sống tầm thường , ích kỉ, bảo thủ trì trệ tiểu tư sản của một bộ phận trí thức trong xã hội Nga cuối TK XIX. Qua truyện ngắn này, ta thấy rõ đặc điểm phong cách nghệ thuật của Sê-khốp: sự thâm trầm kín đáo, ý tứ sâu sắc, thái độ của tác giả thường tỏ ra kìm nén, khách quan, lạnh lùng, giọng điệu bình tĩnh, mỉa mai, châm biếm, đượm nỗi buồn sâu sắc, nghệ thuật lựa chọn chi tiết, xây dựng nhân vật điển hình PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1 Em hãy nhìn những chi tiết miêu tả chân dung và thói quen của Bê-li-cốp? Từ chi tiết đó em rút ra nhận xét gì về con người Bê-li-cốp .. NHÓM 2 Em hãy tìm những chi tiết và mô tả lại mối quan hệ của Bê-li-cốp với đồng nghiệp và mọi người - Bê-li-cốp và mọi người trong trường, trong thành phố: - Bê-li-cốp vầ Va-ren-ca - Cuộc nói chuyện giữa Bê-li-cốp và Cô-va-len-cô NHÓM 3: Kết cục của Bê-li-cốp? Nguyên nhân nào dẫn đến kết cục đó .. Sau cái chết của Bê-li-cốp cuộc sống thay đổi như thế nào? .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docNgười trong bao-lớp 11 tập 2.doc