Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam

A. Mục tiêu bài học:

 - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống nghèo khổ, quẩn quanh. Sự trân trọng, cảm thông của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.

 - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình.

 * Trọng tâm:

 - Qua truyện ngắn, Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng Tháng 8. Tình cảm trân trọng của với những ước mong mơ hồ của họ.

 - Tập trung phân tích cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn tạ và diễn biến tâm trạng của chị em Liên đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu đi qua.

 

doc4 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Tiết 37, 38, 39: Hai đứa trẻ - Thạch Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT : 37-38 Lớp dạy:11B2, Tiết...., Ngày dạy: ..../ ..../ 2008, Sĩ số:41, Vắng: Lớp dạy:11B7, Tiết 3, Ngày dạy: 25/ 10/ 2008, Sĩ số:...., Vắng: Lớp dạy:11B...., Tiết...., Ngày dạy: .../ 10/ 2008, Sĩ số:41, Vắng: Hai đứa trẻ Thạch Lam A. Mục tiêu bài học: - Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống nghèo khổ, quẩn quanh. Sự trân trọng, cảm thông của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn. - Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện ngắn trữ tình. * Trọng tâm: - Qua truyện ngắn, Thạch Lam thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng Tháng 8. Tình cảm trân trọng của với những ước mong mơ hồ của họ. - Tập trung phân tích cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn tạ và diễn biến tâm trạng của chị em Liên đêm nào cũng cố thức đợi chuyến tàu đi qua. B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV,GA, sách bài tập. C. Cách thức tiến hành: Đọc, gợi tìm, nêu câu hỏi, HD thảo luận và trả lời. D. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: - (Vở soạn) - Hãy trình bày những nét cơ bản của bộ phận VH công khai giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945? 2. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Nêu những nét chính về cuộc đời của TL? - (Nguyễn Tường Vinh- Nguyễn Tường Lân) Quê nội: Quảng Nam. Tuổi trẻ sống ở Cẩm Giàng- Hải Dương. “ Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Truyện ngắn TL thường không có cốt truyện, hoặc không có cốt truyện đặc biệt. Có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn). Truyện ngắn Hai đứa trẻ viết về cái gì? (Hai đứa trẻ viết về cuộc sống hắt hiu, tàn tạ, buồn chán của người dân phố huyện nghèo. Trong đó TL nhấn mạnh đến tâm trạng của cô bé Liên). Thiên nhiên của phố huyện lúc hoàng hôn được gợi tả từ những chi tiết nào? Nêu nhận xét? Nhận xét về cảnh chợ tàn? Những kiếp người xuất hiện lúc hoàng hôn? Nhận xét về những kiếp người phố huyện? Không gian phố huyện lúc đêm về? Ngọn đèn của chị Tý nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa gì? Nhịp sống người dân phố huyện lúc đêm về? Nhận xét về nhịp sống của người dân phố huyện? Nhận xét về sự hi vọng, chờ mong của người dân phố huyện? Cho biết tâm trạng của Liên khi hoàng hôn buông xuống? ... Trước cảnh chợ tàn? ... Khi màn đêm buông xuống? Mục đích đợi tàu của chị em Liên? Chuyến tàu chạy qua phố huyện là hoạt động cuối cùng trong đêm. Với chị Tý, bác Siêu, cha con bác Xẩm thức để chờ khách. Với chị em Liên bán hàng không phải là điều cấp thiết vì đến phiên chợ hàng cũng bán được là bao. Thế mà đêm nào chị em Liên cũng thức. Vì sao chị em Liên lại chú ý ngắm nhìn đoàn tàu? Thạch Lam muốn nói gì qua Hai đứa trẻ? Sau khi học xong TP này em có nhận xét gì về ND và NT? I.Tìm hiểu chung: 1. Cuộc đời: - Thạch Lam (1910 -1942), tại Hà Nội trong gia đình công chức gốc quan lại. - Sau khi đỗ Tú Tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn – thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn (cùng với anh). - Sống đôn hậu, giản dị, thâm trầm và sâu sắc - Có quan niệm về văn chương rất lành mạnh, tiến bộ và có tài viết truyện ngắn. 2. Sáng tác: - Là người có biệt tài viết truyện ngắn, thường đi sâu vào đề tài nông thôn và người dân nghèo ( khác Nhất Linh và Hoàng Đạo) - Một số tác phẩm chính: (SGK) + Gió đầu mùa + Nắng trong vườn... 3. Về truyện ngắn Hai đứa trẻ: - Truyện ngắn đặc sắc, in trong tập “Nắng trong vườn” - Truyện có sự hoà quện của 2 yếu tố: hiện thực và lãng mạn II. Đọc hiểu văn bản: 1.Bức tranh phố huyện lúc hoàng hôn: *Thiên nhiên: - Tiếng trống thu không buông xa để gọi hoàng hôn (Âm thanh buồn bã, lạnh lùng) - Phương tây đỏ rực- như hòn than sắp tàn (dấu hiệu của sự lụi tàn) - Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió chiều đưa lại (không khí buồn rầu, hoang vu) [Thiên nhiên được gợi từ những hình ảnh, những âm thanh với nhịp điệu chậm rãi, thong thả. Từ đó người đọc cảm nhận một không gian phố huyện quen thuộc, gần gũi với cuộc sống người nghèo nhưng bao trùm vẫn là... * Đời sống- con người: - Cảnh chợ hoang tàn, tiêu điều khi chợ chiều đã vãn (tiếng người ồn ào cũng mất, chỉ còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía)" càng phơi bày cái nghèo nàn, xơ xác của một vùng quê. - Những kiếp người: + Những đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre... + Mẹ con chị Tý ngày mò cua bắt tép, tối dọn hàng nước mà hàng bán có ăn thua gì + Chị em Liên với cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu mới dọn mà hàng bán có được bao nhiêu + Bà cụ Thi hơi điên và nghiện rượu [Là những kiếp người sống cơ cực, vất vả trong nghèo đói. Đây chính là bóng dáng những cuộc đời sống cực khổ, vất vưởng, quẩn quanh trước CMT8. * Nhận xét chung: Phố huyện lúc hoàng hôn là một xứ sở buồn, hắt hiu và tàn tạ. 2. Bức tranh phố huyện lúc đêm về: - Phố huyện chìm trong bóng tối và chỉ còn le lói bởi ngọn đèn dầu của chị Tý, ánh sáng bếp lửa bác Siêu và ngọn đèn vặn nhỏ của Liên thưa thớt hắt từng hột sáng lọt qua phên nứa" Phố huyện càng trở lên tĩnh mịch và heo hút + Ngọn đèn dầu của chị Tý... ý nghĩa như một biểu tượng về những kiếp người nhỏ bé, vô danh, vô nghiã sống vật vờ trong xã hội cũ. - Nhịp sống của người dân phố huyện: (Vẫn là những gương mặt quen thuộc) + Chị Tý phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi vì hàng ế ẩm. + Chị em Liên buồn ngủ ríu cả mắt chờ khách. Thêm vào: Bác phở Siêu đang thổi lửa và sự góp mặt của gia đình xẩm với mấy tiếng đàn bầu bần bật trong đêm. "Nhận xét: Nhịp sống đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt của những kiếp người nghèo đói trong cái “Ao đời” bằng phẳng (Xuân Diệu). Nhưng những con người đó vẫn hy vọng, chờ mong một tương lai cho sự sống nghèo khổ hàng ngày " Sự mong đợi mơ hồ. Họ sống nhưng không biết ngày mai, thật tội nghiệp cho những kiếp người (Niềm xót thương da diết của T.L) * Nhận xét chung: Phố huyện lúc đêm về thật tẻ nhạt, buồn chán với nhịp sống của những con người nghèo túng, quẩn quanh. 3. Tâm trạng của chị em Liên: * Khi hoàng hôn buông xuống: Đôi mắt Liên ngập tràn bóng tối, cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị " cảnh vật và lòng người- như nhuốm vào nhau * Trước cảnh chợ tàn: Liên động lòng thương những đứa trẻ bới rác" sự cảm thương với những trẻ thơ bất hạnh * Khi đêm về: - Liên nhớ lại những ngày gia đình còn ở Hà Nội được dạo chơi Bờ Hồ, được uống những cốc nước xanh đỏ... nhưng giờ đây chỉ còn trong hoài niệm" sự buồn chán, hẫng hụt và thèm khát cuộc sống đã qua. - Tâm trạng đợi tàu: + Mục đích đợi tàu: . Không để bán hàng, không đưa đón ai . Để ngắm nhìn đoàn tàu- hoạt động huyên náo, ầm ĩ cuối cùng của một ngày nơi phố huyện, đoàn tàu với những toa xe sang trọng, đồng, kền lấp lánh, cửa kính sang trọng, người đi lại lố nhố. * Vì sao - Mang lại cho Liên một thế giới rực sáng, huyên náo của Hà Nội xa xăm khác hẳn với cuộc sống tẻ nhạt, buồn chán nơi phố huyện - Chị em Liên vơi đi sự nhàm chán bởi cuộc sống hiện tại tẻ nhạt, quẩn quanh, được sống với một quá khứ đẹp và khát khao về một tương lai mơ hồ dù trong khoảnh khắc. cTâm trạng buồn thương trước cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh của người dân nơi phố huyện. 4. Tâm sự của Thạch Lam qua Hai đứa trẻ: - Lòng xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh, nghèo khổ (ở phố huyện còn thế, vùng xa xôi khác thì sao) - Tác phẩm lay tỉnh những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, khơi trong họ ngọn lửa của lòng khát khao hướng về cuộc sống có ý nghĩa hơn - Thể hiện tình cảm của Thạch Lam đối với quê hương đất nước III. Tổng kết: - ND: Hai đứa trẻ là một truyện ngắn ít tình tiết nhưng người đọc đã hiểu rõ cuộc đời tù túng, quẩn quanh, tàn tạ của những kiếp người vô danh trong xã hội cũ. Truyện đậm chất hiện thực và chan chứa tình cảm yêu thương - NT: nghệ thuật miêu tả: Miêu tả tinh tế sự biến thái của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh. Lời văn bình dị nhưng ẩn chứa tình cảm xót thương với những kiếp người lam lũ. 3. Củng cố: Cảnh phố huyện diễn biến theo thời gian (thiên nhiên- con người) Cảnh đợi tàu Tấm lòng của Thạch Lam 4. Dặn dò: Học bài, đọc lại tác phẩm - Chuẩn bị bài Ngữ cảnh theo câu hỏi SGK

File đính kèm:

  • docHai dua tre T37-38-39.doc