Giáo án Ngữ văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

A. Mục tiêu bài học

Giúp Hs:

- Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945. Đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học VN hiện đại

- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu của văn học thời kì này

- Nắm được những kiến thức cần thiết, tối thiểu về một số xu hướng, trào lưu văn học. Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể.

B. Chuẩn bị

1. Gv: Đọc kĩ nội dung bài trong sgk, sgv, soạn giảng

2. Hs: Đọc trước bài, soạn bài ở nhà

 

doc6 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:.. Ngày soạn.. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Mục tiêu bài học Giúp Hs: Hiểu được một số nét nổi bật về tình hình xã hội và văn hoá Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945. Đó chính là cơ sở, điều kiện hình thành nền văn học VN hiện đại Nắm vững những đặc điểm cơ bản và thành tựu của văn học thời kì này Nắm được những kiến thức cần thiết, tối thiểu về một số xu hướng, trào lưu văn học. Có kĩ năng vận dụng những kiến thức đó vào việc học những tác giả, tác phẩm cụ thể. Chuẩn bị Gv: Đọc kĩ nội dung bài trong sgk, sgv, soạn giảng Hs: Đọc trước bài, soạn bài ở nhà Tiến trình bài dạy Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Trình bày một số nét về nội dung và nghệ thuật của văn học trung đại Việt Nam. Bài mới Hoạt động của Gv - Hs Nội dung cần đạt Gv yêu cầu hs đọc đoạn 1 trong sgk, và trả lời câu hỏi. Pv. Dựa vào sgk, em hãy cho biết như thế nào là hiện đại hoá văn học? Pv. Vậy, em hãy nhắc lại một vài thi pháp của văn học trung đại? Tư duy nghệ thuật: thể hiện qua tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm. “Quy”: thước, “phạm”: khuôn. Tính quy phạm của văn học là những giới hạn trong sáng tác nghệ thuật mà người cầm bút sáng tác phải tuân theo khuôn thước, kiểu mẫu có sẵn, đã thành công thức. Ví dụ viết về thiên nhiên thì không thể thiếu hình ảnh “sơn thuỷ”, “phong hoa tuyết nguyệt”, “nước thú non kì”, về lịch sử thường là “địa linh nhân kiệt”, “hào khí non sông”, về thứ dân thường là “ngư kiều canh mục”.. Biểu hiện của tính quy phạm: quan điểm nghệ thuật (coi trọng mục đích giáo huấn), về tư duy nghệ thuật, về thi liệu, văn liệu (điển tích, điển cố), về thể loại ( các thể loại có kết cấu định hình và tính ổn định cao. Đó là các thể văn hành chính, chức năng như bia, chiếu, biểu, tấu, sớ,còn thơ nghệ thuật thường là tứ tuyệt, ngũ ngôn, thất ngôn bát cú. Sự phá vỡ tính quy phạm. Gv lấy vd và phân tích bài “thu điếu”( bài thơ lấy đề tài từ cuộc sống nông thôn- một khung cảnh làng quê, một ao thu tức là phá vỡ tính quy phạm về phương diện đề tài; Bài thơ được sáng tạo bằng chữ Nôm có thể miêu tả một cách cụ thể linh, hoạt hơn văn học chữ Hán,) Quan niệm thẩm mĩ: Hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích, những thi liệu Hán học. ( vd các điển tích, điển cố trong các bài: Lục Vân Tiên ( Kiệt, Trụ, U lệ,), Bài ca ngắn..., Khóc Dương Khuê,) Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng. ( Vd Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi, nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, xuôi,) Thể loại: Gv Lưu ý Hs: Nội dung hiện đại hoá văn học diễn ra trên mọi mặt ở nhiều phương diện. Trước hết là sự thay đổi quan niệm văn học: từ văn chương chở đạo, thơ nói chí chuyển sang quan niệm văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp. Văn học thời kì này không còn là tình trạng “văn, sử, triết bất phân” như trước nữa. Quá trình hiện đại hoá văn học còn được thể hiện ở sự biến đổi của các thể loại văn học ( thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn ) và xuất hiện những thể loại văn học mới ( kịch nói, phóng sự, phê bình văn học). Quá trình hiện đại hoá văn học còn gắn liền với việc hiện đại hoá ngôn ngữ văn học và việc sử dụng chữ quốc ngữ thay cho chữ Hán, Nôm. Về mặt chủ thể sáng tạo, quá trình hiện đại hoá văn học cũng dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà văn: từ các nhà nho sang các nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp, thay đổi về công chúng văn học: từ tầng lớp nho sĩ, sang các tầng lớp thị dân,..Tóm lại hiện đại hoá diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam. Pv. Văn học thời kì này không phải tự nhiên mà có. Cơ sở, điều kiện hình thành và phát triển của nó chính là hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá. Vậy, hoàn cảnh lịch sử - xã hội, văn hoá VN thời kì này có gì đáng lưu ý? Hoàn cảnh đó tác động như thế nào đến diện mạo của nền văn học VN giai đoạn này? Hs trả lời, Gv nhận xét, và phân tích các nguyên nhân dẫn đến văn học VN thời kì này được hiện đại hoá. Cơ cấu Xh VN có những biến đổi sâu sắc. Một số TP công nghiệp ra đời, đô thị, thị trấn mọc lên,.., xuất hiện nhiều giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tiểu tư sản ( viên chức, hs, những người buôn bán, sản xuất nhỏ), công nhân, dân nghèo thành thị,xuất hiện ngày càng đông đảo " một lớp công chúng có đời sống tinh thần và thị hiếu mới đã hình thành một thứ văn chương mới. Luồng văn hoá mới này thông qua tầng lớp trí thức Tây học, ngày càng thấm sâu vào ý thức và tâm hồn của người cầm bút cũng như người đọc sách. Đến đầu TK XX chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực, từ hành chính công vụ tới văn chương nghệ thuật. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng tiếp xúc với sách báo. Nhu cầu văn hoá của lớp công chúng mới đã làm nảy sinh hoạt động kinh doanh văn hoá, đã làm cho nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống. Cùng với việc chữ quốc ngữ được truyền bá rộng rãi và sự xuất hiện nghề in, báo chí, dẫn đến sự ra đời của phong trào dịch thuật và đội ngũ phê bình văn học,tạo điều kiện cho sự hình thành nền văn xuôi quốc ngữ. Pv. Quá trình hiện đại hoá văn học không phải là một sớm một chiều, mà nó phải trải qua nhiều giai đoạn. Vậy, em hãy cho biết quá trình hiện đại hoá diễn ra qua mấy bước, đặc điểm của mỗi bước. Giảng. Vốn xuất thân Hán học, tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những áng văn chương cổ, những nhà thơ yêu nước này chưa dễ thoát khỏi những ràng buộc của thi pháp văn học trung đại. Cho nên bộ phận văn học yêu nước này chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, quan điểm chính trị - xã hội, chưa có những cách tân thực sự về phương diện nghệ thuật. Gv lấy vd bài “ Xuất dương lưu biệt” và phân tích. Gv lấy vd ở thơ Tản Đà và phân tích. Quá trình hiện đại hoá ở thơ ca thực chất là vấn đề giải phóng cái tôi cá nhân cá thể thoát ra khỏi hệ thống ước lệ chặt chẽ, khắt khe và có tính phi ngã của văn học trung đại. Đến khi Tản Đà xuất hiện, cái tôi cá nhân được khẳng định mạnh mẽ qua những vần thơ phóng túng, dạt dào tình cảm, tràn đầy cảm xúc. Khai thác triệt để những thể điệu tự do nhất trong thơ cổ như: lục bát, ca dao, hát nói, hát xẩm,hồn thơ phóng khoáng của Tản Đà như muốn bứt khỏi những ràng bạc tù túng của văn chương cổ nhưng ông vẫn không đủ sức tạo nên một hình thức hoàn toàn mới cho thơ. Hình ảnh thơ còn mang tính chất ước lệ, - Hoài Thanh nhận xét: “ Chưa bao giờ người ta thầy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên,và thiết tha rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. - Gv lấy vd thơ Xuân Diệu để phân tích thấy được sự cách tân toàn diện trong thơ ca. Gv chốt và chuyển ý: Hiện đại hoá văn học là một quá trình. Ở hai giai đoạn đầu, đặc biệt là giai đoạn thứ nhất, văn học còn bị nhiều ràng buộc, níu kéo của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời của văn học. Đến giai đoạn thứ ba, công cuộc hiện đại hoá mới toàn diện và sâu sắc, hoàn tất quá trình hiện đại hóa văn học. Qua 3 bước HĐH, ta thấy thời kì này, VH phát triển một cách mạnh mẽ, nhanh chóng. thế nhưng trong quá trình phát triển nó phân ra nhiều bộ phận, nhiều xu hướng. Đó là những bộ phận, xu hướng nào, mỗi bộ phận, xu hướng có những đặc điểm gì chúng ta qua đặc điểm thứ hai. Dg. Do đặc điểm của một nước thuộc địa, chịu sự chi phối mạnh mẽ và sâu sắc của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, văn học thời kì này hình thành hai bộ phận: công khai và không công khai. Văn học công khai là văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Pv. Dựa vào sgk, em hãy trình bày những đặc điểm của văn học lãng mạn,cũng như những đóng góp và hạn chế của văn học này. Giảng. Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái Tôi trữ tình đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. Nó coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, quan tâm đến những số phận cá nhân và quan hệ riêng tư. Tìm cách thoát khỏi thực tại bằng cách đi sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước. Họ thường tìm đến đề tài tình yêu, thiên nhiên và quá khứ, thể hiện khát vọng vượt lên trên cuộc sống hiện tại chật chội, tù túng, tầm thường. VH lãng mạn thường chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. Pv. Dựa vào sgk, em hãy nêu những đặc trung của văn học hiện thực, sự đóng góp của nó cũng như những hạn chế nhất định. Giảng. Vh hiện thực tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. Nó lên tiếng đấu tranh chống áp bức giai cấp, phản ánh mâu thuẩn, xung đột giữa người giàu, kẻ nghèo, giữa nhân dân lao động với tầng lớp thống trị. Họ thường đề cập đến chủ đề thế sự với thái độ phê phán xã hội trên tinh thần dân chủ và nhân đạo, miêu tả, phân tích một cách chân thực, chính xác quá trình khách quan hiện thực xã hội thông qua những hình tượng điển hình. Dg. Văn học không công khai là văn học bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật. Bộ phận văn học này có thơ văn cách mạng, tiêu biểu nhất là thơ văn sáng tác trong tù. Văn học cách mạng cũng có lúc được lưu hành công khai ( văn thơ Đông Kinh nghĩa thục, thơ văn cách mạng thời kì mặt trận dân chủ), nhung chủ yếu bị đặt ra khỏi vòng pháp luật của chế độ thực dân pk. Pv. Nêu những đặc điểm của bộ phận văn học không công khai. Bộ phận này khác với bộ phận văn học công khai như thế nào? ( về đội ngũ sáng tác, tính chất) "Giữa bộ phận văn học công khai và không công khai, giữa các xu hướng văn học có sự khác biệt và đấu tranh với nhau về mặt khuynh hướng tư tưởng và quan điểm nghệ thuật. Nhưng trong thực tế, chúng ít nhiều vẫn tác Đặc điểm cơ bản của văn học VN từ đầu thể kỉ XX đến CMT8 năm 1945 Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Khái niệm hiện đại hoá văn học Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới. Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học thời kì này đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Xã hội thực dân nửa phong kiến Cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc: xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (đặc biệt là Pháp) Lực lượng sáng tác chủ yếu: tầng lớp trí thức Tây học. Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán và chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực. Nghề in, xuất bản, báo chí ra đời và phát triển khá mạnh. Sự xuất hiện của đội ngũ phê bình và phong trào dịch thuật, ² Những nhân tố trên tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam đổi mới theo hướng hiện đại hoá. Quá trình hiện đại hoá: 3 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920) Đây là giai đoạn mở đầu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá văn học. Chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, báo chí và phong trào dịch thuật phát triển khá rầm rộ, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của nền văn xuôi chữ quốc ngữ. Thành tựu chủ yếu của giai đoạn này là thơ của các chí sĩ cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thượng Hiền,.. " Nhìn chung, văn học ở giai đoạn này chỉ mới đổi mới về nội dung tư tưởng, chứ chưa đổi mới về hình thức nghệ thuật. Giai đoạn thứ hai ( từ 1920 đến 1930 ) Giai đoạn này có những thành tựu đáng kể. Các tác giả, tác phẩm có giá trị như: tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách; truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học; thơ của Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải; kịch nói của Vũ Đình Long, Vi Huyền Đắc, Nam Xương. Bộ phận truyện kí của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học trong nước. " Nhìn chung, giai đoạn này đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong quá trình hiện đại hoá. Tuy nhiên nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tồn tại ở mọi thể loại từ nội dung đến hình thức. Giai đoạn thứ ba ( từ 1930 đến 1945 ) Quá trình hiện đại hoá văn học đã được hoàn tất với những cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, nhất là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Truyện ngắn và tiểu thuyết được viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật với các tác giả tiêu biểu như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhóm Tự lực văn đoàn, Thơ ca đổi mới sâu sắc với phong trào thơ mới, đưa lại một “cuộc cách mạng trong thơ ca” cùng với những tên tuổi sáng chói và phong cách riêng biệt như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Những thể loại mới như Phóng sự, bút kí, tuỳ bút, kịch nói, phê bình văn học,cũng góp phần khẳng định sự đổi mới toàn diện của văn học. " Công cuộc hiện đại hoá đã diễn ra trên mọi mặt của đời sống văn học, làm biến đổi toàn diện nền văn học nước nhà. 2.Văn học hình thành hai bộ phận và phân hoá thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung với nhau để cùng phát triển. a. Bộ phận văn học công khai - Tuy có tính dân tộc và chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ, nhưng nó không có ý thức cách mạng và tinh thần chống đối trực tiếp chế độ thực dân. - Do khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mĩ nên bộ phận này phân hoá thành hai xu hướng chính: a.1. Văn học lãng mạn. - Thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái Tôi trữ tình đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng ước mơ. - Một số tác giả tiêu biểu: nhóm Tự lực văn đoàn, các nhà thơ mới, truyện ngắn trữ tình của Thạch lam, Thanh Tịnh, Hồ Zếnh, tuỳ bút và truyện ngắn của Nguyễn Tuân, " Vh lãng mạn góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân, đấu tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến cổ hủ để giải phóng cá nhân, giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân,Tuy nhiên nó ít gắn trực tiếp với đời sống xã hội chính trị của đất nước, đôi khi đề cao chủ nghĩa cá nhân cực đoan. a.2. Văn học hiện thực - Tập trung vào việc phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời, đi sâu phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột với một thái độ cảm thông sâu sắc. - Một số tác giả tiêu biểu: Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, " Có tính chân thật cao và thấm đượm tinh thần nhân đạo. Tuy nhiên các nhà văn hiện thực phê phán chỉ thấy tác động một chiều của hoàn cảnh đối với con người, coi con người là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh. ² Hai xu hướng này cùng tồn tại song song, vừa đấu tranh với nhau, vừa ảnh hưởng, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. b. Bộ phận văn học không công khai. - Đội ngũ nhà văn: Những chiến sĩ và quần chúng cách mạng. Là vũ khí sắc bén đấu tranh chống ke thù, là phương tiện truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng. Lên án chủ nghĩa thực dân và bọn phong kiến tay sai, kêu gọi tư tưởng yêu nước, chống Pháp đô hộ, tuyên truyền lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, Một số tác giả tiêu biểu: Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Tố Hữu, † Tóm lại,giữa các bộ phận, các xu hướng này vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển. Củng cố ? Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ đầu TK XX – CMT8 1945 ( khái niệm hiện đại hoá, nguyên nhân, quá trình hiện đại hoá) ? Sự phân hoá phức tạp. ? Điểm khác nhau giữa hai bộ phận: công khai và không công khai ( về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, tính chất ) Dặn dò Học bài, xem tiếp phần còn lại. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • dockhai quat vh vn tu dau tk xx den cmt8, t1.doc