A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Phân tích được tâm trạng trong tác phẩm trữ tình.
- Thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ thông qua năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình.
B. Phương tiện:
- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ.
- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định, kiểm tra:
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11 - Bình giảng văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỂ 3: TIẾT 5 - 6
BÌNH GIẢNG VĂN HỌC
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
- Phân tích được tâm trạng trong tác phẩm trữ tình.
- Thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ thông qua năng lực cảm thụ tác phẩm trữ tình.
B. Phương tiện:
- SGK, SGV, thiết kế lên lớp, bảng phụ.
- Phương pháp: Phát vấn, thảo luận.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định, kiểm tra:
- Ổn định: Giáo viên nắm sĩ số và tình hình chuẩn bị bài của học sinh.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
? Thế nào là bình giảng văn học? Em hiểu ý nghĩa của từ “bình” và từ “giảng” như thế nào.
- Từ cách hiểu trên, theo em khám phá tác phẩm văn học có phải là bình giảng không? Vì sao?
- Theo cách hiểu của bản thân, mục đích của bình giảng là gì?
- Vậy so với bài làm văn phân tích văn học thì bài làm văn bình giảng văn học có gì khác?
- Do yêu cầu đi sâu vào việc phân tích từ ngữ, nhịp điệu, nhạc điệu, câu văn, ý thơ.. cho nên đối tượng của bài bình giảng thường là những đối tượng nào?
- Yêu cầu cơ bản của một bài bình giảng văn học đối với học sinh là gì?
- Dựa vào khái niệm, mục đích, yêu cầu được tìm hiểu nêu trên, để làm tốt bài bình giảng văn học học sinh cần phải làm gì?
- Hãy cho biết một dàn bài bình giảng cần có những phần nào và nội dung của từng phần cụ thể là gì?
- Đề bài yêu cầu gì?
* Lưu ý: Về mặt phương pháp, khi bình giảng bất kì một đoạn thơ nào cũng phải đặt nó trong chỉnh thể tác phẩm.
- Phần mở bài với đề này cần giới thiệu những gì?
- Phần thân bài cần bình giảng những giá trị độc đáo gì của khổ thơ ?
- Em hãy nêu cách kết bài theo yêu cầu đề.
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm
- Bình giảng văn học là một hình thức hoạt động của văn học của người đọc đối với tác phẩm.
+ Giảng: tức là giảng giải, phân tích các nghĩa lí văn chương, các biện pháp nghệ thuật, các ý nghĩa hàm ẩn.
+ Bình: tức là bình luận, nghị luận nhằm đánh giá, khen chê về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học.
=> Khám phá tác phẩm văn học thực chất là bình giảng văn học, bởi vì trong phạm vi của nó đều bàn luận và giảng giải về cái hay cái, cái đẹp và cái hạn chế (nếu có) trong tác phẩm văn học.
2. Mục đích của bình giảng văn học
- Nó là một hình thức để học sinh rèn luyện kĩ năng bình và giảng tác phẩm văn học.
- So với bài làm văn phân tích tác phẩm văn học thì bình giảng nghiêng về giảng giải thẩm bình từ ngữ, câu văn, ý thơ, cấu tứ bài thơ.
- Đối tượng của bài bình giảng thường là các đoạn văn, đoạn thơ ngắn, thậm chí là một câu thơ, một khổ thơ.
3. Yêu cầu của bình giảng văn học
- Học sinh cần phát huy năng lực bình luận, bình phẩm các giá trị của ngôn từ.
- Tìm từ hay, ý đắt, nhịp lạ, so sánh, cân nhắc các hình thức biểu đạt để khẳng định năng lực thẩm văn của mình. Chính vì vậy, so với bài phân tích văn học, nó mang đậm màu sắc chủ quan của người thẩm bình.
4. Cách làm bài bình giảng
- Đọc thật kĩ đoạn văn, thơ cần bình.
- Phát hiện những hiện tượng ngôn từ đặc sắc, mới lạ, khác thường, những cách dùng hình ảnh có tính ngịch lí, những phép đảo, phép đối
- Cố gắng tìm tòi lôgic nghệ thuật của tác giả, các biểu trưng, điển cố ẩn dụ,..
5. Dàn bài khái quát
a. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả và đoạn văn, thơ được bình giảng.
b. Thân bài: Bình giảng đoạn văn, thơ theo trình tự diễn đạt. Có thể bắt đầu từ ấn tượng chung rồi lần lượt bình giảng những chỗ đặc sắc và cho đến hết.
c. Kết bài: Từ ấn tượng chung mà kết luận về sức mạnh ngôn từ, nghệ thuật diễn đạt, cấu tứ độc đáo hoặc phong cách của đoạn văn , thơ.
II. THỰC HÀNH
Đề: Bình giảng khổ thơ kết thúc bài Tràng giang của Huy Cận:
Lớp lóp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
1. Tìm hiểu đề:
- Đề bài yêu cầu bình giảng một khổ thơ trong bài thơ Tràng giang – một sáng tác rất tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước Cách mạng.
- Khổ thơ kết thúc này có vị trí đặc biệt quan trọng trong Tràng giang. Nó là tâm trạng được bộc lộ trực tiếp, là đỉnh điểm cảm xúc của nhân vật trữ tình và nó là kết tinh nỗi buồn mênh mang sâu lắng trong cả Tràng giang và từ đó toát lên ý nghĩa tích cực của bài thơ.
- Khổ này chứa đựng những tâm trạng, nỗi niềm của một cá nhân cô đơn trong những hình ảnh đậm màu sắc cổ điển. Hồn thơ Đường, hồn thơ Việt ở một thi sĩ Thơ mới giao hòa, gắn kết khắp cả Tràng giang nhưng rõ nhất ở khổ thơ này.
2. Dàn bài
a. Mở bài
- Đặc điểm bao trùm của tâm hồn thơ Huy Cận thời Lửa thiêng (1938): trĩu nặng sầu buồn.
- Giới thiệu khổ thơ kết thúc Tràng giang. Khẳng định ý nghĩa quan trọng của nó trong toan bài thơ.
b. Thân bài
- Hình ảnh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ ở hai câu trước:
+ Bầu trời trên mặt tràng giang (không gian trên cao).
+ Sự vận dụng thơ ca cổ điển: chữ đùn trong thơ Đỗ Phủ, hình ảnh cánh chim trên bầu trời buổi hoàng hôn.
+ Sự kết hợp hai lối vẽ đối lập: hùng vĩ và bề thế: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc và bé nhỏ mảnh mai Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Từ đó gợi cảm giác về sự yếu ớt, cô đơn của mỗi sinh vật trong vũ trụ vô cùng vô tận.
- Niềm nhớ quê, nhớ nhà da diết của một cá nhân đang lạc lõng, bơ vơ:
+ Sự xuất hiện rất tự nhiên tâm trạng nhớ trong thời điểm cụ thể ấy.
+ Nỗi nhớ thiết tha thành cảm giác, thành hình ảnh gửi gắm cụ thể qua các chữ dợn dợn vời con nước.
+ Sự vận dụng ý thơ Thôi Hiệu ngày trước để bộc lộ niềm thương nhớ gia đình, quê hương.
+ Không chỉ là nỗi nhớ của tình cảm riêng tư mà thực chất đây là niềm khát khao tình đời, tình người ấm áp trong cái xã hội lạnh giá lúc bấy giờ. Nội dung cảm động của nỗi buồn trong Tràng giang chính là ở chỗ đó.
c. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa tích cực của tâm trạng nhân vật trữ tình trong khổ thơ và trong cả bài thơ Tràng giang. Nó gợi cho ta những rung cảm trong sáng trước vẻ đẹp buồn của thiên nhiên, đất nước.
- Sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và màu sắc hiện đại, hiện tượng “bình cũ rượu mới” thú vị qua khổ thơ.
File đính kèm:
- chu de 3.doc