A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được nội dung các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm cuả phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ năng viết văn nghị luận.
1/ Kiến thức
- Kiến thức chủ yếu về một số văn bản chính luận thường gặp.
- Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ ) của ngôn ngữ chính luận.
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
2/ Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản
3/ Thái độ
Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách ngôn ngữ chính luận khi cần thiết.
8 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 33 - Tiết 112, 113, 114, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Ngày soạn: 08/04/2012
Tiết 112
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được nội dung các khái niệm ngôn ngữ chính luận, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Có kĩ năng nhận biết và phân tích được đặc điểm cuả phong cách ngôn ngữ chính luận, nâng cao một bước kĩ năng viết văn nghị luận.
1/ Kiến thức
- Kiến thức chủ yếu về một số văn bản chính luận thường gặp.
- Khái niệm ngôn ngữ chính luận, mối quan hệ và sự khác biệt giữa chính luận và nghị luận.
- Đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, biện pháp tu từ) của ngôn ngữ chính luận.
- Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận.
2/ Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích những đặc điểm về phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Nhận biết và phân tích được những biểu hiện của các đặc trưng cơ bản trong phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Viết văn nghị luận chính trị xã hội; dùng từ, đặt câu, lập luận, kết cấu văn bản
3/ Thái độ
Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phong cách ngôn ngữ chính luận khi cần thiết.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo...
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ...
2/ Học sinh
Học bài cũ, SGK, SBT...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi
Ngôn ngữ chính luận được hiểu như thế nào? Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận?
3/ Bài mới
Ở tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận, biết cách phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận. Vậy các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận là gì? Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu những điều đó.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
- GV yêu cầu HS đối sánh các cặp từ sau và rút ra nhận xét về ngữ âm và chữ viết:
Quan điểm - quang điểm, mất mãn – bất mãn, trính trị - chính trị, lập trường – lập chường
- Hs trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Vậy cách sử dụng ngữ âm, chữ viết đối với phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
- Gv treo bảng phụ. Hs đọc ngữ liệu.
- GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu sau
(chú ý từ gạch chân) từ đó yêu cầu HS rút ra cách sử dụng từ ngữ:
“ Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe quần chúng”
( Đạo đức cách mạng – Hồ Chí Minh)
- Những từ ngữ gạch chân được gọi là từ ngữ gì?
- Hs lấy thêm ví dụ.
- Vậy cách sử dụng từ ngữ đối với phong cách ngôn ngữ chính luận là gì?
- Hs trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, nhận xét về các kiểu câu thường sử dụng trong văn bản chính luận:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu trong rương trong hòm”.
(Hồ Chí Minh)
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”
(Hồ Chí Minh)
- Hs trả lời
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, yêu cầu HS nhận xét về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập.”
(Hồ Chí Minh)
“ Sự nghiệp của chúng ta giống như rừng dương lên, đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng. Đi sâu vào từng nhóm cây, từng cây chúng ta thấy có những cây của chúng ta còn có bệnh, cong queo, chưa phải tốt lắm, nhưng phải thấy những cây ấy có sức vươn lên bởi vì nó có rừng che chở và tất cả những cây cộng lại thành rừng ”.
(Phạm Văn Đồng)
“Cái xã hội Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán này, há chẳng phải các nhân vật giả dối Âu chẳng ra Âu, Hán chẳng ra Hán ấy múa bút khua lưới mà gây nên ư?”
( Ngô Đức Kế)
- HS trả lời.
- TT3: GV nhận xét, bổ sung.
- Em hãy trình bày những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
- Ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chất gì giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ chính luận?
* Hoạt động 2. Luyện tập
- Hs đọc bài tập 1.
- Gv yêu cầu Hs đọc kĩ đoạn trích.
- Cho biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?
- Hs đọc bài tập 2.
- Hs đọc lại câu nói của Hồ Chí Minh.
- Nêu những ý chính để trình bày đề cương bài nói chứng minh cho câu nói của Hồ Chí Minh?
- Hs trình bày.
- Gv chốt ý chính.
- Hs đọc bài tập 3.
- Em có đồng ý với ý kiến ở bài tập 3 không?
- Nêu những ý chính để chứng minh nhận định đó.
- Hs trình bày.
- Gv nhận xét.
- Hs viết những ý chính vào vở.
II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1/ Các phương tiện diễn đạt
a. Về ngữ âm - chữ viết
* Ví dụ
Quan điểm, bất mãn, chính trị, lập trường
* Cách sử dụng ngữ âm – chữ viết
- Dạng viết: Tuân thủ quy tắc chính tả của phong cách ngôn ngữ gọt giũa, thường được in bằng kiểu chữ trang trọng, nghiêm túc.
- Dạng nói: Phát âm rõ ràng, âm lượng và ngữ điệu thích hợp.
b. Từ ngữ
* Ví dụ
- Từ ngữ chính trị: đạo đức cách mạng, đấu tranh, quần chúng.
* Cách sử dụng từ ngữ
- Sử dụng vốn từ ngữ chung cho mọi phong cách (trong trường hợp cần thiết có thể dùng cả khẩu ngữ).
- Kết hợp với những từ ngữ riêng của phong cách ngôn ngữ chính luận: Từ ngữ chính trị
c. Về ngữ pháp
* Ví dụ
- Câu tỉnh lược: Tinh thần yêu nước.
- Câu cảm thán: Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
* Cách sử dụng các kiểu câu
Sử dụng linh hoạt các kiểu câu
=> Đạt hiệu quả tâm lí, tăng sức thuyết phục, phục vụ cho nhiều mục đích phát ngôn khác nhau.
d. Biện pháp tu từ
* Ví dụ
- Điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc, một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó, dân tộc đó.
- So sánh: giống như
- Câu nghi vấn, lối nói cường điệu, trùng điệp: nên ư?, múa bút khua lưới, Âu – Hán.
* Cách sử dụng biện pháp tu từ
Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ: dùng câu nghi vấn, lối nói cường điệu, so sánh, điệp ngữ.
=> Đạt hiệu quả tâm lí, tăng sức thuyết phục.
2/ Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận
a. Tính công khai về quan điểm chính trị
- Người nói (viết) thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ, chính trị của mình một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở.
b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
- Phong cách chính luận thể hiện tính chặt chẽ của hệ thống lập luận. Đó là yếu tố làm nên hiệu quả tác động đến lí trí và tình cảm người đọc (nghe).
c. Tính truyền cảm, thuyết phục
- Ngôn ngữ chính luận là công cụ để trình bày, thuyết phục, tạo nên tính hấp dẫn lôi cuốn người đọc(nghe) bằng giọng văn hùng hồn, tha thiết; ngữ điệu truyền cảm.
à Ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chất trung gian giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ khoa học. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các phong cách ngôn ngữ khác và góp phần vào sự phát triển của tiếng Việt.
* Ghi nhớ: (Sgk)
III. LUYỆN TẬP
* Bài tập 1
Các phép tu từ.
- Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có ... dùng ...
- Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
- Ngắt đoạn câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.
* Bài tập 2
Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chí Minh:
- Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên (trong đó có học sinh là lực lượng quan trọng) cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là người chủ tương lai của đất nước.
- Các luận chứng:
+ Thế hệ thanh niên trong Cách mạng tháng Tám.
+ Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp.
+ Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, hội nhập với thế giới.
- Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là học sinh) phải học tập để xây dựng đất nước sánh vai với các nước văn minh, tiến bộ.
* Bài tập 3
Có thể nêu một số ý:
- Lòng yêu nước có thể được giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực “nhỏ bé” của mỗi người.
+ Yêu người thân.
+ Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm ấu thơ.
- Từ tình cảm cụ thể và “nhỏ bé” nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi người.
4/ Củng cố
- Nhận xét về các phương tiện diễn đạt của phong cách ngôn ngữ chính luận?
- Nhắc lại các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
5/ Dặn dò
- Viết hoàn chỉnh đoạn văn ở bài tập 2 và 3.
- Soạn bài: Ôn tập phần văn học
+ Kẻ bảng thống kê những tác phẩm đã học ở học kì 2: tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
+ Soạn bài theo những câu hỏi gợi ý Sgk.
-------------------------------------------------{------------------------------------------------------
Ngày soạn: 12/04/2012
Tiết 113+114+TC32
ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm vững những tri thức cơ bản về văn học hiện đại, hệ thống các tác phẩm theo tinh thần thể loại.
- Biết phân tích theo từng cấp độ: sự kiện - tác phẩm - hình tượng và ngôn ngữ theo phong cách chức năng.
1/ Kiến thức
- Khái niệm về văn học hiện đại.
- Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại.
- Bản chất đặc thù: tính hiện đại của tác phẩm.
2/ Kĩ năng
Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại.
3/ Thái độ
Có ý thức ôn tập tốt chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đọc sáng tạo...
- Phương tiện: SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án, bảng phụ...
2/ Học sinh
Học bài cũ, SGK, SBT...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
2/ Kiểm tra bài cũ
Gv kiểm tra phần bài soạn của Hs.
3/ Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
- Hs chia lớp thành 4 nhóm, tiến hành thảo luận theo các câu hỏi gợi ý Sgk.
- Hs đọc yêu cầu câu 1.
- Thơ mới khác với thơ trung đại như thế nào?
- GV lập bảng cho HS thảo luận và gọi đại diện lên bảng ghi hoàn chỉnh các phần.
- Hs làm việc.
- GV nhắc lại một số bài đã học để so sánh, nhận xét.
- Gv treo bảng phụ.
- Gv yêu cầu HS lên hoàn chỉnh các yêu cầu: Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà? Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên.
- Hs lên bảng trình bày.
- Qua việc phân tích, so sánh các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu, em hãy làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- GV cho HS trình bày ý kiến sau đó diễn giải, nhận xét.
- Hs đọc yêu cầu bt 4.
- GV cho HS lên bảng trình bày: Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, Chiều xuân của Anh Thơ.
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
* Câu 1: Thơ mới và thơ trung đại
THƠ TRUNG ĐẠI
THƠ MỚI
Ra đời trong xã hội phong kiến, chịu ảnh hưởng thi pháp văn học Trung Quốc.
Ra đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến, chịu ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây.
Tác giả là tầng lớp nho sĩ, quan lại.
Tác giả là trí thức Tây học.
Thể hiện “cái đại chúng”
Thể hiện “cái tôi” một cách tuyệt đối, ý thức cá nhân phát triển.
* Câu 2
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
HẦU TRỜI
1/ Nội dung
Chí làm trai là chủ động xoay trời đất, làm việc kì lạ, làm chủ cuộc sống
Khẳng định sự đóng góp của cá nhân với cuộc đời, tin tưởng vào thế hệ mai sau.
Xót xa trước hiện thực đất nước, phê phán nền thi cử Nho học.
Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường.
1/ Nội dung
- Khẳng định tài năng văn chương hơn người, khao khát muốn thể hiện cái tôi tài hoa, phóng túng giữa cuộc đời của tác giả.
- Cuộc sống của người cầm bút.
2/ Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn bát cú.
Luật và ngôn ngữ thuộc phạm trù văn học trung đại.
Xây dựng được hình tượng mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng, hình ảnh kì vĩ, mạnh mẽ
- Viết năm 1905.
2/ Nghệ thuật
Hư cấu truyện Hầu trời, có sự sáng tạo trong sáng tác.
Thể thơ thất ngôn tự do.
Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh
“Cái tôi cá nhân” vần phảng phất tính “cái ngông” của nhà văn Nho tài tử trong thơ ca trung đại thời kỳ cuối.
Viết năm 1921
* Câu 3
- Giai đoạn thứ nhất (đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920) thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chí sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu.
Nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại. Tiêu biểu là Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Bài thơ thể hiện lẽ sống mới, quan niệm mới về chí làm trai, nhưng vẫn viết bằng thi pháp và ngôn ngữ văn học trung đại.
- Giai đoạn 2 (1920-1930), công cuộc hiện đại hóa đã được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, đã có tính hiện đại, nhưng những yếu tố thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là thơ. Tiêu biểu là Hầu trời – Tản Đà. Bài thơ đề cập đến cái tôi cá nhân phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình; quan niệm hiện đại về nghề văn. Nhưng cái tôi cá nhân đó phảng phất tinh thần cái ngông của nhà nho tài tử của Nguyễn Công Trứ, Tú Xương. Cho nên chỉ xem Hầu trời là gạch nối giữa hai thời đại của văn học dân tộc.
- Giai đoạn 3 (1930-1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên nhiều thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là cuộc cách mạng trong thơ ca. Vội vàng – Xuân Diệu đã thể hiện sự cuồng nhiệt hết mình khi giao cảm với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Xuân Diệu bộc lộ quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thời gian, đời người và lối sống vội vàng. Đến Xuân Diệu, quá trình hiện đại hóa văn học mới diễn đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện.
* Câu 4
Tác phẩm
NỘI DUNG
NGHỆ THUẬT
Vội vàng (Xuân Diệu)
Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, với con người, với cái đẹp của thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con ngưởi. Từ đó có quan niệm mới mẻ về nhân sinh. Nỗi buồn về thời gian một đi không bao giờ trở lại, đời người hữu hạn để từ đó có cách sống vội vàng.
- Giọng điệu say mê sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh.
- Kết hợp giữa cảm xúc và mạch luận lý.
Tràng giang (Huy Cận)
Huy Cận gửi nỗi buồn của mình, cái tôi cô đơn trước thiên nhiên sông dài trời rộng và cả những vật hữu hình nhỏ bé, trôi nổi. Đồng thời đọng lại trong tình yêu quê hương đất nước.
- Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại.
- Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảm.
Đây thôn Vĩ Dạ (ïHàn Mặc Tử)
- Bức tranh đẹp trong sự giao cảm với thiên nhiên và con người, để từ đó nhà thơ bộc lộ nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng. Một nỗi buồn với bao uẩn khúc trong lòng. Một tình cảm tha thiết với đời, với người
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ...
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
Tương tư
(Nguyễn Bính)
- Diễn tả tâm trạng của chàng trai lúc tương tư. Để từ đó thấy được hồn quê hoà lẫn với cảnh quê. Từ thương nhớ đến hờn giận, trách móc, chàng trai bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hồn thơ trữ tình dân gian.
Chiều xuân (Anh Thơ)
Bức tranh chiều xuân tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ hiện lên với không khí và nhịp sống ở nông thôn. Với cảnh vật của mùa xuân êm ả.
- Hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói cái tĩnh.
- Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài thơ Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh; Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu?
- Cái đẹp cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “Tôi yêu em”( Pu-skin)?
- Hs trình bày.
- Gv nhận xét.
- Tóm tắt ngắn gọn truyện “Người trong bao” của Sê-khốp.
- Phân tích hình tượng nhân vật Bê- li- cốp trong câu truyện.
- Hs trình bày.
- Gv nhận xét,viết những ý chính lên bảng.
- Hs viết vào vở, chọn một luận điểm và triển khai hoàn chỉnh vào vở.
- Gv thu một số bài, chấm.
- Hs tóm tắt ngắn gọn đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
- Phân tích hình tượng nhân vật hình tượng nhân vật Giăng-van-giăng trong truyện ngắn Người cầm quyền khôi phục uy quyền của Huy- gô.
* Câu 5
Tác phẩm
Nội dung
Nghệ thuật
Chiều tối
(Hồ Chí Minh)
- Tình yêu thiên nhiên, yêu cuôc sống ý chí vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt của người tù cộng sản. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của Bác.
- Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
- Từ ngữ cô đọng, hàm súc...
- Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn...
Lai Tân
(Hồ Chí Minh)
- Bài thơ như một tứ cười hóm hỉnh đầy tính chất trào lộng thâm thúy vào xã hội Trung Hoa dân quốc thời Tưởng Giới Thạch.
- Tạo điểm nhấn ở tiếng cuối mỗi câu.
- Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết.
Từ ấy
(Tố Hữu)
Lời tâm nguyện của người thanh niên trong bứơc đừng giác ngộ lý tưởng Đảng. Đồng thời bộc lộ niềm vui, say, tràn trề sức sống khi đón nhận lý tưởng Đảng
Hình ảnh tương sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái, nhịp thơ hăm hở...
Nhớ đồng (Tố Hữu)
Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương con người. Qua đó bộc lộ niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do.
Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ.
* Câu 6: Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “Tôi yêu em”.
- Lời giãi bày tình yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha nhưng ẩn chứa nỗi buồn.
- Ngôn ngữ giản dị kết hợp giữa cảm xúc và lý trí.
- Nét đặc sắc của câu cuối.
* Câu 7: Hình tượng nhân vật Bê- li- cốp
Hình ảnh của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX sống bạc nhược, bảo thủ, ít kỷ.
Xây dựng nhân vật điển hình, giọng kể chậm, giễu cợt kết hợp với sự buồn đời.
Tác giả thức tỉnh mọi người không thể sống như thế này mãi nữa.
* Câu 8: Hình tượng nhân vật Giăng-van- giăng
Là người ban phát tình thương cho những kẻ khốn khổ.
Là người chịu nhiều thiệt thòi vì người khác.
Lối xây dựng nhân vật đối lập, cử chỉ, lời nói, nụ cười ttrên môi của Giăng làm nhân vật thêm đặc sắc.
à Tác giả muốn khẳng định: Trong hoàn cảnh bất công con người chân chính vẫn có niềm tin vào tương lai dựa vào tình yêu thương.
4/ Củng cố
- Nắm chắc những giá trị nội dung và nghệ thuật của những văn bản đã học.
- Những tác phẩm khác, học sinh dựa vào phần Hướng dẫn học bài và Hướng dẫn đọc thêm để ôn tập.
5/ Dặn dò
- Hoàn chỉnh các câu hỏi gợi ý Sgk.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu Bt7 và Bt8.
- Soạn bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
+ Mục đích, yêu cầu của tóm tắt văn bản nghị luận.
+ Cách tóm tắt văn bản nghị luận.
+ Đọc lại văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh.
-----------------------------------------------------{--------------------------------------
File đính kèm:
- tuan 33.doc