A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
1/ Kiến thức
- Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của hai nhân vật chính.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
2/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng đọc - hiểu một đoạn trích kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Có thái độ cảm thông, trân trọng đối với những người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.
10 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 564 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Tuần 16 - Tiết 61 đến tiết 64, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: 11/11/2012
Tiết 61 + 62 + 63 + TC16
VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
( Nguyễn Huy Tưởng)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu và phân tích được xung đột kịch, tính cách, diễn biến tâm trạng, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong hồi V của vở kịch.
- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch.
1/ Kiến thức
- Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của hai nhân vật chính.
- Thái độ ngưỡng mộ, trân trọng của tác giả đối với những người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm.
2/ Kĩ năng
Rèn kĩ năng đọc - hiểu một đoạn trích kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.
3/ Thái độ
Có thái độ cảm thông, trân trọng đối với những người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, gợi mở,
- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 11, giáo án...
2/ Học sinh
- Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
- Hãy nêu ý nghĩa phê phán của truyện "Tinh thần thể dục"?
- Phân tích hình tượng nhân vật Khải Định qua đó làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén của ngòi bút Nguyễn Ái Quốc?
3/ Bài mới
* Dẫn nhập
Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, chúng ta đã làm quen với thể loại kịch qua một đoạn trích trong vở kịch nổi tiếng Tôi và chúng ta của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Để hiểu thêm về đặc điểm của kịch và cách phân tích thể loại kịch, đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) sẽ cung cấp thêm cho chúng ta những tri thức và kĩ năng cần thiết.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Dựa vào phần tiểu dẫn Sgk, em hãy cho biết đôi nét chính về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?
- Dựa vào Sgk, em hãy tóm tắt lại nội dung vở kịch?
- Vở kịch Vũ Như Tô đề cập đến vấn đề gì?
- Kết cấu của vở kịch gồm mấy hồi?
- Nêu vài nét chính về đoạn trích?
- Đặc điểm của một vở bi kịch lịch sử là gì?
Gv làm rõ: Thể kịch mà xung đột kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được, mọi khắc phục mâu thuẫn đều dẫn đến “sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- Gv hướng dẫn Hs đọc văn bản.
- Gv phân vai cho Hs đọc đoạn trích. Yêu cầu Hs chú ý dựa vào các chỉ dẫn sân khấu để thể hiện giọng đọc cho phù hợp với tình huống truyện:
+ Giọng Đan Thiềm đầy lo lắng, hốt hoảng, cứng cỏi, đau đớn.
+ Giọng Vũ Như Tô băn khoăn, chất chứa những câu hỏi lớn vừa nhức nhối, vừa da diết, vừa khắc khoải, cuối cùng là đau đớn tột độ trong tiếng "rú lên" kinh hoàng khi Cửu Trùng Đài bị biến thành đài lửa.
+ Giọng quân lính hỗn láo, giọng lũ cung nữ bợ đợ, lằng lơ...
- Em hãy tóm tắt nội dung hồi V của vở kịch?
TIẾT 2
- Đan Thiềm hoảng hốt thông báo "loạn đến nơi rồi" và thở dài "Biến đến thế là cùng". "Loạn" và "biến", những sự việc khủng khiếp xảy ra trong hồi V, theo em xuất phát từ đâu? Liệu có cách giải quyết nào khác ngoài "loạn" và "biến"?
- Vũ Như Tô nói: "Ta xây Cửu Trùng Đài phải đâu để hại nước? ...Ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thưở?"
Bọn nội giám lại nói: "Để Cửu Trùng Đài làm gì?"
Còn quân sĩ thì "cười ầm" bắt Vũ Như Tô: "Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi..."
Theo em, vì sao lại có những ánh mắt và thái độ khác biệt như vậy khi nhìn nhận và đánh giá Cửu Trùng Đài?
- Hãy liệt kê những lời thoại thể hiện sự khác biệt này. Từ đó, em hãy chỉ ra mâu thuẫn thứ hai trong vở kịch?
- Gv làm rõ: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Mâu thuẫn này không thể giải quyết rạch ròi, dứt khoát. Chân lí vừa thuộc về Vũ Như Tô vừa thuộc về nhân dân. Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết và có tác động lẫn nhau.
TIẾT 2
- Cái tài của Vũ Như Tô trong lớp kịch được thể hiện như thế nào?
- Gv nói thêm: Một thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một” “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên” có thể “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”
- Những chi tiết nào chứng tỏ Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có nhân cách lớn?
Gv làm rõ: Mặc dù bị Lê Tương Dực doạ giết Vũ Như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài. Ông cũng không phải là người hám lợi (Khi được vua ban thưởng lụa là, vàng bạc ông đã đem chia hết cho thợ). Lí tưởng, ước mơ xây một toà đài cao cả, nguy nga, tráng lệ...thật đẹp đẽ và chân chính nhưng lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân.
- Qua tóm tắt, em thấy giấc mộng ảo vọng của Vũ Như Tô bắt đầu ra sao? Trong thời khắc biến loạn dữ dội ông đã nhận ra ngay bi kịch của chính mình chưa?
- Chỉ đến khi nào thì Vũ Như Tô mới nhận ra sự thật?
- Em đánh giá như thế nào về nhân vật Vũ Như Tô?
- Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông khi xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai? Là có công hay có tội?
- Gv diễn giảng: Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ thuần tuý, hết mình phụng sự cái đẹp. Ông không đứng về phía Lê Tương Dực, nhưng lại muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão nghệ thuật của mình. Nhưng lợi ích nghệ thuật mà Vũ Như Tô theo đuổi đã mâu thuẫn với thực tế đời sống của nhân dân. Kết thúc trên chỉ ra tính bi kịch không thể điều hoà của mâu thuẫn.
- Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong đề tựa: "Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Dựa vào đoạn trích, em hãy lí giải điều mà nhà văn gọi là "bệnh Đan Thiềm"?
- Đáp lại lời giục giã của Đan Thiềm, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết sống chết với Cửu Trùng Đài. Ông cảm kích: "Đa tạ bà. Tấm lòng của bà, chỉ có lòng cha mẹ tôi mới sánh kịp". Một "tấm lòng" Đan Thiềm tri kỉ như vậy đã được thể hiện như thế nào trong hồi V của vở kịch?
- Phân tích diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm khi nhận ra thất bại của giấc mộng Cửu Trùng Đài?
- Em đánh giá như thế nào về nhân vật Đan Thiềm?
- Theo em, bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm có quan hệ với nhau không?
- Em hãy đánh giá những thành công về mặt nghệ thuật của đoạn trích?
* Hoạt động 3: Tổng kết
- Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản?
TC16
- Em hãy cho biết ý nghĩa của Cửu Trùng Đài? Nó có đơn thuần chỉ là một công trình kiến trúc không?
- Ý nghĩa biểu tưởng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ, đối với từng nhân vật sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Em hãy chứng minh.
- Thái độ của tác giả trong đoạn trích là gì?
- Hãy viết đoạn văn trình bày những suy nghĩ của cá nhân em về đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài".
- Gv hướng dẫn Hs viết bài.
- Gv thu vở chấm, đọc những bài hay, cho điểm.
- Điều mà tác giả muốn gửi gắm khi xây dựng mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật chân chính và lợi ích của nhân dân là gì?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1/ Tác giả
- Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960)
- Quê quán: làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
- Xuất thân trong một gia đình nhà nho.
- Văn phong giản dị, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc.
- Là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài trong lịch sử và có nhiều đóng góp ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Năm 1996 được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2/ Tác phẩm
a. Vở kịch “ Vũ Như Tô”
- Sáng tác năm 1941.
- Tóm tắt : Sgk
- Nội dung: ghi lại những sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 -1517 ở thời Lê Tương Dực.
- Kết cấu: ban đầu của tác phẩm gồm 3 hồi, đăng trên tạp chí Tri Tân năm 1943 - 1944 sau đó tác giả sửa lại thành vở kịch 5 hồi.
b. Đoạn trích
- Vị trí đoạn trích ở hồi 5. (hồi cuối của tác phẩm)
- Thể loại: Bi kịch lịch sử.
- Nhân vật chính có say mê khát vọng lớn lao, có khi có những sai lầm trong hành động, có kết thúc bi thảm nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tính nhân văn của mỗi người.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Những mâu thuẫn xung đột cơ bản
a. Mâu thuẫn giữa bọn hôn quân, bạo chúa cùng các phe cánh của chúng và nhân dân lao động
Bọn hôn quân, bạo chúa cùng các phe cánh của chúng
Nhân dân lao động
- Xa hoa, trụy lạc, ăn chơi hưởng thụ.
- Tăng thuế, bắt thợ
- Lầm than, khốn khổ
- Vất vả, đói khát, dịch bệnh, tai nạn.
-> Giải quyết theo quan điểm của nhân dân. Hôn quân bị giết, cung nữ bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt thành tro.
b. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy với lợi ích thiết thực của nhân dân
Quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy
Lợi ích thiết thực của nhân dân
- Người nghệ sĩ thiên tài muốn đem tài năng tô điểm đất nước, đứng trên lập trường của người nghệ sĩ, hết mình phụng sự cái đẹp.
- Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài là thân xác, phần hồn của cuộc đời mình.
( Khát vọng sáng tạo)
- Sẵn sàng chấp nhận làm việc cho hôn quân bạo chúa
- Trong mắt dân chúng, Cửu Trùng Đài là hiện thân của tội ác, sự ăn chơi xa xỉ. Cửu Trùng Đài là kẻ thù của họ, cần phải trị tội.
- Vui mừng khi Cửu Trùng Đài cháy, Vũ Như Tô ra pháp trường.
-> Đây là mâu thuẫn không thể điều hòa. Vũ Như Tô chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp mả không đứng trên lập trường của cái thiện; đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân.
2/ Nhân vật Vũ như Tô
- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, là hiện thân cho niềm khát khao say mê sáng tạo cái đẹp.
- Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả nhưng lại xa rời hiện thực đời sống của nhân dân. Xây Cửu Trùng Đài là khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô nhưng lại đặt lầm chỗ, lầm thời, xa rời thực tế.
- Trong thời khắc biến loạn dữ dội, ông vẫn không tỉnh, vẫn say sưa với giấc mơ.
+ Nghe Đan Thiềm báo tin -> cho là "họ hiểu lầm"
+ Nghe tin nội giám, nghe tiếng quân reo -> cho là điều "vô lí".
+ Bị bắt dẫn về trình chủ tướng -> hy vọng có thể "phân trần", giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng.
- Chỉ khi đến Cửu Trùng Đài bị cháy mới nhận ra sự thật về giấc mộng lớn đã tan tành.
- Rú lên: Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm phẫn" kinh hoàng và tuyệt vọng -> Nỗi đau vỡ mộng hóa thành tiếng kêu bi thiết, não nùng.
=> Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả những sai lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Đó là vấn đề muôn thưở mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật vị nhân sinh thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.
3/ Nhân vật Đan Thiềm:
- Là một cung nữ nhưng lại có “bệnh” đam mê, trân trọng, nâng niu cái đẹp, cái tài của Vũ Như Tô - một kiến trúc sư biết sáng tạo cái đẹp. “Bệnh Đan Thiềm” là mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo ra cái đẹp. Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy.
- Khuyên Vũ Như Tô ở lại để xây Cửu Trùng Đài. Khi có biến tìm mọi cách thuyết phục ông trốn đi.
-> bảo vệ cái tài, cái đẹp.
- Tâm trạng của Đan Thiềm khi nhận ra thất bại của giấc mộng Cửu Trùng Đài:
+ Đau đớn khi nghĩ đến sự sống chết của Vũ Như Tô.
+ Hai mươi lần thúc giục Vũ Như Tô "trốn đi", "lánh đi", "đi đi", "chạy đi"
+ Van xin khẩn thiết, quyết liệt.
+ Khi "có trốn cũng không được nữa" tìm mọi cách van xin tha tội cho Vũ Như Tô.
- Kết thúc: kêu lên thảng thốt, đau đớn, nghẹn ngào, nức nở.Câu nói cuối cùng của Đan Thiềm là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài – vĩnh biệt một giấc mộng lớn trong máu và nước mắt."Ông Cả ! Đài lớn ta tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt"
-> Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành -> bi kịch
=> Đan Thiềm là người biết quý trọng cái đẹp nhưng vẫn tỉnh táo, hiểu đời, hiểu người. Mọi cố gắng giữ gìn, bảo vệ không thành.
* Bi kịch của Vũ Như Tô và Đan Thiềm tuy khác nhau nhưng bổ sung cho nhau làm tăng thêm kịch tính: Người sáng tạo và kẻ tri âm liên tài đều có thể chết vì tài cao, vì người tri âm.
4/ Nghệ thuật
- Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hành động dồn dập, đầy kịch tính. Đoạn trích đã thể hiện một ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh. Cách dẫn đắt các xung đột kịch thể hiện tính cách, tâm trạng nhân vật thông qua ngôn ngữ và hành động rất thành công.
- Các lớp kịch ngắn chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch, thay đổi liên tục, lời thoại gấp gáp, các tiếng reo, tiếng théttạo một không gian bạo lực kinh hoàng đến chóng mặt.
- Việc đặt nhân vật trong không gian cung cấm với các tên đất, tên người cụ thể ít nhiều có yếu tố sử sách làm cho vở kịch hoành tráng, có không khí lịch sử.
III. TỔNG KẾT
Đoạn trích đặt ra vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thưở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, đồng thời tác giả cũng bày tỏ niềm cảm thông, trân trọng đối với người nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch.
IV. CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP
1/ Em hãy cho biết ý nghĩa của Cửu Trùng Đài
- Là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng.
- Đó là hiện thân của cái Đẹp, không phải cái Đẹp nó chung mà là cái Đẹp “siêu đẳng”. Với những nhà kiến trúc tài cao, đây là dịp thi thố tài năng, thực hiện “mộng lớn”, khẳng định thiên tài kỳ vĩ của mình.
- Hiện thân cho cái Đẹp xa hoa. Xây nên kỳ quan ấy, tất nhiên cực kỳ tốn kém, một sự tốn kém không chỉ tính bằng tiền của ngân khố quốc gia, mà còn phải tính bằng cả mồ hôi, nước mắt và máu nữa. Nơi để “cho vua chơi”!
- Theo đó, ý nghĩa biểu tưởng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ. Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà. Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi. Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu,
2/ Thái độ của tác giả trong đoạn trích
- Trân trọng cái tài, khâm phục cái hoài bão của Vũ Như Tô, tuy nhiên không thể là ngợi ca một chiều. Ông nhận ra Vũ Như Tô chỉ là người tài chưa phải bậc hiền tài, cái đẹp Vũ Như Tô tạo ra là tuyệt mĩ chứ không tuyệt thiện. Chân lí thuộc về Vũ Như Tô một nửa còn một nửa thuộc về đời sống dân chúng .
- Thương cảm cho bi kịch của người nghệ sĩ có tài, có tâm, đam mê nghệ thuật, khao khát sáng tạo, sẵn sàng hy sinh tất cả cho cái đẹp, nhưng xa rời thực tế mà phải trả giá đắt bằng sinh mệnh và cả công trình nghệ thuật của mình.
3/ Ý nghĩa của mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật và lợi ích của nhân dân
- Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô và Đan Thiềm bị giết, cái đẹp và cái thiện không thể điều hòa, chung sống, mâu thuẫn này chỉ được giải quyết khi đời sống tinh thần của nhân dân, nhu cầu về cái đẹp được nâng cao, cần có sự giác ngộ của cả nghệ sĩ và nhân dân.
- Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không thể chỉ mang cái đẹp thuần túy, mà phải có mục đích phục vụ nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời, nhưng cũng phải biết xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa khát vọng đó với điều kiện thực tế của cuộc sống, với đòi hỏi,
của muôn dân.
- Xã hội phải biết tạo điều kiện sáng tạo cho các tài năng, vun đắp tài năng, quý trọng nâng niu những sản phẩm nghệ thuật đích thực.
4/ Củng cố
- Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô.
- Xác định và phân tích hai mâu thuẫn cơ bản của văn bản.
- Phân tích, so sánh hai tính cách Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
- Hoàn thành phần bài tập phần luyện tập.
5/ Dặn dò
Soạn bài: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Xem lại những kiến thức về phỏng vấn đã học.
- Đọc trước những bài tập thực hành của phần luyện tập.
- Thực hiện những bước chuẩn bị phỏng vấn đối với những bài tập đó.
-------------------------------------------------|---------------------------------
Ngày soạn: 20/2012 /202012
Tiết 64
LUYỆN TẬP
PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu mục đích và tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.
- Những yêu cầu cơ bản về cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Biết phỏng vấn và trả lời phỏng vấn một vấn đề quen thuộc.
1/ Kiến thức
- Mục đích phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Yêu cầu đặt ra với người phỏng vấn và người được phỏng vấn.
- Có những hiểu biết đầu tiên về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, một loại hoạt động không thể thiếu trong xã hội văn minh
2/ Kĩ năng
- Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của phỏng vấn và trả lời qua các ví dụ. Thực hành phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
- Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống.
- Nắm được một số kĩ năng phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, nhất là kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
3/ Thái độ
Thấy được sự cần thiết phải có thái độ khiêm tốn, nhã nhặn, biết chia sẻ lắng nghe.. trong giao tiếp với mọi người, tự tin khi thực hiện các cuộc phỏng vấn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1/ Giáo viên
- Phương pháp: diễn giảng, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng giải, hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi gợi mở, đóng vai thực hiện phỏng vấn,
- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức Ngữ văn THPT lớp 2012 , giáo án, một số bài phỏng vấn trên các tờ báo, mạng...
2/ Học sinh
- Học bài cũ, soạn kĩ bài, SGK, SBT.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi:
- Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là gì?
- Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn?
3/ Bài mới
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Ôn tập những kiến thức và kĩ năng cơ bản về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Phỏng vấn là gì? Lấy ví dụ những hình thức phỏng vấn mà em biết?
- Vai trò của phỏng vấn?
- Yêu cầu nào đối với người phỏng vấn? Nói rõ những yêu cầu trước, trong và sau khi phỏng vấn?
- Người được phỏng vấn phải tuân theo những yêu cầu nào?
* Hoạt động 2: Luyện tập phỏng vấn
- Gv đưa ra đối tượng phỏng vấn cụ thể là thầy hiệu trưởng.
- Đối với đối tượng là thầy hiệu trường thì ta nên lựa chọn vấn đề gì để phỏng vấn?
- Với vấn đề đó, em nên đặt ra những câu hỏi nào để phỏng vấn?
- Em sẽ mở đầu cuộc trò chuyện với thầy hiệu trưởng như thế nào?
- Kết thúc buổi trả lời phỏng vấn, em cần phải nói gì?
- Gv đưa ra các chủ đề để học sinh tiến hành phỏng vấn.
- Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có một chủ đề khác nhau.
- Cử đại diện các nhóm lên trình bày.
- Người trả lời phỏng vấn gọi bằng hình thức giơ tay.
- Gv đưa ra những câu hỏi gợi ý để hs tiến hành phỏng vấn tốt hơn.
- Gv nhận xét, cho điểm những cuộc phỏng vấn hay, thu hút được người nghe.
I. LÍ THUYẾT
1/ Phỏng vấn và vai trò của phỏng vấn
- Phỏng vấn là phương thức đối thoại hỏi đáp nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng nào đó. Những hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, gửi câu hỏi và câu trả lời qua bảng câu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, internet,...
- Phỏng vấn góp phần rèn luyện khả năng quan sát, phá đoán và thái độ chủ động, tự tin trong giao tiếp.
2. Yêu cầu phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Đối với người phỏng vấn
- Trước phỏng vấn: Xác định rõ mục đích phỏng vấn. Có sự hiểu biết nhất định về vấn đề và đối tượng phỏng vấn. Xây dựng đề cương, hệ thống câu hỏi.
- Trong phỏng vấn: Tôn trọng người được phỏng vấn và các qui tắc giao tiếp, có cách hỏi phù hợp. Biết lắng nghe, ghi chép, suy nghĩ; có sự nhạy bén, khéo léo...
- Sau phỏng vấn: sau khi có sự đồng ý của người được phỏng vấn cần chỉnh lí, biên tập và sử dụng một cách trung thực các thông tin thu nhận được.
b) Đối với người được phỏng vấn
Cần có trách nhiệm đối với thông tin mà mình cung cấp, nên có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại. Có sự tự tin, phản xạ nhanh
II. LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN
1/ Thực hiện cuộc phỏng vấn thầy hiệu trưởng trường em
a. Xác định vấn đề phỏng vấn: Thầy hiệu trưởng: quá trình xây dựng và trưởng thành, những thành tích nổi bật của trường
b. Chuẩn bị hệ thống câu hỏi:
- Xin cô cho biết năm thành lâp trường ?
- Quy mô của nhà trường ở thời điểm đấy?( số lớp, số lượng GV-HS)
- Quy mô hiện nay?
- Những thành tích của nhà trường trên những lãnh vực khác nhau?( danh hiệu thi đua của trường, gaío viên giỏi, học sinh giỏi cấp quốc gia, TDTT, công tác Đoàn,...)
c. Lời mở đầu- kết thúc:
- Mở đầu: Thưa thầy, nhân dịp trường PT Nguyễn Văn Linh kỉ niệm 3 năm thành lập, kính mong thầy vui lòng giới thiệu đôi nét về chặng đường hình thành và phát triển của trường.
- Kết thúc: cảm ơn thầy đã trả lời phỏng vấn. Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khoẻ, chúc thầy giáo, cô giáo và học sinh trường PT Nguyễn Văn Linh đạt thêm nhiều thành tích trong giảng dạy và học tập!
2/ Hướng dẫn học sinh thực hành phỏng vấn với những chủ đề sau:
a. Đề tài sở thích âm nhạc
b. Đề tài phương pháp học tập
c. Chấp hành luật an toàn giao thông của học sinh.
d. Môi trường
* Nhóm 1: Phỏng vấn học sinh về đề tài sở thích âm nhạc
- Xin bạn vui lòng cho biết, bạn có thích ca nhạc không? - Thị hiếu thưởng thức âm nhạc của giới trẻ ngày nay là thường yêu thích nhạc trẻ, ít ưa thích những bài bát truyền thống. Bạn nghĩ sao về vấn đề này?
- Bạn sẽ làm gì để cho bài hát truyền thống, dân ca được nhiều hs ưa thích nó?
- Bạn có thể hát một bài dân ca tặng cho cả lớp?
* Nhóm 2: Phỏng vấn học sinh về đề tài phương pháp học tập tích cực
- Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp học tập tích cực .
- Thế nào là phương pháp học tập tích cực?
- Tác dụng của phương pháp học tập tích cực?
- Yêu cầu và điều kiện của phương pháp học tập tích cực? - Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực?
- Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phương pháp học tập tích cực?
- Biện pháp khắc phục khó khăn?
- Mỗi HS có cách học khác nhau, nhưng các em đều phải tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội kiến thức trong sách vở, trên thực tế và do thầy (cô) cung cấp.
- Kinh nghiệm về sự phấn đấu và kết quả đạt được.
+ Phương pháp học tập ở trường THPT.
+ Phương pháp tự học ở nhà và cách giải quyết các vấn đề khó.
+ Phân bố thời gian như thế nào ?
* Nhóm 3: Chấp hành luật an toàn giao thông của học sinh
- Bạn hãy cho biết ý thức chấp hành luật ATGT của hs ngày nay?
- Xuất phát từ đâu mà còn có bộ phận học sinh không chấp hành tốt qui định nhà nước? Hãy nêu một số hành vi, vi phạm luật ATGT? Hãy nêu một số hậu quả của việc không chấp hành luật ATGT?
-Bạn sẽ làm gì để mọi người sẽ thực hiện tốt luật ATGT?
* Nhóm 4 : Môi trường
- Bạn hãy cho biết việc giữ gìn vệ sinh trong lớp và khuôn viên trường mà bạn đang học?
- Bạn có suy nghĩ gì về hành vi xả rác bừa bải của hs trong lớp học hoặc ngoài sân trường trong buổi ngoại khóa?
- Bạn sẽ làm gì khi thấy bạn mình không có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học?
- Theo bạn làm thế nào để giữ gìn được ngôi trường xanh, sạch đẹp?
- Bạn hãy cho biết vì sao tại địa phương bạn đang sinh sống rừng bị tàn phá nhiều như vậy?
- Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?
-Vì sao nói rừng chính là vệ sĩ của loài người?uag cuûa doøng soâng vaø nhöõng chieán coâng hieån haùch ôû ñaâyùcâng oanh lieät nhaát trong lòch söû d
4/ Củng cố
- Phỏng vấn và những yêu cầu của phỏng vấn là gì?
- Hoàn thiện bài tập ở phần thực hành.
5/ Dặn dò
Soạn bài "Tình yêu và thù hận" (Sếch – xpia)
- Đọc toàn bộ văn bản kịch.
- Đọc và tóm tắt đoạn trích Sgk.
- Diễn biến tâm trạng của hai nhân vật Rô – mê – ô và Giu – li – ét.
- Những biểu hiện của tình yêu chân chính của họ.
- Ý nghĩa văn bản.
----------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Tuần 16.doc