Tiết 1-2:
Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV.- Thiết kế bài học.- Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
210 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 794 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 - Trường thpt Cà Mau, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Tiết 1-2:
Đọc văn: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của văn học Việt Nam (văn học dân gian và văn học viết) và quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam (văn học trung đại và văn học hiện đại).
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua di sản văn học được học. Từ đó, có lòng say mê với văn học Việt Nam.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: - SGK, SGV.- Thiết kế bài học.- Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
■ Y/cầu HS đọc bài tại lớp và ghi tóm tắt vào vở các ý chính của bài mà HS cho là trọng tâm để làm tư liệu trả lời câu hỏi x/d bài.
? Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận lớn? Hãy trình bày những hiểu biết của em về các bộ phận văn học đó.
● HS trình bày phần đã chuẩn bị. GV nhận xét, nhấn mạnh lại vấn đề.
? Nhìn tổng quát, VHVN phát triển qua mấy thời kì lớn?
○ Văn học Việt Nam trải qua ba thời kì lớn:
- Từ TK X đến hết TK XIX.
- Từ đầu TK XX đến CMT8 1945.
- Từ sau CMT8 1945 đến hết TK XX.
.
? Em hãy lí giải vì sao có sự thay đổi từ văn học trung đại sang văn học hiện đại?
? Hãy so sánh và chỉ ra một số nét khác biệt của hai loại hình văn học trung đại và hiện đại?
□ Tiểu thuyết chương hồi và văn xuôi chữ Hán trong văn học trung đại tuân thủ trật tự thời gian, sự kiện nào xảy ra trước được kể trước, việc xảy ra sau được kể sau.
● HS trao đổi, thảo luận nhóm. Sau đó, GV y/cầu các nhóm cử đại diện ghi lên bảng, các nhóm khác đánh giá, bổ sung.
□ Trong các tác phẩm văn học, nhân vật chính phần lớn được thể hiện là con người. Con người là đối tượng phản ánh, biểu hiện trung tâm của văn học.
?Văn học thể hiện mối qhệ giữa con người với TG tự nhiên ntn?
? Những đặc điểm nội dung của CN yêu nước trong VHVN là gì?
I- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam
1. Văn học dân gian
- Là sáng tác tập thể của nhân dân lao động, được truyền miệng từ đời này sang đời khác.
- Những đặc trưng cơ bản: tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (tính thực hành).
- Những thể loại chủ yếu: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.
2. Văn học viết
- Là sáng tác của trí thức, được ghi lại bằng chữ viết; là sáng tạo của cá nhân và mang dấu ấn của tác giả.
- Chữ viết: chủ yếu dùng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ (đầu TK XX có một số tác phẩm viết bằng tiếng Pháp).
- Hệ thống thể loại:
+ Thể loại của văn học chữ Hán: văn xuôi:, thơ, văn biền ngẫu
+ Thể loại của văn học chữ Nôm: phần lớn là thơ và văn biền ngẫu.
+ Thể loại của văn học hiện đại (từ đầu TK XX đến nay): loại hình tự sự, trữ tình, kịch:
II- Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
1. Văn học trung đại (văn học từ TK X đến hết TK XIX)
- Được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Về tác giả: các tác giả không sống bằng nghề viết văn. Họ sáng tác để thể hiện lí tưởng, quan niệm sống của mình.
- Về đời sống văn học: các sáng tác của giai đoạn này không đủ để làm nên một nền văn học viết.
- Về thể loại và thi pháp: các nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã tiếp nhận hệ thống thể loại, thi pháp của văn học cổ - trung đại Trung Quốc; đồng thời có sự sáng tạo để hình thành và phát triển những thể loại văn học dân tộc như truyện thơ, ngâm khúc, hát nói.
- Văn học chữ Hán và chữ Nôm chủ yếu phản ánh những truyền thống cao đẹp của dân tộc như: lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo,
2. Văn học hiện đại (văn học từ đầu TK XX đến hết TK XX)
- Chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ, là nền văn học có nhiều công chúng nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
- Về tác giả: xuất hiện những nhà văn chuyên nghiệp.
- Về đời sống văn học: tác phẩm đi vào công chúng nhanh hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
- Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói,dần thay thế thể loại văn học cũ.
- Về thi pháp: lối viết hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.
- Văn học hiện đại phản ánh những vấn đề lớn của đất nước, dân tộc, nhân dân gắn liền với chủ nghĩa yêu nước và Cách mạng.
III- Con người Việt Nam qua văn học
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân
4. Củng cố
- Vẽ sơ đồ các bộ phận hợp thành của VHVN.
- Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa v/học trung đại và văn học hiện đại.
5. Dặn dò
- Học bài kĩ và thuộc lòng phần ghi nhớ trong SGK, chuẩn bị bài: Khái quát văn học dân gian VN.
- Giờ sau học tiếng Việt, bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày.tháng.năm
Tiết 3: Tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp), về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:- SGK, SGV. Thiết kế bài học. Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
■ GV đưa ra một vài ví dụ nhỏ để giúp HS nắm được khái niệm: những câu chuyện giữa người mua và người bán ở chợ, giữa bác sĩ và bệnh nhân ở bệnh viện, giữa các học sinh trong giờ nghỉ,đều là những hoạt động giao tiếp.
■ Y/cầu HS đọc hai văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi. Ở văn bản thứ nhất, HS cần chú ý ngữ điệu, giọng nói của các nhân vật, sự khác biệt giữa các loại câu.
? Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm hai quá trình ntn?
? Dựa vào hai văn bản đã tìm hiểu, em hãy cho biết trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố nào?
I- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
1. Khái niệm
Hoạt động giao tiếp là hoạt động thường xuyên diễn ra trong xã hội loài người. Đó là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động,Hoạt động đó có thể diễn ra ở dạng nói hoặc dạng viết.
2. Hai quá trình trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, để tạo ra văn bản (nói hay viết) nhằm biểu thị nhận thức, tư tưởng, tình cảm, quan hệ.
- Quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện, nhằm lĩnh hội được những nội dung của văn bản.
- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, người nói và người nghe thường đổi vai cho nhau. Hơn nữa, hai quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản trong giao tiếp bằng ngôn ngữ có quan hệ tương tác, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau.
3. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Nhân vật giao tiếp: người nói (người viết), người nghe (người đọc) với những vị thế và quan hệ xã hội, những đặc điểm về cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ hiểu biết,
- Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp, môi trường xã hội, hoàn cảnh lịch sử xã hội,
- Nội dung giao tiếp: đề cập đến vấn đề gì trong hiện thực khách quan, hay tư tưởng, tình cảm, quan hệ của con người,
- Mục đích giao tiếp: mục đích về nhận thức, tình cảm hay hành động,
- Phương tiện và cách thức giao tiếp: kênh tiếng hay kênh chữ, thể loại văn bản, cách tổ chức văn bản,
4. Củng cố
Dựa vào nội dung vừa học, hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp mua bán giữa người mua và người bán ở chợ.
5. Dặn dò:
- Giờ sau học đọc văn, bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày.tháng.năm..
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 3’ TIẾT PHỤ ĐẠO
I- Mục đích yêu cầu
Giúp HS nhận ra những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt của bản thân và thực hành sửa lỗi.
II- Chuẩn bị
- GV: SGK+ SGV+ STK+ giáo án.
- HS: SGK+ STK+ tập bài tập.
III- Lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Nội dung bài dạy
a/ Lý thuyết
- Lỗi về thành phần câu:
+ Không phân định rõ thành phần trạng ngữ và chủ ngữ.
+ Không phân định rõ định ngữ, phần phụ chú và vị ngữ.
+ Không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu.
- Lỗi về quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu và giữa câu với câu:
+ Không phân định rõ những bổ ngữ có cách chi phối khác nhau.
+ Không phân định rõ mối q/hệ giữa các vế câu hoặc giữa câu với câu.
b/ Thực hành
Chỉ ra chỗ sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng:
- Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy rõ những đức tính cao đẹp đó.
- Trong truyện “Trạng Quỳnh” đã thể hiện tinh thần phản phong quyết liệt của nhân dân ta.
- Nguyễn Đình Chiểu, nhà thi sĩ mù, yêu nước của dân tộc VN.
- Nguyễn Viết Xuân, người anh hùng liệt sĩ nổi tiếng với câu nói còn vang mãi trên trận địa “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”.
3. Củng cố
Nhắc lại những đề vừa tìm hiểu.
4. Dặn dò
Xem lại bài thật kỹ để nắm vấn đề thật vững chắc.
IV- Rút kinh nghiệm
Kyù ngaøy Thaùng Naêm 2011
Kyù ngaøy Thaùng Naêm 2011
Toå tröôûng
Hieäu phoù
TUẦN 2
Tiết 4:
Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: - Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG
- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là HS có thể nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phân biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:- SGK, SGV. Thiết kế bài học. Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:- Trình bày vắn tắt những điểm khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại?
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Văn học dân gian là gì?
? Hãy so sánh sự khác nhau trong việc sử dụng chất liệu của các môn nghệ thuật khác? Từ đó lí giải tại sao VHDG là nghệ thuật ngôn từ?
● HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
? Văn học dân gian có mấy đặc trưng cơ bản?
? VHDG được lưu truyền bằng cách nào? Vì sao?
? Vậy em hiểu thế nào là tính truyền miệng?
? Chúng ta có thể dễ dàng xác định tác giả cho một tác phẩm VHDG không? Vì sao?
○ Không, vì họ là một tập thể không có tên tuổi.
? Vậy tập thể là ai? Em hiểu thế nào là tính tập thể?
● HS thảo luận nhóm để tìm câu trả lời.
I- Khái niệm văn học dân gian
Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ lưu truyền bằng con đường truyền miệng, được tập thể sáng tạo nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
II- Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Tính truyền miệng
Là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến lại bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người khác nghe, xem (còn gọi là diễn xướng dân gian như: ca hát chèo, tuồng, cải lương).
2. Tính tập thể
Tính tập thể được biểu hiện qua quá trình sáng tác: cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng lại và được sửa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình. Dần dần, dấu ấn cá nhân trong tác phẩm mất đi, chỉ còn lại những nét chung của cộng đồng, tập thể.
3. Tính thực hành
Tính thực hành của VHDG được thể hiện:
- Là những sáng tác có vai trò phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của người dân.
- Có vai trò gợi cảm hứng, gây không khí để kích thích hoạt động cho người trong cuộc.
III- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam (SGK)
IV- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người
3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
- VHDG được chắt lọc, mài giũa qua thời gian nên đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật.
- Nhờ có giá trị nghệ thuật to lớn nên VHDG đã là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết, làm cho nền VHVN trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
4. Củng cố
- Những đặc trưng cơ bản của VHDG.
- Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam.
5. Dặn dò
- Học bài kĩ và thuộc lòng phần ghi nhớ trong SGK, chuẩn bị bài Chiến thắng Mtao – Mxây.
- Giờ sau học tiếng Việt, bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (TT).
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày.tháng.năm
Tiết 5:
Tiếng Việt HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
(Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC (như tiết 3)
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV. Thiết kế bài học. Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Hoạt động này gồm mấy quá trình?
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
■ Y/cầu HS đọc văn bản 1 trong SGK và thực hiện các yêu cầu.
□ Hãy đọc đoạn văn trong SGK để trả lời câu hỏi.
□ Đọc bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương và trả lời các câu hỏi.
■ GV gợi ý cho HS làm các bài còn lại.
II- Luyện tập
Bài 1
a/ Nhân vật giao tiếp là anh và nàng, những người nam và nữ trẻ tuổi.
b/ Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng thanh (trong sáng và yên tĩnh). Hoàn cảnh này thích hợp với những câu chuyện tâm tình, những câu chuyện bày tỏ tình yêu.
c/ Nhân vật anh dùng cách nói hình tượng, bóng bảy, nhưng ngụ ý nói đến chuyện kết duyên giữa hai người. Họ là những người trẻ tuổi (tre non), nhưng đã đủ trưởng thành (đủ lá), nên tính đến chuyện kết hôn (đan sàng).
d/ Cách nói của anh rất phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp: vừa tế nhị, vừa đủ rõ để nàng hiểu.
Bài 2
a/ Trong cuộc giao tiếp giữa A Cổ và ông, các nhân vật giao tiếp đã thực hiện bằng ngôn ngữ hành động giao tiếp cụ thể là:
- Chào (Cháu chào ông ạ!)
- Chào đáp (A Cổ hả?)
- Hỏi (Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?)
- Đáp lời (Thưa ông, có ạ!)
- Khen (Lớn tướng rồi nhỉ?)
b/ Cả ba câu trong lời nói của ông già đều có hình thức của câu hỏi, nhưng chỉ có một câu dùng để hỏi “Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông không?”. Các câu còn lại để chào và khen.
c/ Lời nói của hai nhân vật bộc lộ tình cảm giữa ông và cháu. Cháu tỏ thái độ kính mến qua các từ thưa, ạ. Còn ông là tình cảm yêu quý, trìu mến đối với cháu.
Bài 3
a/ Khi làm bài thơ này, nữ sĩ HXH đã miêu tả, giới thiệu bánh trôi nước với mọi người. Nhưng mục đích chính là giới thiệu thân phận nổi chìm của mình. Con người có hình thể đầy quyến rũ nhưng lại có số phận bất hạnh, không chủ động quyết định được hạnh phúc. Song trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ tấm lòng trong trắng, phẩm chất của mình. Tất cả điều đó được diễn tả bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh (từ xưng hô em, từ miêu tả hình dáng bên ngoài vừa trắng lại vừa tròn, thành ngữ bảy nổi ba chìm, hình ảnh lòng son có ý nghĩa biểu trưng,).
b/ Người đọc căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ HXH để hiểu và cảm bài thơ này. Xuân Hương có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu đã dành sẵn cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm”. Rốt cuộc, cố Nguyệt Đường (nơi bà ở) vẫn lạnh tanh không hương sắc. Điều đáng cảm phục ở bà là dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của mình.
Bài 4 và 5
HS tự làm bài.
4. Củng cố
Nắm lại các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
5. Dặn dò
- Học bài, chuẩn bị bài Văn bản.
- Giờ sau học tiếng Việt.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày.tháng.năm..
Tiết 6:
Tiếng Việt VĂN BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: - Có được những kiến thức thiết yếu về văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Nâng cao kĩ năng thưch hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, Thiết kế bài học, Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:- Hãy cho biết các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
■ Y/cầu HS đọc các văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi.
? Mỗi văn bản trên được người nói (người viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản ntn?
? Mỗi văn bản đề cập đến vấn đề gì? Những vấn đề đó có được triển khai nhất quán trong từng vản bản không?
? Các văn bản 2 và 3 có nội dung được triển khai ntn? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chức theo kết cấu ba phần ntn?
? Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc ntn?
? Mỗi văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
? Em hiểu văn bản là gì?
? Dựa vào các văn bản đã tìm hiểu, em hãy cho biết văn bản có những đặc điểm ntn?
? Mục đích giao tiếp cơ bản của mỗi loại văn bản?
? Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản?
? Cách kết cấu và trình bày ở mỗi loại văn bản?
? Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người ta phân biệt có mấy loại văn bản?
□ Học thuộc lòng phần ghi nhớ trong SGK để nắm rõ 6 loại văn bản.
I- Khái niệm, đặc điểm của văn bản
- Văn bản 1,2,3 đều đặt ra vấn đề cụ thể và được triển khai nhất quán trong từng văn bản.
+ Văn bản 1: đề cập đến một kinh nghiệm sống.
+ Văn bản 2: nói đến số phận của người phụ nữ trong chế độ cũ.
+ Văn bản 3: xoay quanh chủ đề kêu gọi toàn dân VN đứng lên k/c chống Pháp.
- Các câu trong các văn bản 2 và 3 đều có quan hệ nhất quán và cùng thể hiện một chủ đề; các câu đó có quan hệ ý nghĩa rõ ràng và được liên kết với nhau một cách chặt chẽ. Ở văn bản 3 có bố cục ba phần rất rõ ràng.
- Phần mở đầu và kết thúc văn bản 3 có dấu hiệu hình thức riêng với cách lập luận chặt chẽ.
1. Khái niệm
- Văn bản là sản phẩm được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và thường có nhiều câu.
- Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ về mặt nội dung và hình thức. Văn bản là sự nối tiếp của nhiều câu, nhiều đoạn, chương, phần,
2. Đặc điểm của văn bản
- Văn bản có một chủ đề nhất định. Các câu, các đoạn gắn kết với nhau về ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề,
- Văn bản có tính mạch lạc thể hiện ở việc sử dụng các phương tiện liên kết các câu, các phần với nhau.
- Tuỳ từng loại văn bản mà có sự mở đầu và kết thúc khác nhau khi thể hiện một chủ đề nào đó.
II- Các loại văn bản
1. So sánh các văn bản 1,2 với văn bản 3 để trả lời các câu hỏi bên dưới:
- Văn bản 1 đề cập đến một kinh nghiệm sống, văn bản 2 nói đến thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, văn bản 3 đề cập đến một vấn đề chính trị → văn bản 1 và 2 thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (riêng văn bản 1 có thể dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày), văn bản 3 thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Văn bản 1 và 2 dùng các từ ngữ thông thường, văn bản 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị - xã hội.
- Văn bản 1 và 2 trình bày nội dung thông qua những hình ảnh cụ thể, do đó có tính hình tượng. Văn bản 3 dùng lí lẽ và lập luận để khẳng định rằng cần phải k/c chống Pháp.
2. So sánh các văn bản 2,3 với các y/cầu trong SGK để trả lời các câu hỏi:
a/ Văn bản 2 dùng trong lĩnh vực giao tiếp có tính nghệ thuật; văn bản 3 dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học
b/ Văn bản 2 nhằm bộc lộ cảm xúc; văn bản 3 nhằm kêu gọi toàn quốc k/c; các văn bản trong SGK nhằm truyền thụ kiến thức khoa học; đơn và giấy khai sinh nhằm trình bày ý kiến, nguyện vọng hoặc ghi nhận những sự việc, hiện tượng trong đời sống hay quan hệ giữa cá nhân và tổ chức hành chính.
c/ Văn bản 2 dùng những từ ngữ thông thường và giàu hình ảnh; văn bản 3 dùng nhiều từ ngữ chính trị; văn bản trong SGK dùng nhiều từ ngữ khoa học; đơn và giấy khai sinh dùng nhiều từ ngữ hành chính.
d/ Văn bản 2 có kết cấu của ca dao, thể thơ lục bát; văn bản có kết cấu ba phần rõ rệt, mạch lạc; văn bản trong SGK cũng có kết cấu mạch lạc, chặt chẽ; đơn và giấy khai sinh có mẫu hoặc in sẵn, chỉ cần điền nội dung cụ thể.
4. Củng cố:- Khái niệm, đặc điểm của văn bản.
Tổ trưởng kí duyệt
Ngày.tháng.năm..
5. Dặn dò:- Học bài, chuẩn bị làm bài viết số 1.
E. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 6’
TIẾT PHỤ ĐẠO
I- Mục đích yêu cầu
Giúp HS nhận ra những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng Việt của bản thân và thực hành sửa lỗi.
II- Chuẩn bị
- GV: SGK+ SGV+ STK+ giáo án.
- HS: SGK+ STK+ tập bài tập.
III- Lên lớp
1. Ổn định lớp
2. Nội dung bài dạy
Chỉ ra chỗ sai trong các câu sau đây và sửa lại cho đúng:
- Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ PK.
- Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, bằng những từ ngữ giản dị của đồng quê mộc mạc, khi lâm li khi tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu đã làm sống lại trong tâm trí người đọc cả một phong trào chống Pháp gian khổ, oanh liệt của đồng bào Nam kì.
- Cặp mắt long lanh của Thái Văn A mà Xuân Miễn gọi là mắt thần canh biển.
- Tác phẩm “Tắt đèn” tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn VN.
3. Củng cố
Nhắc lại những đề vừa tìm hiểu.
4. Dặn dò
Xem lại bài thật kỹ để nắm vấn đề thật vững chắc.
IV- Rút kinh nghiệm
Kyù ngaøy Thaùng Naêm 2011
Kyù ngaøy Thaùng Naêm 2011
Toå tröôûng
Hieäu phoù
TUẦN 3
Tiết 7:
Làm văn BÀI VIẾT SỐ 1
(Làm ở nhà)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: - Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoặc về một tác phẩm văn học quen thuộc.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài văn sau đạt kết quả tốt hơn.
B- PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
- SGK, SGV, STK.
- Thiết kế bài học (đề bài kiểm tra).
C- CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
Dựa vào một số đề bài mẫu, GV gợi ý, hướng dẫn HS cách làm bài.
D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS.
3. Chép đề
Hãy viết một bài văn bộc lộ cảm nghĩ, cảm xúc về một mùa mưa ở quê hương em.
● Gợi ý cách làm bài:
- Tìm hiểu kĩ đề bài để xác định rõ:
+ Đề bài yêu cầu phải bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ về sự vật, sự việc, hiện tượng, con người, hoặc tác phẩm (đoạn trích) nào?
+ Những cảm xúc và suy nghĩ đó cần: phù hợp với đề bài; chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo; được bộc lộ rõ ràng, tinh tế,
- Tìm những cảm nghĩ đáp ứng được các yêu cầu vừa xác định.
- Xây dựng bố cục sao cho những cảm xúc và suy nghĩ đó được nổi bật lên ở bài làm; phần thân bài phải lần lượt trình bày các cảm nghĩ theo một trình tự hợp lí; phần kết bài phải thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm, đồng thời lưu lại được những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc.
- Chú ý tránh mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp,Cố gắng sử dụng các phép tu từ một cách hợp lí, sáng tạo để câu văn thêm sức gợi cảm.
c) Caùch cho ñieåm:
-Ñieåm 10: Ñaùp öùng ñaày ñuû caùc yeâu caàu treân, laäp luaän chaët cheõ, thuyeát phuïc
-Ñieåm 8: Ñaùp öùng caùc yeâu caàu treân, coù theå maéc moät vaøi loãi nhoû veà dieãn ñaït.
-Ñieåm 6: Cô baûn ñaùp öùng caùc yeâu caàu treân, dieãn ñaït chöa thaât troâi chaûy
-Ñieåm 4: Trình baøy ñöôïc nöûa yeâu caàu treân, coøn maéc nhieàu loãi chính taû, dieãn ñaït.
-Ñieåm 2: Noäi dung sô saøi, dieãn ñaït keùm
-Ñieåm o: Hoaøn toaøn laïc ñeà.
4. Củng cố
Nhắc lại những lưu ý khi làm bài.
5. Dặn dò
- Nộp bài đúng thời gian.
- Giờ sau học đọc văn, bài Chiến thắng Mtao – Mxây.
E- RÚT KINH NGHIỆM
Tổ trưởng ký duyệt
Ngàythángnăm.
Tiết 8-9: Đọc văn
CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS: - Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử thi”, về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.
- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về một cuộc sống hoà hợp, hạnh phúc.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự và hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV. Thiết kế bài học. Các tài liệu tham khảo.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: VHDG là gì? Hãy trình bày những đặc trưng cơ bản của VHDG?
3. Giới thiệu bài mới
Họat động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
■ Y/cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK, ghi tóm tắt những ý chính vào tập nháp. GV gọi 1 HS trình bày trước lớp, sau đó nhận xét và bổ sun
File đính kèm:
- giao án 10giảm tải.doc