Lớp : 10 ( sách NV 10 cơ bản)
Tiết 76 ( Phân môn Làm Văn) : TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS:
_ Thấy được tầm vai trò quan trọng của việc tóm tắt văn bản thuyết minh trong quá trình học tập môn Ngữ Văn và trong cả cuộc sống.
_ Nắm được yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh.
_Bước đầu biết vận dụng các thao tác cơ bản để tóm tắt1 văn bản thuyết minh.
_ HS thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu, giấy rô ki.
III CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
GV tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc – hiểu, trả lời câu hỏi gợi dẫn, trao đổi thảo luận và thực hành.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 76 Làm văn: Tóm tắt văn bản thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT BC Nguyễn Bỉnh Khiêm
Lớp : 10 ( sách NV 10 cơ bản)
Tiết 76 ( Phân môn Làm Văn) : TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS:
_ Thấy được tầm vai trò quan trọng của việc tóm tắt văn bản thuyết minh trong quá trình học tập môn Ngữ Văn và trong cả cuộc sống.
_ Nắm được yêu cầu tóm tắt một văn bản thuyết minh.
_Bước đầu biết vận dụng các thao tác cơ bản để tóm tắt1 văn bản thuyết minh.
_ HS thích thú đọc và viết văn thuyết minh trong nhà trường cũng như theo yêu cầu cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu, giấy rô ki.
III CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
GV tổ chức giờ dạy theo phương pháp đọc – hiểu, trả lời câu hỏi gợi dẫn, trao đổi thảo luận và thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
GV kiểm tra bài cũ : KT 1 HS bằng cách trả lời 4 câu hỏi trắc nghiệm.
GV giới thiệu bài mới:
GV và HS tìm hiểu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
N?I DUNG BÀI H?C
HĐI: GV gợi dẫn để HS nắm được vai trò và tầm quan trọng của việc tóm tắt văn bản thuyết minh:
GV phát vấn : Tại sao ta phải tóm tắt văn bản thuyết minh?
GV gợi ý : Việc tóm tắt văn bản thuyết minh có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống cũng như trong việc học tập môn Ngữ Văn?
HS trao đổi, thảo luận, GV gọi HS trả lời, HS nhóm khác bổ sung.
GV chốt lại, có thể diễn giảng v2 dùng máy chiếu:
+ Trong đời sống, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các văn bản thuyết minh trên các tạp chí, báo đài. . . đề cập đến các vấn đề môi trường, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật, văn hoá – thể thao. . .Đó là những thông tin thuộc tri thức khoa học rất cần thiết và bổ ích cho cuộc sống mỗi con người.
+ Đối với việc học tập môn Ngữ Văn thì các bài khái quát, giới thiệu về tác giả, tác phẩm. . .đều là những văn bản thuyết minh. Thông qua việc đọc và tìm hiểu những văn bản ấy mà chúng ta nắm được những nội dung cơ bản, chính xác và có hệ thống về môn NV.
Như vậy, trong đời sống và học tập, việc tóm tắt văn bản thuyết minh có một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, do khả năng ghi chép và ghi nhớ của con người có hạn, cho nên việc rèn luyện kỹ năng tóm tắt một văn bản thuyết minh có thể coi là rèn luyện kỹ năng sống.
GV : Nhắc lại khái niệm : “Văn bản thuyết minh là gì?”
HS trả lời, GV nhận xét, dùng máy chiếu:
VBTM là kiểu văn bản nhằm giải thích, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
GV chuyển ý: Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc tóm tắt một văn bản thuyết minh, trước hết ta hãy tìm hiểu mục đích và yêu cầu tóm tắt VBTM qua ví dụ sau :
HĐ 2 :GV dùng máy chiếu và yêu cầu học sinh:
1.Đọc lại phần ghi nhớ bài tác gia Nguyễn Trãi ( Ngữ văn 10, tập 2, trang 9 -13) có viết:
“Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khốc dưới thời phong kiến Việt Nam. Ôâng là danh nhân văn hoá, nhà thơ, nhà văn, nhà văn kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc.”
GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận theo 4 nhóm (hai nhóm câu a và c, hai nhóm câu b và c):
a).Đây có phải là đoạn văn tóm tắt một văn bản thuyết minh về tác gia Nguyễn Trãi không? Vì sao?
b).Đối chiếu với văn bản gốc( thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi), ta nhận thấy bản tóm tắt đã lược đi một số nội dung nào?
c). Qua việc tìm hiểu những nội dung trên, anh(chị) rút ra được bài học gì cho việc tóm tắt một văn bản thuyết minh?
HS đại diện nhóm trả lời, Hs nhóm khác bổ sung , GV nhận xét và bấm máy:
GV : Từ việc xét văn bản trên, GV phát vấn: Để tóm tắt tốt một văn bản thuyết minh, ta phải hướng đến mục đích và yêu cầu gì?
HĐ3: GV yêu cầu HS liên hệ bài đã học để ôn lại kiến thức cũ về “Tóm tắt văn bản tự sự”.
GV : Những yếu tố quan trọng của văn bản tự sự là gì?
HS trả lời, GV dùng máy chiếu :
_ Là các sự việc, sự kiện, nhân vật chính (phụ). Ngoài ra còn có các chi tiết, miêu tả, biểu cảm. . .
GV : Nhắc lại mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự?
HS trả lời, GV dùng máy chiếu :
_TTVBTS nhằm kể lại cốt truyện cho người nghe, người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
_ Để ghi chép làm tài liệu hoặc minh hoạ cho ý kiến nào đó.
_ Yêu cầu tóm tắt hoàn chỉnh nội dung cơ bản của văn bản hoặc một phần của cốt truyện hay nhân vật chính.
GV : Cho Hs so sánh để thấy sự khác nhau về mục đích và yêu cầgiữa văn bản tự sự và văn bản thuyết minh.
GV dùng máy chiếu bản so sánh sự khác nhau giữa TTVBTS và TTVBTM
GV sơ kết: Nhìn đại thể, hai kiểu tóm tắt này không khác nhau nhiều, nhưng đi vài chi tiết, ta thấy mục đích tóm tắt văn bản TM hẹp hơn so với VBTS.
GV nhấn mạnh mục đích và yêu cầu tóm tắt VBTM rồi chuyển ý sang phần III
HĐ 4: GV yêu cầu học sinh đọc văn bản “Nhà sàn”( SGK 69 – 70) và trả lời các câu hỏi:
GV tổ chức cho HS đọc và trao đổi thảo luận theo 4 nhóm 9 hai nhóm câu a, hai nhóm câu b):
Đọc kĩ văn bản và xác định:
a). Văn bản “Nhà sàn “thuyết minh về đối tượng nào? Đại ý của văn bản là gì?
b). Có thể tóm tắt văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì?
HS trả lời, nhóm khác bổ sung, GV nhận xét rồi dùng máy chiếu:
c). Viết tóm tắt văn bản Nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.
GV : Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy loại rôki lớn và một cây bút lông màu xanh để HS viết bài tóm tắt.
HS làm việc trong 5 phút . sau đó đem treo lên bảng.
GV yêu cầu nhóm khác nhận xét , kiểm tra chéo nhau.
GV nhận xét rồi dùng máy chiếu đoạn văn tóm tắt mẫu.
GV: Sau khi đọc và tìm hiểu văn bản nhà sàn, anh chị hãy cho biết:
? Để tóm tắt một văn bản thuyết minh, ta có thể thực hiện theo trình tự nào?
GV: Để khắc sâu kiến thức và kỹ năng, GV có thể yêu cầu HS so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cách tóm tắt VBTS và VBTM
I. VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH:
+Trong đời sống, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các văn bản thuyết minh trên các tạp chí, báo đài. . . đề cập đến các vấn đề môi trường, giáo dục, kinh tế, kỹ thuật, văn hoá – thể thao. . .
+Trong học tập , văn bản thuyết minh dùng ở các bài khái quát, giới thiệu về tác giả, tác phẩm. . .
_Trong đời sống và học tập, việc tóm tắt văn bản thuyết minh có một vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, do khả năng ghi chép và ghi nhớ của con người có hạn, cho nên việc rèn luyện kỹ năng tóm tắt một văn bản thuyết minh có thể coi là rèn luyện kỹ năng sống.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN THUYẾT MINH:
1. Đọc và tìm hiểu phần ghi nhớ bài “tác gia Nguyễn Trãi”:
Trả lời:
a). Đây là đoạn văn tóm tắt VBTM về tác gia Nguyễn Trãi. Vì tác giả lược đi nhiều chi tiết mà chỉ ghi lại nội dung cơ bản của văn bản gốc.
b).Phần tiểu dẫn, người tóm tắt lược đi phần năm sinh, năm mất, quê quán và quá trình tham gia khởi nghĩa Lam Sơn của Nguyễn Trãi, lược phần giới thiệu những năm xây dựng chính quyền nhà Lê và nguyên nhân cái chết oan khiên của Nguyễn Trãi.
Phần giới thiệu sự nghiệp NT, lược đi tên các tác phẩm, những chi tiết về nội dung và nghệ thuật thơ văn NT.
c).Để có một văn bản tốt, ta cần biết lựa chọn nội dung cơ bản, biết cách tóm lược các nội dung phụ, luôn chú ý bám sát yêu cầu, mục đích tóm tắt trong quá trính xây dựng bài tóm tắt một văn bản thuyết minh.
1. Mục đích TTVBTM:
_ TTVBTM nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn.
_ Để giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.
2. Yêu cầuTTVBTM
_ TTVBTM cần ngắn gọn, rành mạch, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
_ Lời văn của VBTT phải trong sáng, rõ ràng, trình bày chính xác những ý chính của văn bản gốc.
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SÖÏ
TÓM TẮT VB THUYẾT MINH
MỤC ÑÍCH
TTVBTS nhằm kể lại cốt truyện cho người nghe, người đọc hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm ấy.
_ Để ghi chép làm tài liệu hoặc minh hoạ cho ý kiến nào đó.
_ TTVBTM nhằm hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn.
_ Để giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh hoặc về văn bản đó.
YÊU CẦU
_ Yêu cầu tóm tắt hoàn chỉnh nội dung cơ bản của văn bản hoặc một phần của cốt truyện hay nhân vật chính.
_ TTVBTM cần ngắn gọn, sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
_ Lời văn trong sáng, chính xác ý chính.
III. CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN THUYẾT MINH:
1. Đọc và tóm tắt văn bản “Nhà sàn”( SGK trang 69+70)
a). Đối tượng thuyết minh của văn bản: VBTM về một sự vật( nhà sàn), một kiểu công trình kiến trúc quen thuộc, dùng để ở của người dân miền núi.
b). Bố cục của văn bản: chia 3 phần
MB: Từ đầu đến văn hoá cộng đồng: Định nghĩa và nêu mục đích sử dụng của nhà sàn.
TB: Từ “Toàn bộ đến là nhà sàn”: TM nguồn gốc, cấu tạo và công dụng của nhà sàn.
KB: Đoạn còn lại: Khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn.
c). Viết tóm tắt văn bản “Nhà sàn”:
Nhà sàn là công trình kiến trúc có mái che dùng để ở hoặc sử dụng vào một số mục đích khác. Toàn bộ nhà sàn được cấu tạo bằng tre, giang, nứa, gỗ; gồm nhiều cột chống, mặt sàn, gầm sàn, các khoang nhà để ở hoặc rửa ráy. Hai đầu nhà có hai cầu thang. Nhà sàn xuất hiện từ thời Đá Mới, tồn tại phổ biến ở miền núi Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà sàn có nhiều tiện ích: vừa phù hợp với nơi cư trú miền núi, đầm lầy, vừa tận dụng nguyên liệu tại chỗ, giữ được vệ sinh và bảo đảm an toàn cho người ở. Nhà sàn ở một số vùng miền núi nước ta đạt tới trình độ kĩ thuật và thẩm mĩ cao, đã và đang hấp dẫn khách du lịch.
2.Cách tóm tắt một văn bản thuyết minh :
Bước 1 : Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản TM.
Bước 2 : Đọc kỹ văn bản gốc để nắm được những ý chính về tư liệu, dữ liệu, nhận định, đánh giá về đối tượng TM.
Bước 3: Diễn đạt văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình thật ngắn gọn, chính xác,rõ ràng.
Bước 4: Đọc và kiểm tra, sửa chữa lại văn bản tóm tắt.
GV dùng máy chiếu bản so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa TTVBTS và TTVBTM
So sánh
TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SÖÏ
TÓM TẮT VB THUYẾT MINH
Giống nhau
Cả hai văn bản đều là hình thức rút gọn văn baûn
KHác nhau
Mục đích
Hiểu được tác phẩm
Nhận thức được đối tượng
Caùch thöùc
Dựa vào sự việc chính và nhân vật chính
Dựa vào định nghĩa, dữ liệu, số liệu, nhận định. . .
Qui trình tóm tắt
B1:Đọc văn bản cần tóm tắt để nắm nội dung.
B2:Lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính.
B3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo trình tự.
B4: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
B1: Xác định mục đích, yêu cầu tóm tắt
B2: Đọc kĩ văn bản gốc để nắm số liệu, dữ liệu. . .
B3: Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
B4: Kiểm tra, sửa chữa văn bản tóm tắt.
HĐ 5:LUYỆN TẬP:
Bài 2/72+73. GV yêu cầu HS đọc văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội và thực hiện các yêu cầu:
a). Xác định văn bản trên thuyết minh vấn đề gì? So với các văn bản trên, đối tượng và nội dung thuyết minh của Lương Quỳnh Khuê có gì khác?
HS thảo luận theo 4 nhóm, trình bày, bổ sung. GV nhận xét, chốt lại và dùng máy chiếu :
b). Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.
GV tổ chức cho HS trao đổi , thảo luận ( 5 phút).
HS viết bản tóm tắt trên giấy rôki và đem treo trên bảng. Các nhóm nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa rồi dùng máy chiếu văn bản tóm tắt mẫu.
GV hướng dẫn HS làm BT 1 ở nhà: Đọc kỹ văn bản và xác định đối tượng thuyết minh, tìm bố cục và viết đoạn văn tóm tắt khoảng 10 dòng.
GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ trong SGK để nhấn mạnh lại bài học
IV.LUYỆN TẬP:
Bài 2/72+73: Tìm hiểu văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội:
a)._ Văn bản Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội thuyết minh về một thắng cảnh: Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút, Đài Nghiên.
_ Đối tượng và nội dung thuyết minh có nét khác với các văn bản trên:
+ Đối tượng: thắng cảnh
+ Nội dung: vừa tập trung vào những đặc điểm kiến trúc, vừa ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu đối với một di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc.
b). Viết tóm tắt giới thiệu Tháp Bút, Đài Nghiên:
Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên gây ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp là ba chữ “tả thanh thiên”(viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng Đài nghiên. Gọi là Đài Nghiên bởi hình tượng cổng này là “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào tạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc _ nơi toạ lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.
Bài tập 1/trang 71 : HS làm ở nhà.
V. GHI NHỚ: sgk
GV củng cố bài:
GV củng cố bài bằng cách cho HS trả lời 3 câu hỏi trắc nghiệm:
Chọn và khoanh tròn vào câu đúng trong các câu sau:
1. Dòng nào không nêu đúng yêu cầu cần đạt của một văn bản tóm tắt?
A. Ngắn gọn, chính xác.
B. Có suy nghĩ riêng.
C. Rành mạch.
D.Sát với nội dung cơ bản của văn bản gốc.
2. Dòng nào nêu đúng thực chất của việc tóm tắt văn bản?
A. Viết một văn bản ngắn gọn, trình bày chính xác những ý chính của văn bản được tóm tắt.
B. Viết một bài văn khác ngắn hơo văn bản được tóm tắt, thể hiện được ý chính, ý phụ của văn bản đó.
C. Viết một bài văn ngắn giới thiêụ với người khác về văn bản dài có nội dung thuyết minh về đối tượng nào đo.
D. Viết một bài văn có dung lượng thích hợp nhằm tóm tắt một văn bản thuyết minh.
3. Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy. Có thế mới thực sự có ích cho người đọc, người nghe.
Có thể xem đây là đoạn văn tóm tắt văn bản thuyết minh về “ Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh”, vì sao?
A. Vì nó cô đọng và sát với nội dung văn bản về “tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh”
B. Vì nó là đoạn văn viết bằng lời của người tóm tắt.
C. Vì nó hàm súc và nói được đâỳ đủ các ý chính và ý phụ.
D. Vì nó ngắn gọn, giúp người đọc dễ hiểu , dễ tiếp thu.
5.Dặn dò:
Học sinh về nhà làm bài tập 1 trang71.
Soạn bài văn học “HỒI TRỐNG CỔ THÀNH”.(Trích hồi 28 Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
GV hướng dẫn HS soạn bài ở nhà: Đọc đoạn trích để:
_ Phân tích được tính cách của Trương Phi .
_ Hiểu được tình cảm cao đẹp của ba anh em Lưu _ Quan _ Trương.
_ Nắm được nghệ thuật kể chuyện.
File đính kèm:
- Tiet 76diepHG.doc