Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44 Đọc văn: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng - Lí Bạch

 A. Mục tiêu :

 1. Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn.

 2. Hiểu được đăc điểm của thơ Đường: ý ở ngoài lời .

B. Phuơng tiện : SGK ,SGV& Thiết kế bài giảng.

C. Tiến trình :

1. Oån định lớp:

2. KTBC : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Hứng trở về” củaNguyễn trung Ngạn . cho biết nội dung yêu nước thể hiện như thế nào qua bài thơ này ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 44 Đọc văn: Tại lầu Hoàng Hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi Quảng Lăng - Lí Bạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Mục tiêu : 1. Hiểu được tình cảm chân thành, trong sáng của Lí Bạch đối với bạn. 2. Hiểu được đăc điểm của thơ Đường: ý ở ngoài lời . Phuơng tiện : SGK ,SGV& Thiết kế bài giảng. Tiến trình : Oån định lớp: KTBC : Đọc thuộc lòng bài thơ “ Hứng trở về” củaNguyễn trung Ngạn . cho biết nội dung yêu nước thể hiện như thế nào qua bài thơ này ? Bài mới : HOẠT ĐỘNG GV& HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hỏi: Căn cứ vào phân tiểu dẫn , em hãy trinh bày ngắn gọn về tác giả Lí Bạch ? Hỏi: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thể thơ? Hỏi :Ấn tượng chung của em về bài thơ ? GV: ở bài thơ này không hề có một từ nào nói về tâm trạng, tình cảm nhưng cả bài thơ là một dòng tình cảm. HĐ 1: Xác lâp mối quan hệ giữa không gian, thời gian và con ngưòi trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn? Chú ý trong bản dịch chưa lột tả được: từ “bạn” làm mất đi cái tình cảm thắm thiết của đôi bạn tri âm. BaÛn dịch không đề cập đến thời gian (tam nguyệt) và hướng mà MHN sẽ đến( Tây từ) HĐ 2: Hình ảnh cô phàm gợi cho em điều gì? Cánh buồm lẻ loi ,cô độc nói lên sự cô độc nhỏ nhoi của người ra đi và cũng nói lên sự lẻ loi trống vắng của người ở lại. Cô phàm là nhãn tự của bài thơ thể hiện tâm trạng tiếc nuối, bâng khuâng của người đưa tiễn khi dõi mắt trông theo cánh buồm chở bạn ra đi . HĐ3: Miêu tả dòng sông , tác giả muốn nói lên điều gì ? Dòng sông, bầu trời càng rộng thì cánh buồm càng nhỏ (vôhạn – hữu hạn) HĐ4 : Em có cảm nhận gì về tâm tình của thi nhân? Nhà thơ tả cảnh biệt ly nhưng không có giọt lệ tiễn đưa,cũng không thồ lộ tình thương nhớ bạn.Nhưng ta vẫn cảm nhân được tình cảm chân thành sâu đâm ấy. (ý tại ngôn ngoại) Hđ 4: Khái quát lại giá trị nội dung và Nghệ thuật của bài thơ ? I.Giới thiệu chung: -Tác giả : Lí Bạch: (701-762) Tự: Thái Bạch - Là người học rộng, thích ngao du sơn thuỷ. Để lại trên 1000 bài thơ. Nội dung : ü Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường. ü Thể hiện tình cảm ohong phú, mãnh liệt. Phong cách thơ: phóng khoáng ,lãng mạn ,tự nhiên ,tinh tế, thống nhất giữa cái cao cả và cái đẹpà “ thi tiên” è Nhà thơ lãng mạn vĩ đại của TQ. 2. Bài thơ Hoàn cảnh sáng tác :Tác giả tiễn bạn đi QL tại lầu HH. Thể thơ : Phiên âm : Thất ngôn tứ tuyệt Bản dịch : lục bát. II. Đọc –hiểu văn bản Hai câu đầu : không gian : + (nơi đưa tiễn): Lầu Hoàng Hạc : thắng cảnh thần tiên. + ( nơi đến) : Dương Châu : chốn phồn hoa đô hội. -> Không gian bao la Thời gian :Tháng 3, mùa yên hoa:g Cảnh sắc thiên nhiên m Nơi phồn hoa đô hội. -> Mùa xuân trong sáng , đẹp trời. Con người : Cố nhân (bạn cũ) -> Tình bạn tri âm , thắm thiết. è Là mối quan hệ vừa có sự đối lập vừa hoà hợp với nhau tạo ra một khung cảnh chia ly buồn và đẹp, nói lên tình bạn trong sáng và sâu nặng của nhà thơ trong buổi đưa tiễn. 2. Hai câu cuối Cô phàm : cánh buồm lẻ loi. -> tâm trạng bâng khuâng ,tiếc nuối - Duy kiến ( chỉ thấy): Dòng Trường Giang ->Dòng sông chứng kiến cảnh biệt ly. ->Tâm trạng cô đơn của LB trong nỗi buồn li biệt è LB mượn cảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm chân thành củ nhà thơ. III. Tổng kết: 1.ND: Đây là 1 bài thơ hay về đề tài tiễn biệt,thể hiện tâm hồn tình cảm cao đẹp của LB đối với MHN. 2.NT: -Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng-> ý tại ngôn ngoại. - Bút pháp tả cảnh ngụ tình . Củng cố:Em rút ra dược bài học gì từ bài thơ ? suy ngâm về tình bạn hiện nay ? Dặn dò : chuẩn bị bài “ Thu hứng “ ( Đỗ Phủ )

File đính kèm:

  • docTiet 44.doc
Giáo án liên quan