PHONG CÁCH NGÔN NGỮ SINH HOẠT
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được các khái niệm cơ bản: NNSH và PCNNSH cùng những đặc trưng của PCNNSH để làm cơ sở phân biệt với các PC NN khác.
- Tích hợp với bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX , với bài làm văn qua các bài đã học.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện và nâng cao năng lực GT trong SH hằng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện VH GT trong đời sống hiện nay.
3. Tthái độ:- Hình thành ở HS có thái độ trân trọng TV khi sử dụng ngôn ngữ để GT .
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 34: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2012 STTPPCT: 34
Ngày dạy: Lớp: .....................................
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được các khái niệm cơ bản: NNSH và PCNNSH cùng những đặc trưng của PCNNSH để làm cơ sở phân biệt với các PC NN khác.
- Tích hợp với bài Khái quát VHVN từ TK X đến hết TK XIX , với bài làm văn qua các bài đã học.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện và nâng cao năng lực GT trong SH hằng ngày, nhất là việc dùng từ, việc xưng hô, biểu hiện tình cảm, thái độ và nói chung là thể hiện VH GT trong đời sống hiện nay.
3. Tthái độ:- Hình thành ở HS có thái độ trân trọng TV khi sử dụng ngôn ngữ để GT .
II. chuẩn bị của GV và HS.
1. GV: SGK + SGV + TLTK + GA.
2. HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi hướng dẫn trong SGK.
3. Phương pháp: Gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. tiến trình dạy học.
Hoạt động 1(5 phỳt)
1. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Bài tập 3 ( SGK/ 89). ? Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết. a. Trong thơ ca Việt Nam thì đã có nhiều bức tranh mùa thu đẹp hết ý.
b. Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đưa vào góp vốn thì không được kiếm soát, họ sẵn sàng khai vống lên đến mức vô tội vạ.
c. Cá, rùa, ba ba, ếch nhái, chim ở gần nước thì như cò, vạc, vịt, ngỗng thì cả ốc, tôm, cua, chúng chẳng chừa ai sất.
* Đáp án: a. Lỗi vì đã sử dụng ngôn ngữ nói: thì đã, hết ý.
- Chữa lại: bỏ từ thì đã, hết ý thay từ rất vào trước từ đẹp ở cuối câu.
-> Trong thi ca VN có nhiều bức tranh mùa thu rất đẹp.
b. Lỗi do sử dụng ngôn ngữ nói: vống lên đến mức vô tội vạ.
- Chữa lại: Bỏ cụm từ vống lên đến mức vô tội vạ bằng từ quá mức thực tế một các tùy tiện.
-> Còn như máy móc, thiết bị do nước ngoài đau vào góp vốn không được kiểm soát, họ sẵn sàng khai quá mức thực tế một các tùy tiện.
c. Lỗi do câu văn tối nghĩa và dùng khẩu ngữ: sất, thì:
- Chữa lại: Bỏ từ thì, còn từ sất thay bằng từ cả.
-> Từ cá, rùa, ba ba, ếch nhái, ... chim ở gần nước như cò, vạc, vịt, ngỗng, ... đến cả ốc, tôm, cua,...chúng bắt hết chẳng chừa loài nào cả.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1). Các em đã được học 2 bài: Bài 1: (HĐ GT bằng NN); bài 9: (Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết). Và hôm nay học tiếp bài 12 ( PCNNSH). Cần phải thấy rằng 3 bài này có MQH rất mật thiết với nhau, vì:
- Thứ nhất: Con người phải thường xuyên GT bằng ngôn ngữ để trao đổi thông tin, trao đổi tư tưởng, tình cảm và tạo lập quan hệ với nhau.
- Thứ hai: Trong XH loài người luôn có hai hình thức GT bằng NN nói và NN viết; trong đó nói là hình thức phổ cập nhất ,mà bất kì ai cũng có thể thực hiện được.
- Thứ ba: GT bằng hình thức nói chính là PCNNSH, còn gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại.
HĐ của GV của HS
Nội dung GHI BẢNG
Hoạt động2(15 phỳt)
Gv yêu cầu hs đọc diễn cảm VD trong sgk.
- Cuộc hội thoại diễn ra ở đâu, khi nào?
? Các nhân vật giao tiếp là những ai? Quan hệ giữa họ ntn?
+ Lan, Hùng, Hương: là các nhân vật chính, có quan hệ bạn bè, bình đẳng về vai giao tiếp.
+ Mẹ Hương, người đàn ông: là các nhân vật phụ. Mẹ Hương có quan hệ ruột thịt với Hương; người đàn ông và các bạn trẻ có quan hệ xã hội. Cả 2 người đó đều ở vai bề trên.
- Nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp của cuộc hội thoại là gì?
- Ngôn ngữ trong cuộc hội thoại có đặc điểm gì?
- Căn cứ vào kết quả phân tích cuộc hội thoại trên, em hãy cho biết thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt?
- Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt?
Hoạt động 3(5 phỳt)
Hs đọc và học phần ghi nhớ trong sgk.
Hoạt động 4(15 phỳt)
Hs thảo luận, phát biểu giải thích về nội dung các câu ca dao.
Gv nhận xét, bổ sung:
Trong giao tiếp con người phải thể hiện phương châm lịch sự.
Tuỳ trường hợp mà cần lựa chọn từ ngữ và cách nói, có khi phải giữ đúng phép tắc xã giao, có khi cần phải nói thẳng, tránh xu nịnh người đối thoại.
Lời nói thẳng ko phải lúc nào cũng làm vừa lòng (vui lòng) người đối thoại nhưng lại có tác dụng tốt...
- Em hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao trên? Nghĩa của từ “người ngoan”, “lời”?
Hs đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét, khẳng định đáp án.
I. Ngôn ngữ sinh hoạt:
1. Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt:
a. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Cuộc hội thoại diễn ra ở:
+ Không gian (địa điểm): khu tập thể X.
+ Thời gian: buổi trưa.
- Nhân vật giao tiếp:
+ Lan, Hùng, Hương: là các nhân vật chính, ...
+ Mẹ Hương, người đàn ông: là các nhân vật phụ.
- Nội dung giao tiếp: Lan và Hùng rủ Hương cùng đi học.
- Hình thức: gọi- đáp.
- Mục đích: cùng thúc giục nhau để đến lớp đúng giờ quy định.
- Đặc điểm ngôn ngữ:
+ Sử dụng nhiều từ hô gọi, tình thái: ơi, đi,à, chứ, với, gớm, ấy, chết thôi,...
+ Sử dụng các từ thân mật suồng sã, khẩu ngữ: lạch bà lạch bạch.
+ Câu: ngắn, có câu đặc biệt và câu tỉnh lược.
b. Khái niệm: Sgk Là lời ăn tiếng nói hàng ngày dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
- Dạng nói: độc thoại, đối thoại.
- Dạng viết: nhật kí, thư từ, hồi ức cá nhân.
- Dạng lời nói tái hiện (mô phỏng lời thoại tự nhiên
* Ghi nhớ:(sgk).
II. Luyện tập:
a Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Câu 1: Lời nói là tài sản chung của cộng đồng, ai cũng có quyến sử dụng.
Câu 2: “Lựa lời”" lựa chọn từ ngữ và cách nói.
" việc sử dụng lời nói một cách có ý thức và phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.
“Vừa lòng nhau” " thể hiện sự tôn trọng, giữ phép lịch sự, làm vui lòng người nghe.
" ý nghĩa của câu ca dao trên: khuyên răn chúng ta phải nói năng thận trọng và có văn hóa.
- Vàng thì thử lửa, thử than,
Chuông kêu thử tiếng, ngươig ngoan thử lời.
+ Phép so sánh đối chiếu giàu hình tượng, dễ hiểu:
Vàng- thử lửa, thử than — Người ngoan- thử lời
Chuông- thử tiếng
+ Người ngoan: người có năng lực và phẩm chất tốt đẹp.
+ Lời: lời nói, hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
" ý nghĩa câu ca dao: Cách sử dụng ngôn ngữ trong hoạt đọng giao tiếp bằng lời nói là một thước đo quan trọng cho thấy phẩm chất và năng lực của con người.
b. Nhận xét về dạng ngôn ngữ sinh hoạt và cách dùng từ ngữ của đoạn trích:
- Dạng ngôn ngữ sinh hoạt:dạng lời nói tái hiện.
- Dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: quới (quý), chén (bát), ngặt (nhưng), ghe (thuyền nhỏ), rượt (đuổi), cực (đau).
"ý nghĩa: làm VB sinh động, mang đậm dấu án địa phương và khắc họa được những đặc điểm riêng của nhân vật Năm Hên.
Hoạt động 5(5 phỳt)
3. Củng cố, luyện tập.
Củng cố: - Nắm được các kiến thức đã học.Luyện tập :
- Hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới:
* Bài cũ: - Học bài theo hướng dẫn trong SGK.
* Bài mới:- Chuẩn bị bài mới ( T37,38).
File đính kèm:
- tiet 34 PCNN sinh hoat.doc