Giáo án Ngữ văn 10 tiết 29 Đọc văn: Ca dao hài hước

Tiết 29

Đọc văn

CA DAO HÀI HƯỚC

A. Mục tiêu bài học:

Giúp HS cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan.

B. Phương tiện thực hiện:

Sgk, sgv, thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc và phân tích một bài cd thuộc chùm cd than thân, yêu thương tình nghĩa mà em thích nhất?

 

doc3 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 29 Đọc văn: Ca dao hài hước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Đọc văn CA DAO HÀI HƯỚC A. Mục tiêu bài học: Giúp HS cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả, lo toan. B. Phương tiện thực hiện: Sgk, sgv, thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc và phân tích một bài cd thuộc chùm cd than thân, yêu thương tình nghĩa mà em thích nhất? 3. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt HS đọc văn bản. DG: Đây là lối đối đáp vui đùa của nam nữ thường thấy trong cd. Nó mang đến cho ta một tiếng cười mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. PV: Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường? Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt? PV: Cảm nhận về tiếng cười của người lao động? PV: Bài cd có giọng điệu hài hước, dí dỏm, đáng yêu là nhờ vào những yếu tố nghệ thuật nào? DG: Dù trong cảnh nghèo người dân lao động vẫn luôn lạc quan, yêu đời, đám cưới nghèo mà vẫn vui, vẫn hóm hỉnh. Người bình dân đã tìm thấy niềm vui thanh cao của mình ngay trong cảnh nghèo -> vẻ đẹp tâm hồn của người lao động. PV: Tiếng cười trong 3 bài cd này có khác gì so với bài 1? PV: Tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội? Nhằm mục đích gì? Với thái độ ra sao? PV: Mỗi bài cd lại có nét riêng, thể hiện nghệ thuật trào lộng sắc sảo của người bình dân. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp riêng của mỗi bài cd? ( HS thảo luận) LH: - Làm trai cho đáng nên trai Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào. - Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng tững. - Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài tan. PV: Nghệ thuật đặc sắc trong bài cd? Nhằm thể hiện nd gì? DG: Hình ảnh người đàn ông hiện lên vừa hài hước, vừa thảm hại. Chi tiết gây cười nhưng lại hàm chứa ý nghĩa sâu xa: anh ta có khác gì con mèo, cũng lười nhác như con mèo, trời rét chỉ quanh quẩn ở xó bếp để sưởi ấm. Loại đàn ông này không phải không còn trong xã hội và đã thành đối tượng châm biếm chế giễu của cd: - Chồng người bể Sở sông Ngô Chồng em ngồi bếp rang ngô cháy quần. - Làm trai cho đáng nên trai Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu. - Làm trai cho đáng nên trai Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con. PV: Nhận xét về người phụ nữ trong bài cd? Họ chưa biết điều chỉnh mình ở những điểm nào? PV: Tác giả dân gian đã nhìn họ bằng con mắt nhân hậu, với thái độ nhắc nhở nhẹ nhàng qua một bức tranh hư cấu hài hước. Cấu trúc “chồng yêu chồng bảo” trong từng cặp câu thơ, bên cạnh ý nghĩa “đã yêu thì cái gì cũng đẹp, cũng tốt”, đã nói lên rõ ràng ý đó. PV: Những nét nghệ thuật tiêu biểu trong cd hài hước? HS đọc phần ghi nhớ sgk / 92 I. Đọc – hiểu: 1. Bài số 1: - Dẫn cưới: con chuột béo. Những lễ vật xưa - Thách cưới: nhà khoai lang. nay chưa từng có trong 1 đám cưới. -> Tiếng cười như chia sẻ với cuộc sống còn khốn khó của người lao động, làm vơi nhẹ nỗi vất vả của cuộc sống thường nhật. Đằng sau tiếng cười là thái độ phê phán sự thách cưới nặng nề ngày xưa. - Nghệ thuật: lối nói khoa trương, phóng đại; lối nói giảm dần; lối nói đối lập. 2. Bài ca dao 2, 3, 4: - Tiếng cười trào lộng khác hẳn bài cd 1. Nếu ở bài 1 tiếng cười chủ yếu làm vui cửa vui nhà thì tiếng cười ở 3 bài cd này chủ yếu là phê phán. - Đối tượng: những kẻ làm trai, những đức ông chồng vô công rỗi nghề và cả những ông chồng coi vợ mình cái gì cũng đẹp, cũng đáng yêu. a. Bài 2: - Khom lưng chống gối > < gánh hai hạt vừng ->Nghệ thuật đối lập kết hợp với lối nói phóng đại, tiếng cười trào lộng, thông minh, hóm hỉnh nhằm nhắc nhở nhau, chế giễu loại đàn ông yếu đuối. b. Bài 3: - Chồng người đi ngược về xuôi > < Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo -> Nghệ thuật so sánh đối lập, chế giễu loại đàn ông lười nhác, vô tích sự, không có chí lớn. c. Bài 4: - Mũi: 18 gánh lông Ngáy: o o nghệ thuật phóng đại Đi chợ: hay ăn qùa trí tưởng tượng phong phú Đầu tóc: rác rơm -> Chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên, chưa biết điều chỉnh mình về hình dáng cũng như những thói quen trong cuộc sống. -> thái độ nhân hậu, nhắc nhở nhẹ nhàng của tác giả dân gian. 3. Nghệ thuật trong ca dao hài hước: - Hư cấu, dựng cảnh tài tình. - Khắc họa nhân vật bằng những nét điển hình với những chi tiết có giá trị khái quát cao. - Cường điệu, phóng đại, tương phản, đối lập. - Dùng ngôn ngữ đời thường mà hàm chứa ý nghĩa sâu sắc, tạo ra được những bức tranh hài hước, hóm hỉnh mà có ý giễu cợt sâu sắc. II. Tổng kết: Ghi nhớ sgk / 92 4. Củng cố: - Nội dung và nghệ thuật của cd hài hước? - HS làm bài tập 1 và 2 sgk / 92. 5. Dặn dò: Học bài và soạn bài “Lời tiễn dặn” (Trích “Tiễn dặn người yêu” – Truyện thơ dân tộc Thái). HẾT

File đính kèm:

  • docTiet 29-CA DAO HAI HUOC.doc