TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU- TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIấU:
Giỳp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết.
- Những chiến công của An Dương Vương.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ: GDHS thái độ trân trọng đối với VH dân gian, di sản văn hóa của dân tộc.
4 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 10, 11: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ (Truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/08/2012 STTPPCT: Tiết 10, 11
Ngày dạy: Lớp: ..10A2...ngày......thỏng........năm.....
Lớp: 10D6 ..
Lớp 10D7 ..
truyện an dương vương và mị châu- trọng thủy
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIấU:
Giỳp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được các đặc trưng cơ bản, giá trị, ý nghĩa, môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết.
- Những chiến công của An Dương Vương.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thỏi độ: GDHS thái độ trân trọng đối với VH dân gian, di sản văn hóa của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: - Sách gáo khoa,sách giáo viên.
- Chuẩn bị sơ đồ các bộ phận hợp thành của văn học việt nam.
- Sỏch giỏo khoa Ngữ văn 10 – tập 1. Sỏch giỏo viờn Ngữ văn 10 – tập 1..Giới thiệu giỏo ỏn Ngữ văn 10 – tập 1.Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1:(5phỳt)
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Nội dung bài mới:
Vào bài: Nhà thơ Tố Hữu, trong bài thơ Tâm sự đã viết:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
Đó là cách đánh giá của ông về một nhân vật trong truyền thuyết đặc sắc: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Trải qua hàng nghìn năm đến nay, câu chuyện ấy vẫn đem lại cho chúng ta những bài học sâu sắc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về câu chuyện đó.
Hoạt động của gv & hs
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1:(10phỳt)
GV: Hs đọc phần tiểu dẫn trong sgk.
GV: - Nhắc lại khái niệm về truyền thuyết?
GV: - Các đặc trưng cơ bản của truyền thuyết?
Gv cung cấp cho hs nhận xét của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng:“Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hóa mà đời đời con cháu ưa thích.”
GV: - Theo em, qmôi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của truyền thuyết là gì?
GV: - Em biết truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy có mấy bản kể?
Hoạt động 3:(30phỳt)
GV: Yêu cầu hs đọc văn bản.
GV: - Em hãy tìm bố cục của truyện?
GV: - Theo em, chúng ta nên phân tích câu chuyện này theo kiểu phân tích chủ đề hay phân tích nhân vật? Vì sao?
Hs thảo luận trả lời.
Gv hướng hs đến cách phân tích nhân vật.
VD: - Nhân vật An Dương Vương đã lập nên những chiến công nào? Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả ntn?
GV: - ý nghĩa của các chi tiết thần kì: An Dương Vương được một cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang giúp xây thành?
GV: - Xây thành xong, khi Rùa Vàng từ biệt, An Dương Vương đã nói gì với Rùa Vàng? Qua đó, em có suy nghĩ gì về An Dương Vương?
GV: - Tại sao An Dương Vương lại dễ dàng chiến thắng kẻ thù xâm lược trong giai đoạn này?
I. Tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu chung về truyền thuyết:
a. Đặc trưng:
- Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa.
- Thể hiện nhận thức, quan điểm đánh giá, tình cảm của nhân dân lao động đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử ấy" Yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng thần kì hòa quyện.
HS: Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng:
Lễ hội và các di tích lịch sử có liên quan.
HS: Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy:
- Văn bản: 3 bản kể:
+ Truyện Rùa Vàng- trong Lĩnh Nam chích quái (Những chuyện quái dị ở đất Lĩnh Nam) do Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tập, biên soạn bằng chữ Hán vào cuối thế kỉ XV, được Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San dịch.
+ Thục kỉ An Dương Vương- trong Thiên Nam ngữ lục.
+ Mị châu- Trọng Thủy- truyền thuyết ở vùng Cổ Loa.
HS: Đọc.
HS: .Bố cục: 4 phần
+ (1) An Dương Vương xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà.
+ (2) Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần.
+ (3) Triệu Đà lại phát binh xâm lược, An Dương Vương thất bại, chém Mị Châu, theo Rùa Vàng xuống biển.
+ (4) Kết cục bi thảm của Trọng Thủy, hình ảnh ngọc trai- nước giếng.
HS thảo luận trả lời.
: . Nhân vật An Dương Vương vỡ:
Những chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà lần một:
- Xây thành Cổ Loa:
Quá trình xây thành:
+ Thành đắp đến đâu lại lở đến đó.
+ Lập đàn cầu đảo bách thần, trai giới.
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang giúp " xây thành xong trong nửa tháng.
" Nhận xét:
- Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc cũng giống như quá trình dựng nước.
- Nhân dân ngưỡng mộ, ngợi ca việc xây thành nên đã sáng tạo các chi tiết thần kì.
- ý nghĩa của các chi tiết thần kì:
+ Lí tưởng hóa việc xây thành.
+ Nét đẹp của truyền thống Việt Nam: cha ông luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Khi Rùa Vàng từ biệt, An Dương Vương:
+ Cảm tạ Rùa Vàng.
+ Băn khoăn“Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
" ý thức trách nhiệm cao với đất nước và tinh thần cảnh giác.
- An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do:
+ Có thành ốc kiên cố.
+ Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng.
+ Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Giới thiệu chung về truyền thuyết:
a. Đặc trưng:
- Là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa.
b. Môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng:
Lễ hội và các di tích lịch sử có liên quan.
2. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy:
- Văn bản: 3 bản kể:
+ Truyện Rùa Vàng- trong Lĩnh Nam chích quái.
+ Thục kỉ An Dương Vương- trong Thiên Nam ngữ lục.
+ Mị châu- Trọng Thủy- truyền thuyết ở vùng Cổ Loa.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc.
2.Bố cục: 4 phần
+ (1) An Dương Vương xây thành, chế nỏ và chiến thắng Triệu Đà.
+ (2) Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần.
+ (3) Triệu Đà lại phát binh xâm lược, An Dương Vương thất bại, chém Mị Châu, theo Rùa Vàng xuống biển.
+ (4) Kết cục bi thảm của Trọng Thủy, hình ảnh ngọc trai- nước giếng.
3. Tìm hiểu văn bản:
3.1. Nhân vật An Dương Vương:
a. Những chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng Triệu Đà lần một:
- Xây thành Cổ Loa:
Quá trình xây thành:
" Nhận xét:
- Quá trình xây thành gian nan, khó nhọc cũng giống như quá trình dựng nước.
- Nhân dân ngưỡng mộ, ngợi ca việc xây thành nên đã sáng tạo các chi tiết thần kì.
- ý nghĩa của các chi tiết thần kì:
+ Lí tưởng hóa việc xây thành.
+ Nét đẹp của truyền thống Việt Nam: cha ông luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
- Khi Rùa Vàng từ biệt, An Dương Vương:
+ Cảm tạ Rùa Vàng.
+ Băn khoăn“Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”
" ý thức trách nhiệm cao với đất nước và tinh thần cảnh giác.
- An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do:
+ Có thành ốc kiên cố.
+ Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng.
+ Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ.
Hoạt động 5:(5phỳt)
3. Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu hs: Tiếp tục tìm hiểu về các nhân vật: An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy.
4. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới:
* Bài cũ:
- Học bài theo hướng dẫn trong SGK.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài mới .
File đính kèm:
- Tiet 10,11 An duong vuong va mi chau.doc