Đọc Văn
Văn bản văn học
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức:Nắm được tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học theo quan niệm ngày nay. Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: Ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
2. Kỹ năng, tư duy: Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ trữ tình. Phát triển tư duy lô gic.Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
5 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 cơ bản tiết 90 Đọc văn: Văn bản văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 3/4/2008 Giảng ngày : 5/4/2008
Tiết:91 Môn : Đọc Văn
Văn bản văn học
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
1.Kiến thức:Nắm được tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học theo quan niệm ngày nay. Nắm được cấu trúc của văn bản văn học với các tầng: Ngôn từ, hình tượng, hàm nghĩa.
2. Kỹ năng, tư duy: Rốn luyện kĩ năng phõn tớch thơ trữ tỡnh. Phỏt triển tư duy lụ gic.Vận dụng những hiểu biết nói trên để tìm hiểu tác phẩm văn học.
3. Thái độ, tình cảm: Có quan điểm đúng đắn khi đọc hiểu văn bản.
II. Phương tiện dạy học.
1.GV : SGK + SGV + giáo án.
2. HS: SGK + Vở ghi + bài soạn.
III. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
B. Tiến trình dạy học.
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ: KT không.
III. Bài mới.
1.Giới thiệu bài mới ( 1’ ) : Tìm hiểu những đặc trưng của văn bản văn học.
2. Nội dung: 30’
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
(HS đọc – SGK độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi)
? Văn bản văn học được nhận diện chủ yếu theo tiêu chí nào?
1. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.
- Tiêu chí một:
+ Những văn bản đi sâu phản ánh hiện thực khách quan.
+ Khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng
+ Thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Tiêu chí hai
+ Xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật có hình tượng, sử dụng nhiều phép tư từ.
+ Văn bản văn học thường hàm súc, gợi lên nhiều tưởng tượng
+ Phẩm chất của ngôn từ diễn đạt.
- Tiêu chí ba
+ Văn bản văn học theo một thể loại nhất định
+ Là sáng tạo tinh thần của nhà văn. Đó là tư tưởng tình cảm, trải nghiệm trường đời của nhà văn.
+ Nếu không có sự tri âm: tình cảm đúng, không đồng cảm với nỗi đau, niềm vui của con người thì không phải là tác phẩm văn học.
? Vì sao nói hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học
2. Cấu trúc của văn bản văn học
Tầng ngôn từ được xác định
a. Nghĩa của từ
- Nghĩa đen (nghĩa gốc)
- Nghĩa bóng (nghĩa văn cảnh)
- Nghĩa tường minh
- Nghĩa hàm ẩn
b. Ngữ âm
Từ láy
Từ đồng âm
Vì thế tìm hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết đi vào chiều sâu của văn bản văn học. Bởi mới tìm ra nghĩa của văn bản ví dụ tìm hiểu bài thơ sau đây.
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Nghĩa gốc: Miêu tả đêm rằm mùa xuân ở một địa điểm chiến khu Việt Bắc. Nhà thơ giao cảm với cái đẹp của thiên nhiên.
Nghĩa bóng: Thể hiện tinh thần lạc quan trong tâm hồn người chiến sĩ.
Nghĩa tường minh: ánh trăng đêm rằm đã tỏ lại tròn. Người nhìn xuân, nước xuân. Tâm hồn người chiến sĩ hoà vào cái đẹp của đêm trăng.
Nghĩa hàm ẩn: Bài thơ miêu tả đêm rằm ngày xuân nhưng muốn biểu hiện sức sống, tương lai của cách mạng, kháng chiến.
Ngữ âm: Những từ
+ Lồng lộng
+ Bát ngát
Tất cả gợi ra ánh trăng lan toả, thơ mộng
Rõ ràng mới chỉ là bước đầu tìm hiểu chiều sâu của văn bản.
? Tính hình tượng tạo ra từ đâu? Nhằm mục đích gì?
?Phân tích tính hình tượng trong bài thơ ?
3. Tính hình tượng
- Tính hình tượng trong tác phẩm văn học tạo ra từ chi tiết, cốt truyện nhân vật.
- Tính hình tượng tạo ra sự liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo của người viết.
- Nhà văn qua hình tượng để gửi gắm tình ý với cuộc đời (đọc - phân tích những ví dụ SGK).
- Bài cảnh khuya
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khua như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Có hai hình tượng đáng chú ý.
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
ánh trăng chiếu xuống rừng cây: ánh trăng xuyên qua tán lá tạo thành vệt sáng trên mặt đất tưởng như hoa vậy. Vẻ đẹp mang đến vừa chân thực, vừa thơ mộng.
Hình tượng thứ hai:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”
Đó là sự đối lập giữa cảnh vật và con người. Cảnh càng đẹp bao nhiêu con người canh cánh thao thức bấy nhiêu. Người “chưa ngủ” không phải vì xao xuyến trước cảnh đẹp mà vì ý thức trách nhiệm với dân tộc, đồng chí, đồng bào. Đủ thấy vai trò của hình tượng trong văn bản văn học.
?Hàm nghĩa của văn học là gì cho ví dụ?
4. Tầng hàm nghĩa
- Hàm nghĩa là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản văn học.
- Khi nghiền ngẫm hàm nghĩa của một tác phẩm là lúc ta nâng cao tâm hồn mình, làm cho cuộc sống nội tâm trở nên sâu sắc phong phú hơn.
Ví dụ: “Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai”
Hoa mai chỉ nở vào cuối đông, đầu xuân, nên đây không phải miêu tả thiên nhiên. Cành mai giúp ta có nhiều cảm nhận.
+ Cành mai đã phủ nhận cái quy luật vận động và biến đổi. Dù xuân đi qua, muôn loài hoa đã lìa cành nhưng vẫn còn cành mai hoa nở trắng trong đêm.
+ Cành mai là hình tượng nghệ thuật đẹp, không phải vẻ đẹp của bức tranh tứ quý tùng, cúc, trúc, mai, nó là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan mạnh mẽ và kiên định trước những biến đổi của trời đất, thời cuộc. Đó là tinh thần ý chí bất diệt của nhà Phật dù phải trải qua bất cứ hoàn cảnh nào.
3. Củng cố, luyện tập: 13’
a.Củng cố : Tham khảo phần Ghi nhớ (SGK).
b. Luyện tập
Chia nhóm thảo luận hoàn thành bài tập 3 bài tập sgk: 4 tổ 4 nhóm.
Tổ 1: bài tập 1.
Tổ 2,3: bài tập 2.
Tổ 4: bài tập 4.
Bài 1. SGK
Tổ 1 cử đại diện trình bày trước lớp, các tổ khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Bài thơ “Nơi dựa” của Nguyễn Đình Thi
+ Hai đoạn của bài thơ có kết cấu giống nhau ở câu đầu và câu cuối. Một bên là người đàn bà với đứa bé. Một bên là người chiến sĩ và bà cụ già. Các nhân vật làm nổi bật sự tương phản.
+ Điều suy ngẫm của người đọc ở ngay hình tượng có sự tương phản. “Nơi dựa” không phải là những gì mạnh mẽ, bề thế, vững chãi. “Nơi dựa” phải đủ sức che chở cho con người. ở đây tất cả đều ngược lại. Người đàn bà khoẻ mạnh, xinh đẹp lại dựa vào một đứa bé mới tập đi. Anh bộ đội đã từng vào sinh ra tử lại dựa vào một cụ già run rẩy.
Đằng sau những hình tượng tưởng chừng trái với quy luật đời thường lại là một triết lí sâu sắc. Con người phải biết sống có tình yêu thương. Đó là tình yêu với con cái, bố mẹ, biết trân trọng ông bà, tổ tiên, lớp người đi trước. Đặc biệt, chúng ta phải sống với niềm hi vọng vào tương lai và biết ơn quá khứ. Phẩm giá con người là ở đó. “Nơi dựa” là một bài thơ triết lí sâu sắc.
Bài 2 - SGK Tổ 2,3 cử đại diện trình bày trước lớp, các tổ khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài “Thời gian” của Văn Cao.
Cảm xúc chung của bài thơ là những suy nghĩ sâu sắc về thời gian. Thời gian sẽ xoá mờ đi tất cả thành quách, lâu dài. Mặc dù thời gian không hiện ra bằng sức mạnh vạn năng. Nó nhẹ nhàng trôi chảy, êm nhẹ như “qua kẽ tay”.
Đời mỗi con người cũng bị thời gian phủ lên tất cả, cũng mất đi, tàn lụi như chiếc lá. Những kỉ niệm của mỗi chúng ta với đời như “Tiếng sỏi” rơi “trong lòng giếng cạn” phủ đầy bùn, đất. Vô âm. Sự thật bao giờ cũng phũ phàng đến chua chát. Vậy còn lại cái gì ở trên đời này. Đó là câu thơ, bài hát, em với đôi mắt “như hai giếng nước”, những câu thơ, những bài hát và kỉ niệm về tình yêu sống mãi đến muôn đời.
Bài tập 3 - SGK Tổ 4 cử đại diện trình bày trước lớp, các tổ khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Bài “Mình và ta” của Chế Lan Viên
Bài thơ thể hiện quan niệm của người cầm bút với bạn đọc và cuộc đời. Hai tiếng Mình, ta là sự tiếp cận với hơi thở ngọt ngào của ca dao trữ tình để khẳng định mối quan hệ giữa mình ta thật gắn bó.
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình
Sâu thẳm mình ư? lại là ta đấy
Người cầm bút và bạn đọc phải tạo ra được tiếng nói tri âm. Đó là sự đồng cảm sâu sắc. Nhà thơ phải nói được những gì, chia sẻ những buồn, vui với cuộc đời, với con người. Người đọc cũng tìm thấy ở thơ tâm trạng của mình. Từ đó người viết mới có thể nói tới cái chung tiêu biểu cho cả cộng đồng.
Hai câu cuối lại là quan niệm khác.
“Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành”
Tác phẩm văn học đến với bạn đọc sẽ nâng đỡ tâm hồn, chắp cánh cho những ước mơ. Người đọc có điều kiện để hoàn thiện mình. Dẫu nhà thơ mới chỉ “gửi tro”, “gửi viên đá nhỏ” nghĩa là chưa nói hết tất cả, chưa cạn ý, cạn lời, người đọc phải suy nghĩ tưởng tượng để khám phá ra những gì sâu sắc hơn, rộng lớn hơn. Đấy là yêu cầu của tiếp nhận văn học.
C. Hướng dẫn học bài:
1.Bài cũ:
- Học vở ghi: nắm vững kiến thức vở ghi.
- Đọc lại sgk: củng cố các kiến thức đã học.
- Hoàn thiện các bài tập.
2. Bài mới: Đọc trước bài thực hành về phép điệp, phép đối. Nghiên cứu các bài tập sgk.
File đính kèm:
- tiet 90.doc