Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Chí phèo (Nam Cao) - Lê Thị Ánh Nguyệt

A/ Mục tiêu bài học

Giúp học sinh:

- Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm.

- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật.

B/ phương pháp thực hiện

Phương pháp dạy - học tích hợp kết hợp với đọc hiểu truyện Chí Phèo, trao đổi, thảo luận.

Trao đôi

2/ Kiểm tra bài cũ:

 

doc7 trang | Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Chí phèo (Nam Cao) - Lê Thị Ánh Nguyệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Lờ Thị Ánh Nguyệt Ngày soạn: 24/11/2012 CHÍ PHẩO Nam Cao A/ Mục tiêu bài học Giúp học sinh: - Hiểu và phân tích được các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo, qua đó thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. - Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm như điển hình hoá nhân vật, miêu tả tâm lí, nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ nghệ thuật. B/ phương phỏp thực hiện Phương phỏp dạy - học tớch hợp kết hợp với đọc hiểu truyện Chớ Phốo, trao đổi, thảo luận. Trao đụi 2/ Kiểm tra bài cũ: C/ Bài giảng Hđ của GV và HS Yêu cầu cần đạt Qua SGK em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời, tên gọi của tác phẩm, ý nghĩa của nó? Em đã đọc tp, hãy nhận xét cách mở đầu truyện của NC? Cách mở đầu ấy có tác dụng gì? I/ Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề của truyện - Tác phẩm ra đời vào năm 1940. - Lúc đầu tác phẩm có tên là : “ Cái lò gạch cũ”, khi NXB Đời mới in năm 1941 đã tự đổi tên thành : “ Đôi lứa xứng đôi”. Cách đặt tên như vậy là nhằm mục đích câu khách, nhưng không phải không có cơ sở từ trong chiều sâu của hình tượng nhân vật : Chí Phèo – Thị Nở. - Năm 1946, khi in lại trong tập “Luống cày” Nam Cao đã đổi tên tác phẩm thành “ Chí Phèo”. II/ Phân tích. 1/ Nhận xét đoạn mở đầu truyện Chí Phèo ngật ngưỡng ngả nghiêng bước ra sân khấu cuộc đời : - Trong trạng thái lạ: + Say khướt + Vừa đi vừa chửi --> Gây chấn động nghệ thuật lớn. - Chí chửi : + Trời + Đời + Cả làng Vũ Đại + Kẻ nào không chửi nhau với hắn + Cha mẹ – Kẻ đã sinh ra Chí Chí đặt mình vào thế đối lập với tất cả --> đau đớn của một kẻ tuyệt vọng thèm giao tiếp cùng đồng loại Sau khi đưa Chí Phèo ra sân khấu cuộc đời như vậy, Nam Cao đã tìm về quá khứ của hắn như thế nào? Được sống trong môi trường tốt đẹp Chí là người như thế nào? Hắn đã phản ứng ra sao khi bị bà ba Bá Kiến gọi lên bóp chân? Nhận xét về câu chửi của Bà ba Bá Kiến? Sau khi ra tù Chí đã thay đổi ra sao? Chí đến nhà Bá Kiến mấy lần ? Trong truyện có 3 lần, vậy dụng ý của tác giả là gì? Động cơ của Chí lần đầu đến nhà bá Kiến? đây là sự phản kháng của kẻ trong trạng thái vừa say, lại vừa tỉnh. Ngôn ngữ của Nam Cao trong đoạn mở đầu rất đặc sắc, độc đáo, mang tính đa thanh ; chính điều này đã khiến cho đoạn mở đầu đầy kịch tính; góp phần đem lại cho tác phẩm sự hấp dẫn sinh động 2/ Nhân vật Chí Phèo a/ Chí trước khi vào tù - Không cha không mẹ, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ -> bị mất nguồn gốc, bị ruồng bỏ từ khi mới lọt lòng. - Được những người dân lương thiện cưu mang, đặt cho cái tên : Chí – cái tên đẹp – thể hiện khát khao vươn lên --> Cái nôi lương thiện đã làm nảy nở những phẩm chất tốt đẹp trong Chí và nuôi dưỡng nó. + Chí khao khát có được một gia đình nho nhỏ chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải --> Bản chất thuần nhất của người lao động, một ước mơ hiền lành trong sáng. + Chí là anh canh điền mạnh khoẻ, giàu lòng tự trọng Phản ứng đầu tiên của Chí khi bị bà ba Bá Kiến gọi lên bóp chân mà cứ đòi bóp lên trên, trên nữa.. Chí thấy nhục chứ không thấy thích -> Chí đã vượt qua được thử thách đầu tiên của hoàn cảnh. Bà ba Bá Kiến chửi Chí : “ Mày thực thà quá, con giai gì...” Trong câu chửi của bà ba Bá Kiến ta nhận ra trước hết đó là lời chê : Chê cái chất đàn ông trong Chí ( theo suy nghĩ của bà ) nhưng vô hình trung nó lại là lời khen, là dấu son xác nhận nhân cách của Chí - Vì cơn ghen tuông mù quáng, Bá Kiến đã đẩy Chí vào tù. Sau 7.8 năm ở tù Chí đã thay đổi b/ Chí sau khi ra tù Anh Chí ngày xưa đã thành Chí Phèo ( Phèo – từ cũ: Hết tất cả, chẳng còn gì..). tức là chẳng còn quyêt tâm cũng không còn khát khao được sống như người lương thiện. + Ngoại hình : “Cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn....” --> Chí thành quái nhân ở hình hài. + Chí say triền miên : Uống rượu từ sáng đến xế chiều. Trong những cơn say, Chí đã đến nhà Bá Kiến. b1/ Lần 1: Chí đến với cái vỏ chai và trong trạng thái say khướt * Động cơ : Trả thù - Chí chửi, gọi tận tên tục của bá Kiến ra mà chửi, tiếng chửi dồn chứa tất cả những phẫn uất mà Chí đã dồn nén ở trong tù. - Tiếng chửi là phản ứng đầy bản năng tự phát của Nhận xét về cuộc gặp gỡ của 2 nhân vật này? Nhân vật Thị Nở có gì đặc biệt qua ngòi bút của nhà văn? Chí. Chỉ vài câu nói ngon ngọt của Bá Kiến và đồng bạc uống rượu, Chí đã bị mua chuộc. Từ địa vị một anh lính sẵn sàng xung trận, Chí đã nộp giáo quy hàng; để rồi từ đó trượt dài trên con đường tội lỗi : đâm chém, phá phách người lương thiện - Đời Chí từ lúc đó đã gắn với những tiếng chửi và những cơn say triền miên: + Tiếng chửi lạ lùng: Chửi lớn, nghiến răng lại mà chửi + Tiếng chửi tìm động lực ở rượu, tạo nên cái say lạ lùng : Chí triền miên trong cơn say...--> cái say vây bọc hình hài tâm tính Chí. + Tiếng chửi tìm động lực ở rượu --> Không vượt nổi bản năng, những bản năng thú vật: đâm chém bằng dao, đốt nhà...--> Chất lưu manh, tấn bi kịch “ phá sản nhân phẩm” : “ Bao nhiêu ...người lương thiện” b2/ Chí Phèo gặp Thị Nở Bối cảnh : Chí Phèo gặp Thị Nở trên đường hắn trở về nhà, con đường ra sông; khi hắn đang say khướt. Nhân vật Thị Nở : Túi đựng những lẽ trái tự nhiên nhất ở một người đàn bà ( Xấu ma chê quỷ hờn, dở hơi, nhà có mả hủi, nghèo) nhưng lại là người tử tế nhất ở làng Vũ đại Em hãy nhận xét về chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, bát cháo ấy có gì đặc biệt? tác dụng của nó ? Chí đã thay đổi, em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự thay đổi đó? Chí có được thoả mãn ước mơ ấy không? Hắn đã phản ứng như thế nào trước sự cự tuyệt của Thị Nở? Chí tìm đến nhà bà cô Thị Nở, nhưng lại tìm đến nhà Bá Kiến; Chí say hay tỉnh? Động cơ lần này của Chí là gì? Có thể thực hiện được không? Cái chết của Chí thể hiện điều gì? Nhân vật Bá Kiến đại diện cho ai? Tội ác mà hắn gây ra cho Chí như thế nào? Qua việc phân tích văn bản, em hãy cho biết giá trị tư tưởng được đặt ra trong tác phẩm? Thành công của Nam Cao khi xây dựng nhân vật Chí Phèo và Bá Kiến? - Bát cháo hành của Thị Nở : Thứ cháo xoàng xĩnh, lại được nấu bởi tay của Thị Nở, chắc là...nhưng nó lại là thứ tiên dược trong một pha cấp cứu ghê người, cứu lại bản chất lương thiện ở Chí Phèo, làm hồi sinh lại ước mơ làm người tốt của Chí. Bát cháo hành như một chiếc thang từ bi cứu vớt Chí Phèo từ đáy vực, như một bản lề khẽ xoay nghiêng, mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đời Chí, tuy không đủ sức thay đổi được số phận nhưng đủ sức cứu vớt một linh hồn. - Chí Phèo thức tỉnh : + Sự thức tỉnh thật lớn lao: tâm trạng Chí bồi hồi trước âm vang của cuộc đời “ Tiếng chim hót ...là buồn”. + Từ nỗi buồn, một ước mơ vụt sáng thật tha thiết : “ Trời ơi! ......Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. * Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: - Chí đã thức tỉnh, đã trở lại làm người, nhưng chẳng ai biết ngoài Thị Nở. - Lời từ chối của bà cô Thị Nở đã phá tan khát vọng làm người của Chí --> Chí tuyệt vọng, lại tìm đến rượu. Nhưng rượu lại làm Chí tỉnh hơn, để thấm thía nỗi đau : “ Tỉnh ra, chao ôi buồn!...khóc rưng rức”. Chí Phèo vác dao ra đi, tìm bà cô Thị Nở, nhưng lại đến nhà Bá Kiến. b3/ Chí đến nhà Bá Kiến lần 2 - Đây là lúc Chí sáng suốt nhất, tỉnh táo nhất. khi nỗi đau đạt đến tầm sâu sắc, đủ để Chí Phèo tiến thêm 1 bước nhận ra nguyên nhân gián tiếp nhưng sâu xa nhất của bi kịch đời mình : Bá Kiến. - Động cơ : Đòi lương thiện. Khát vọng được tuyên bố một cách dõng dạc : “ Tao muốn...” nhưng lại chứa đựng một nghịch lý lớn của cuộc đời : “ Không được...lương thiện”. --> Khát vọng bế tắc, tấn bi kịch lớn nhất của cuộc đời Chí. Cái chết của Chí là nỗi tuyệt vọng của tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Xã hội phi nhân tính ấy làm sao có thể chấp nhận một Chí Phèo với ước mơ thay đổi? 3/ Nhân vật Bá Kiến: Là đại diện cho thế lực thống trị của xã hội thực dân nửa phong kiến mà tập trung ở làng Vũ Đại. Bá Kiến chính là kẻ đã âm thầm đẩy Chí vào tù chỉ vì một cơn ghen vu vơ khiến cho Chí từ người lương thiện trở thành quái nhân rồi quái vật và thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cũng chính Bá Kiến với kinh nghiệm của kẻ đã bao năm đè nén dân lành tiếp tục biến Chí từ người khát khao trả thù y thành tay sai và công cụ để y trừng trị những phe cánh đối lập và đối chọi lại với dân làng. Nhân vật Bá Kiến cũng có thể coi là nhân vật điển hình trong tác phẩm. Với việc xây dựng hình tượng nhân vật này Nam Cao đã khắc hoạ một cách rõ nét cuộc sống sau luỹ tre làng những năm trước cách mạng Tháng Tám 1945. III/ Giá trị của tác phẩm 1/ Giá tri tư tưởng: - Trước hết là nỗi xót thương đến đau đớn trước bi kịch bị tước đoạt cả nhân phẩm con người. CP bị huỷ hoại cả nhân hình lẫn nhân tính, thậm chí không còn được là người. Hình ảnh Chí Phèo quằn quại trên vũng máu là một thông điệp đòi cứu lấy quyền sống của con người, sống với ý nghĩa cao quý nhất, lương thiện nhất. - Xung đột CP – BK thực chất là xung đột gay gắt giữa nông dân và địa chủ trong xã hội thực dân nửa phong kiến, nhất là thời kì 30 – 45. BK và những thế lực tàn bạo trong đó có thực dân đã đẩy CP vào con đường không lối thoát. - Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan mới nói tới cái đói và vấn đề cứu đói( các nhân vật của họ : Chị Dậu, anh Pha dù sao cũng còn được là người). Nam Cao nói tới cái nhục và đặt ra vấn đề cứu nhân phẩm. CNNĐ mới mẻ sâu sắc của Nam Cao : Nỗi đau trước tình trạng con người bị lăng nhục. - Nỗi đau của Nam Cao còn gắn với niềm tin : Dù bị đẩy đến tình trạng không còn là người nữa nhưng vẫn lấp lánh những ước mơ lương thiện tốt lành, vẫn tiềm ẩn tinh thần phản kháng --> chỉ có thể cứu vớt nhân tính khi thủ tiêu xã hội phi nhân tính. 2/ Giá trị nghệ thuật - Nam Cao đã xây dựng thành công 1 điển hình nghệ thuật xuất sắc với ngòi bút phân tích tâm lí cự phách. - Nam Cao không chỉ dừng ở mức miêu tả CP như một quá trình trượt dốc ( lương thiện -> lưu manh) hay vượt dốc ( Lưu manh -> lương thiện) mà miêu tả CP như một quá trình giằng co giữa ác - Thiện, Vật – Người . Hình tượng này gọi là tính cách lưỡng hoá --> đóng góp nghệ thuật của Nam Cao về tư tưởng và nghệ thuật trong cách nhìn con người, cuộc sống ở trạng thái phức hợp. -Ngôn ngữ tác phẩm có tính đa thanh, khi sử dụng ngôn ngữ nhân vật, khi lại là ngôn ngữ tác giả, lại có lúc là của người dẫn chuyện giúp cho tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao; làm nên độ lớn lao trong tư tưởng Nam Cao. - Nhân vật Chí phèo và Bá Kiến là những nhân vật điển hình được sinh ra trong hoàn cảnh điển hình. Chỉ ở môi trường xã hội thực dân nửa phong kiến nói chung, ở làng Vũ Đại ngày ấy nói riêng mới có thể sản sinh ra những loại nhân vật đặc sắc và độc đáo này. IV Củng cố, luyện tâp - Học sinh có thể sử dụng phần ghi nhớ (trong SGK) để tham khảo - Trả lời các câu hỏi mà bài học đặt ra. - Gv có thể đưa ra một số câu hỏi : 1. Nam Cao khác với các nhà văn hiện thực cùng thời với ông ở chỗ nào? 2. Mối tình Chí Phèo – Thị Nở có thực là tình yêu hay không? 3. Ai giết Chí Phèo? V/ Dặn dò Đọc những tác phẩm Nam Cao viết về người nông dân để hiểu thêm quan niệm văn chương của ông. So sánh sự khác biệt trong cách viết của Nam Cao với các nhà văn hiện thực cùng thời, qua đó đánh giá được vai trò của ông đối với nền VHNT.

File đính kèm:

  • docChi Pheo.doc