I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh phóng được một bức tranh hoặc ảnh theo yêu cầu
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
3. Năng lực
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn: HS phóng được một bức tranh ảnh. HS yêu thích việc phóng tranh ảnh, và có thể áp dụng việc phóng tranh ảnh trong các môn học.
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về các kiến thức để phóng tranh ảnh đúng tỉ lệ.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 9: Vẽ tranh - Tập phóng tranh ảnh (Tiết 2) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/11/2020
Ngày dạy: 5/11/2020 (9E)
Tiết 9 :Vẽ tranh
TẬP PHÓNG TRANH ẢNH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh phóng được một bức tranh hoặc ảnh theo yêu cầu
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, siêng năng, trung thực, cần cù, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật của cha ông để lại.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
3. Năng lực
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực giải quyết vấn đề và ứng dụng vào thực tiễn: HS phóng được một bức tranh ảnh. HS yêu thích việc phóng tranh ảnh, và có thể áp dụng việc phóng tranh ảnh trong các môn học.
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: Vận dụng sự hiểu biết về các kiến thức để phóng tranh ảnh đúng tỉ lệ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Máy chiếu
2. Học sinh:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: Bút chì, tẩy, màu tự chọn, tranh mẫu và tranh kẻ ô chuẩn bị sẵn.
III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: GV sử dụng máy chiếu
- Chơi trò chơi ô chữ: Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm đại diện 1 bạn để tham gia trò chơi.
Luật chơi: Ta có 13 ô vuông tương ứng với 13 chữ cái. Hai đội thay nhau chọn ô vuông, đoán chữ cái. Đội nào không trả lời được sẽ bị gạch một nét thẳng, đội nào nhiều nét hơn sẽ thua cuộc.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới
Hoạt động của GVvà HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
Hướng dẫn thực hành:
- GV cho HS phóng 1 tranh, ảnh đã chuẩn bị sẵn hoặc trong SGK
- GV quan sát, theo dõi tổng thể. Hướng dẫn, gợi ý cho từng HS.
- Chú ý:
+ Đảm bảo độ chính xác khi phóng tranh, ảnh.
III. Thực hành:
- Yêu cầu: Tập phóng 1 tranh, ảnh đã chuẩn bị sẵn hoặc có trong SGK theo phương pháp kẻ ô vuông (tranh đơn giản)
* Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
- Học sinh vẽ bài
* Hoạt động 4: VẬN DỤNG:
- Học sinh vận dụng kiến thức các bước vẽ tranh để hoàn thiện bài vẽ
* Hoạt động 5: MỞ RỘNG, BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO
- Học sinh mở rộng phóng bản đồ Việt Nam và ứng dụng phóng tranh ảnh ở các môn học khác
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU:
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập để tiết sau học bài Vẽ tranh đề tài lễ hội.
- Xem lại các bước vẽ một bài vẽ tranh đề tài.
- GV y/c HS về nhà sưu tầm hình ảnh các lễ hội mang bản sắc văn hóa các dân tộc ở Than Uyên. Kể tên các trò chơi thường được tổ chức trong ngày hội các dân tộc huyên Than Uyên
- Trả lời cầu hỏi: Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ nét đẹp văn hóa lễ hội các dân tộc ở Than Uyên
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_9_ve_tranh_tap_phong_tranh_anh_t.doc