I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết cách vẽ dáng người trên cơ sở các bài vẽ theo mẫu đã học, vẽ các dáng người các các tư thế khác nhau.
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở
học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Chăm chỉ: Hs ham học hỏi; chăm chỉ sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Trách nhiệm: có trách với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống
- Nhân ái: Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật.
- Thêm yêu mến thiên nhiên và con người.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
3. Năng lực
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: vận dụng kiến thức về bố cục tỉ lệ hình mảng của bài vẽ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các tư thế dáng người khác nhau và vận dụng vẽ được các dáng ngươì ở các tư thế : đi đứng, chạy nhảy, ngồi nằm thông qua cảm nhận cảm xúc của người vẽ
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14: Vẽ tranh - Tập vẽ dáng người - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Mường Than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/12/2020
Ngày giảng: 3/12/2020
Tiết 14: Vẽ tranh
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- HS biết cách vẽ dáng người trên cơ sở các bài vẽ theo mẫu đã học, vẽ các dáng người các các tư thế khác nhau.
2. Phẩm chất
- Chủ đề góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ở
học sinh, cụ thể qua một số biểu hiện:
- Chăm chỉ: Hs ham học hỏi; chăm chỉ sưu tầm vật liệu để hoàn thành bài, chuẩn bị đồ dùng học tập.
- Trách nhiệm: có trách với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống
- Nhân ái: Biết tôn trọng sản phẩm của mình, của bạn, và các giá trị nghệ thuật.
- Thêm yêu mến thiên nhiên và con người.
- Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét bài vẽ.
3. Năng lực
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập
- Năng lực tính toán: vận dụng kiến thức về bố cục tỉ lệ hình mảng của bài vẽ.
b. Năng lực đặc thù:
- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các tư thế dáng người khác nhau và vận dụng vẽ được các dáng ngươì ở các tư thế : đi đứng, chạy nhảy, ngồi nằm thông qua cảm nhận cảm xúc của người vẽ
- Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Năng lực tư duy, năng lực quan sát khám phá, năng lực biểu đạt, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Các bài vẽ dáng người
2. Học sinh: Dụng cụ học tập
III. PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp gợi mở.
- Phương pháp luyện tập.
2. Hình thức tổ chức:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động: Mọi trạng thái tình cảm và động tác của con người luôn làm cho ta cảm thấy đệp một cách bí ẩn và kì lạ. Cũng chính vì thế mà rất nhiều, rất nhiều hoạ sĩ tên tuổi sẵn sàng hy sinh cả cuộc đời mình để tìm hiểu những vẻ đẹp kì lạ đó.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức trọng tâm
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- GV sử dụng máy chiếu
- GV cho HS xem tranh ảnh về các dáng người.
- HS suy nghĩ tích cực trả lời nhanh
? Theo em thì thế nào được xem là dáng tĩnh và dáng động
? Đâu là dáng tĩnh và đâu là dáng động?
? Trình bày sự thay đổi của hình dáng con người khi vận động?
? Cho biết bị trí, tư thế của đầu, mình, chân tay của các dáng người trong tranh, ảnh?
? Em hãy kể tên một số dáng người mà em biết?
- GV bổ sung thêm:
+ Các dáng vận động của con người có đặc điểm riêng và không giống nhau.
+ Khi quan sát cần chú ý đến vị trí, sự chuyển động của đầu, mình, tay, chân. Hình dung ra được sự lặp lại của CĐ, nhịp điệu của động tác.
I. Quan sát, nhận xét:
- Quan sát tranh mẫu, ảnh mẫu.
- Dáng tĩnh: là dáng đứng yên.
- Dáng động: Là dáng vận động.
- Dáng tĩnh: Đứng, ngồi, nằm, quỳ...
- Dáng động: Đi, chạy, nhảy...
- Khi cúi xuống lưng con người cong lại, trọng tâm rơi vào đôi bàn chân?
- Dáng đứng: Đầu mình thẳng, chân đứng thẳng, tay thả lỏng...
- Dáng chạy: đầu, mình hướng về phía trước, tay đánh tự nhiên, chân trước chân sau chân nọ tay kia......
- Đi, đứng, chạy, ngồi, bò, nằm...
Hướng dẫn cách vẽ dáng người:
- GV trình chiếu hình minh họa .
? Có mấy bước vẽ dáng người?
- B1: Vẽ phác nét chính.
- B2: Vẽ khái quát chu vi hình dáng.
- B3: Vẽ hình chi tiết.
II. Cách vẽ dáng người:
HS quan sát hình minh họa, tham khảo SGK trả lời.
- 3 bước:
+ Quan sát hình dáng, nắm bắt chiều hướng, vị trí, tư thế của hình dáng đó và phác nét chính.
+ Vẽ nét khái quát độ dày, hình dáng bên ngoài theo các đường trục. Ước lượng tỉ lệ để vẽ đầu, thân, tay, chân.
+ Chỉnh sửa hoàn thiện hình. Vẽ thêm tóc, khuôn mặt, trang phục...để thể hiện rõ đặc điểm của dáng người đó.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- GV nêu yêu cầu bài vẽ.
- GV, quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn, gợi ý cho cụ thể từng HS:
+ Chọn các dáng người tiêu biểu để vẽ.
+ Chú ý đến tỉ lệ của đầu, mình, chân, tay cho phù hợp với dáng động, tĩnh.
* Hoạt động 4: Vận dụng
- HS quan sát dáng người đứng và ngồi để vẽ dáng người.
* Hoạt động 5: Mở rộng, tìm tòi.
- Về nhà học sinh quan sát người thân vẽ thêm các dáng người khác nhau
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
- Về nhà luyện tập vẽ dáng người ở nhà
*Phần dành cho HS hòa nhập: HS vẽ hình người đơn giản
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_14_ve_tranh_tap_ve_dang_nguoi_na.doc