I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động khác nhau
2. Kĩ năng:
Biết cách vẽ dáng người, vẽ được dáng người ở các tư thế đi, đứng, chạy.
3. Thái độ:
Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực
hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnh
và có trách nhiệm với bản thân
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy.
- Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài kí họa dáng người.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh về các dáng người ở các tư thế khác nhau.
- Bút chì, giấy vẽ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Tiết 14: Vẽ theo mẫu - Tập vẽ dáng người - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Ta Gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 16/11/2019(9B)
Tiết 14: BÀI 13: VẼ THEO MẪU
TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động khác nhau
2. Kĩ năng:
Biết cách vẽ dáng người, vẽ được dáng người ở các tư thế đi, đứng, chạy.
3. Thái độ:
Học sinh thích quan sát, tìm hiểu các hoạt động xung quanh.
4. Định hướng năng lực:
a. Năng lực chung: HS có năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực
tự quản lý, hợp tác nhóm.
b. Năng lực đặc thù: Năng lực quan sát, khám khá, năng lực biểu đạt, năng lực thực
hành, hs có phẩm chất tự tin cảm nhận thẩm mĩ tạo được thi hiếu thẩm mĩ lành mạnh
và có trách nhiệm với bản thân
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số tranh ảnh các dáng người đi, đứng, chạy...
- Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài kí họa dáng người.
2. Học sinh:
- Tranh ảnh về các dáng người ở các tư thế khác nhau.
- Bút chì, giấy vẽ.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- PPDH: Quan sát, vấn đáp, trực quan, luyện tập, liên hệ thực tiễn cuộc sống
- Kĩ thuật dạy học: thảo luận nhóm, cá nhân, dạy học đặt và giải quyết vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của thổ cẩm ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
GV tổ chức chơi trò chơi: “Nặn tượng” sau đó giới thiệu bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hướng dẫn quan sát, nhận xét:
- Gv cho HS xem tranh ảnh về các dáng
người.
? Theo em thì thế nào được xem là dáng tĩnh
và dáng động
? Đâu là dáng tĩnh và đâu là dáng động?
? Trình bày sự thay đổi của hình dáng con
người khi vận động?
? Cho biết bị trí, tư thế của đầu, mình, chân tay
của các dáng người trong tranh, ảnh?
I. Quan sát, nhận xét:
- Quan sát tranh mẫu, ảnh mẫu.
- Dáng tĩnh: là dáng đứng yên.
- Dáng động: Là dáng vận động.
- Dáng tĩnh: Đứng, ngồi, nằm, quỳ
- Dáng động: Đi, chạy, nhảy
- Khi cúi xuống lưng con người cong lại,
trọng tâm rơi vào đôi bàn chân?
- Dáng đứng: Đầu mình thẳng, chân đứng
thẳng, tay thả lỏng
? Em hãy kể tên một số dáng người mà em
biết?
Gv bổ sung thêm:
+ Các dáng vận động của con người có đặc
điểm riêng và không giống nhau.
- Dáng chạy: đầu, mình hướng về phía
trước, tay đánh tự nhiên, chân trước chân
sau chân nọ tay kia.
- Đi, đứng, chạy, ngồi, bò, nằm...
Hướng dẫn cách vẽ dáng người:
- GV treo hình minh họa các bước vẽ tranh
lên bảng.
? Có mấy bước vẽ dáng người?
HS quan sát hình minh họa, tham khảo SGK
trả lời.
- B1: Vẽ phác nét chính.
- B2: Vẽ khái quát chu vi hình dáng.
- B3: Vẽ hình chi tiết.
II. Cách vẽ dáng người:
+ Quan sát hình dáng, nắm bắt chiều
hướng, vị trí, tư thế của hình dáng đó và
phác nét chính.
+ Vẽ nét khái quát độ dày, hình dáng bên
ngoài theo các đường trục. Ước lượng tỉ lệ
để vẽ đầu, thân, tay, chân.
+ Chỉnh sửa hoàn thiện hình. Vẽ thêm tóc,
khuôn mặt, trang phục,để thể hiện rõ đặc
điểm của dáng người đó.
Hướng dẫn thực hành:
- GV nêu yêu cầu bài vẽ.
- GV, quan sát, nhắc nhở chung. Hướng dẫn,
gợi ý cho cụ thể từng HS:
+ Chọn các dáng người tiêu biểu để vẽ.
+ Chú ý đến tỉ lệ của đầu, mình, chân, tay
cho phù hợp với dáng động, tĩnh.
III. Thực hành:
- Yêu cầu: Tự tìm và vẽ lại 2 dáng người: 1
dáng tĩnh và một dáng động. (vẽ màu)
- Học sinh vẽ bài.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Đã thực hiện ở phần thực hành
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Quan sát các dáng người ở tư thế động, tĩnh, tập so sánh ước lượng tỉ lệ các bộ phận
HOẠT ĐỘNG 5: mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Kí họa 3, 4 dáng người ở các tư thế khác nhau và đưa vào bài vẽ tranh đề tài
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Về nhà tập vẽ thêm các dáng người khác nhau.
- Chuẩn bị bài sau tạo dáng trang trí thời trang, cần nắm:
- Quan sát các trang phục khác nhau.
- Chuẩn bị một số trang phục dân tộc.
- Giấy vẽ, bút chì, tẩy
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_tiet_14_ve_theo_mau_tap_ve_dang_nguoi.pdf