I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược về mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
- HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của
dân tộc.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm
mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh, phiên bản mẫu thêu thổ cẩm của dân tộc ít người, các ảnh về nhà
sàn, nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ, tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
- Những phiên bản tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học trong tủ sách nghệ
thuật của nhà xuất bản Kim Đồng.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vải thổ cẩm của dân tộc Thái, Mông, bài viết có liên quan
đến nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học đặt và giải quyết vấn đề
2. Kỹ thuật: Hoạt động nhóm, khăn trải bàn.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 9 - Bài 13: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT THCS Tà Mung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 21/11/2019( 9A1)
TIẾT: BÀI 13 - THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược về mỹ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
- HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp
- Kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của
dân tộc.
4. Định hướng năng lực
a) Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
b) Năng lực đặc thù: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm
mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Một số hình ảnh, phiên bản mẫu thêu thổ cẩm của dân tộc ít người, các ảnh về nhà
sàn, nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ, tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
- Những phiên bản tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học trong tủ sách nghệ
thuật của nhà xuất bản Kim Đồng.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh, mẫu vải thổ cẩm của dân tộc Thái, Mông, bài viết có liên quan
đến nội dung bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, dạy học đặt và giải quyết vấn đề
2. Kỹ thuật: Hoạt động nhóm, khăn trải bàn.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra tra bài cũ:
- Đánh giá cho điểm một số bài vẽ tiết trước.
3. Bài mới:
*HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
? Trên Đất nước Việt nam có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống? Hãy kể tên 1 số
dân tộc ít người ở Việt Nam mà em biết? (1 vài HS kể).
? Mĩ thuật của 1 số dân tộc ít người ở Việt Nam có đặc điểm gì? Bài học hôm nay
giúp các em trả lời câu hỏi trên.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức kỹ năng mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung
- Y/c HS đọc TT mục I - Tr 92, cá nhân
TL: ? Các dân tộc ít người thường sinh
sống ở đâu ?
? Văn hóa của các cộng đồng dân tộc so
với văn hóa chung của Việt Nam có
điểm gì đặc biệt?
- Trưng bày tranh ảnh, mẫu vật của GV
và HS sưu tầm được về mĩ thuật các dân
tộc ít người.
- Giáo viên chia 3 dãy, mỗi dãy chia 2
nhóm. Y/c HS quan sát tranh ảnh và đọc
TT, thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn,
mỗi dãy nêu đặc điểm của 1 lĩnh vực:
+ Dãy 1: Trình bày về tranh thờ và thổ
cẩm.
+ Dãy 2: Trình bày về nhà rông và
tượng nhà mồ Tây Nguyên
+ Dãy 3: Trình bày về Tháp và điêu
khắc Chăm.
- HS thực hiện theo nhóm đã phân công,
quan sát tranh và đọc các thông tin trong
SGK (Tr92 -97), thực hiện kỹ thuật khăn
trải bàn trong 10 phút, nêu đặc điểm của
1 lĩnh vực mĩ thuật được phân công.
- Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình
kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung
chéo cho nhau.
- GV chốt KT, kết hợp giới thiệu trên
tranh, mẫu vật
I. Vài nét khái quát
- Thường sống ở vùng núi, đồi cao, từ
Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây
- Mỗi cộng đồng dân tộc có một một
văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng
phong phú cho Văn hóa dân tộc Việt
Nam.
II. Một số đặc điểm của mĩ thuật các
dân tộc ít người Việt Nam
1. Tranh thờ và thổ cẩm
a. Tranh thờ
- Là tranh của đồng bào Dao, H'
Mông, sán Cháy, Tày, Nùng
- Là tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời
của đồmg bào dân tộc nhằm hướng
thiện, răn cái ác và cầu may mắn phúc
lành cho mọi người.
- Tranh vẽ thường dùng màu nguyên
chất (màu là bột khoáng lấy từ đá thiên
nhiên được pha với nhựa cây sung, cây
sơn. b. Thổ cẩm.
- Là nghệ thuật trang trí trên vải đặc sắc
được thể hiện bằng bàn tay khéo léo,
tinh xảo của người phụ nữ dân tộc.
- Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc như:
Dãy núi, cây thông, chim muông, các
hình ảnh con thú, hoa trái.
- Bố cục trang trí thường cân xứng, các
hoạ tiết được nhắc đi, nhắc lại.
2. Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây
nguyên
a. Nhà Rông
- Là ngôi nhà chung của buôn làng, có vị
trí tương tự như đình làng của người
Kinh ở miền xuôi
- Có phong tục làm nhà rất đẹp cho
người chết gọi là nhà mồ.
- Nhà Rông làm bằng gỗ, mái lợp cỏ
tranh hoặc lá cây.
b. Tượng gỗ Tây Nguyên (Tượng nhà
mồ)
- Tượng nhà mồ Tây nguyên như bản
hợp ca về cuộc sống con người và thiên
nhiên vừa hoang sơ, với ngôn ngữ tạo
hình, tạo khối đơn giản, giàu tính tượng
trưng, khái quát.
3. Tháp Chăm và điêu khắc Chăm
a. Tháp Chăm: Là công trình kiến trúc
độc đáo của dân tộc Chăm. Tháp có cấu
trúc hình vuông nhiều tầng
b. Điêu khắc Chăm: Là công trình kiến
trúc độc đáo của dân tộc Chăm. Tháp có
cấu trúc hình vuông nhiều tầng.
* HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
- Giáo viên đặt 1 số câu hỏi giúp học sinh củng cố lại kiến thức bài học
? Em hãy nêu đặc điểm của tranh thờ, thổ cẩm, nhà rông và tượng nhà mồ
- HS: Trả lời cá nhân
- GV nhận xét, khích lệ, động viên, chấm điểm cho học sinh.
* HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
- Y/c HS trao đổi bàn, trả lời câu hỏi:
? Qua bài học em có cảm nhận gì về vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của mĩ thuật các
dân tộc ít người ở Việt Nam trong nền mĩ thuật Việt Nam.
? Em hãy đề xuất các biện pháp để bảo tồn mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt
Nam? Là HS em có thể thực hiện được biện pháp nào để bảo tồn giá trị mĩ thuật
của dân tộc mình?
* HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
- Về nhà học sinh làm mô hình nhà sàn bằng bìa cát tông hoặc tre, gỗ, diêm...
- Thêu 1 sản phẩm thổ cẩm và mang sản phẩm chia sẻ với bạn mình.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Đọc trước bài, tìm hiểu về cách vẽ dáng người.
- Chuẩn bị giấy A4, chì, màu, tẩy.
File đính kèm:
- giao_an_mi_thuat_lop_9_bai_13_thuong_thuc_mi_thuat_so_luoc_v.pdf